Bị Zona kiêng ăn gì? 9 loại thực phẩm nên kiêng và 6 loại nên ăn

Zona thần kinh hay còn gọi là bệnh giời leo gây ra những vết mụn nước, phồng rộp rất khó chịu. Vậy bị zona nên kiêng ăn gì để phục hồi hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Docosan nhé!

Zona thần kinh là bệnh gì?

Bệnh zona do virus VZV gây ra, cùng loại virus với bệnh thủy đậu. Triệu chứng điển hình của zona là nổi những vết mụn nước, phát ban, phồng rộp, tập trung một bên cơ thể (vùng cổ, mắt, mặt). Zona thần kinh thường không nguy hiểm đến tính mạng và có thể phòng ngừa bằng vaccine. Một vài dấu hiệu của bệnh zona:

  • Đau, nóng rát, ngứa.
  • Phát ban đỏ sau khi đau vài ngày.
  • Nốt mụn nước bị vỡ, tràn dịch và tạo vảy.
  • Sốt, đau đầu, mệt mỏi.
Người bị zona thường bị nổi mụn nước, phát ban một bên cơ thể
Người bị zona thường bị nổi mụn nước, phát ban một bên cơ thể

Nguyên nhân và biến chứng của bệnh

Nguyên nhân gây bệnh zona thần kinh

Hiện cơ chế gây bệnh zona chưa được chứng minh rõ ràng. Tuy nhiên, các nhà khoa học cho rằng zona có thể là do hai nguyên nhân sau:

  • Từng bị thủy đậu: Vì zona và thủy đậu cùng do một loại virus gây ra nên sau khi khỏi bệnh thủy đậu, virus có thể xâm nhập vào các tế bào thần kinh và ở trạng thái không hoạt động trong nhiều năm. Các virus này có thể di chuyển xuống da gây bệnh zona. Tuy nhiên, không phải ai bị thủy đậu cũng sẽ bị zona.
  • Suy giảm miễn dịch: Người cao tuổi, bệnh nhân hóa trị, xạ trị, người uống thuốc thải ghép thường bị suy giảm hệ thống miễn dịch, giảm khả năng chống chọi với bệnh nhiễm trùng, tăng nguy cơ mắc bệnh zona.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh zona thần kinh

Tuy triệu chứng chủ yếu của zona thần kinh là tại da thế nhưng zona vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm trên các cơ quan khác của cơ thể. Một số biến chứng gồm:

  • Đau thần kinh sau zona: Triệu chứng xảy ra sau khi ban, mụn nước đã lành, gây hội chứng đau thần kinh mạn tính, xuất hiện khoảng 3 tháng sau khi bị zona.
  • Mất thị lực: Zona quanh mắt có thể gây nhiễm trùng, dẫn đến mất thị lực.
  • Bệnh lý thần kinh khác: Zona gây liệt mặt, viêm não, ảnh hưởng đến thính giác và khả năng thăng bằng.
  • Nhiễm trùng da: Đây là loại biến chứng thường gặp khi các vết mụn nước, phồng rộp không được can thiệp, điều trị đúng cách.
Zona có thể gây mất thị lực khi nổi ban, mụn nước quanh mắt
Zona có thể gây mất thị lực khi nổi ban, mụn nước quanh mắt

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng thế nào đến người bị Zona?

Chế độ ăn giàu dinh dưỡng có thể cải thiện đáng kể chức năng miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch hoạt động hiệu quả, cơ thể sẽ chống chọi được các bệnh lý nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc bệnh zona.

Bị zona thần kinh nên ăn gì?

Thực phẩm chứa Lysine

Theo một số nghiên cứu, thực phẩm chứa acid amin lysine có tác dụng ức chế sự phát triển của các loại virus herpes, trong đó có zona. Bạn nên bổ sung vào bữa ăn các loại thức ăn giàu lysine như thịt đỏ, thịt gia cầm, trứng, đậu hạt, bã đậu nành,…

Thực phẩm giàu kẽm và vitamin A, B12, C, E

Bổ sung đầy đủ các khoáng chất và vitamin sẽ giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch, cơ thể dẻo dai, đủ sức chống lại bệnh tật. Một số thực phẩm bạn nên chọn:

  • Bổ sung kẽm: Thịt đỏ, động vật có vỏ, đậu gà, cá.
  • Vitamin A: Lòng đỏ trứng, gan bò, cá hồi, khoai lang, cà rốt.
  • Vitamin B12: Nghêu, bò, sữa, ngũ cốc, thịt bò:
  • Vitamin C: Ổi, rau mùi, kiwi, chanh.
  • Vitamin E: Hạt hướng dương, hạnh nhân, cá hồi, kiwi, bơ. Ngoài ra có thể bổ sung vitamin E thiên nhiên qua viên uống MEDICRAFTS để hỗ trợ trong việc điều trị và phục hồi khi bị bệnh zona thần kinh.
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn hỗ trợ tăng cường miễn dịch
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng vào chế độ ăn hỗ trợ tăng cường miễn dịch

Carbohydrate phức hợp

Carbohydrate phức hợp chứa hàm lượng lớn chất xơ, hỗ trợ giảm viêm và tăng cường sức khỏe. Bạn có thể chọn ăn bánh mì nguyên cám, khoai lang, yến mạch nguyên cám, gạo lứt, mì ống nguyên cám để bổ sung carbohydrat phức hợp.

Thực phẩm giàu protein

Các loại thực phẩm giàu protein như cá hồi, đậu xanh, hạt lanh, hạnh nhân hầu hết đều có khả năng hỗ trợ chữa bệnh zona tốt. Ví dụ như hoạt chất chlorophyll trong đậu xanh hay acid béo omega – 3 trong cá đều có khả năng chống viêm hiệu quả, giảm sưng phồng cho các vết ban, mụn nước.

Rau xanh

Độc tố từ virus zona có thể gây tích lũy acid trong cơ thể. Vì vậy bạn nên bổ sung rau xanh có tính kiềm để trung hòa acid vào thực đơn hằng ngày để cải thiện tình trạng này:

  • Rau diếp: Hỗ trợ thanh lọc gan, hệ bạch huyết, hai cơ quan dễ bị ảnh hưởng bởi zona.
  • Rau diếp Romaine: Chứa các thành phần an thần, giảm viêm thần kinh do zona.
  • Măng tây: Phần vỏ và ngọn chứa một số hợp chất ức chế sự phát triển của zona, đồng thời còn có tính kiềm mạnh.
Rau xanh bổ sung kiềm giúp trung hòa acid do độc tố zona gây ra
Rau xanh bổ sung kiềm giúp trung hòa acid do độc tố zona gây ra

Sữa chua

Sữa chua là sản phẩm giàu probiotic và lysine. Sự góp mặt của hai thành phần này giúp tăng khả năng ức chế virus zona, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

Bị zona kiêng ăn gì?

Thực phẩm chế biến sẵn

Thực phẩm chế biến sẵn như khoai tây chiên, thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh quy đều chứa acid béo omega – 6, đường và muối cao. Những yếu tố này sẽ góp phần làm suy yếu hệ miễn dịch trên người cao tuổi, tăng phản ứng viêm trên bệnh nhân zona.

Thực phẩm chứa Carbohydrates

Khác với carbohydrate phức hợp, carbohydrate thông thường sẽ có chỉ số đường huyết cao. Khi đường huyết tăng sẽ có xu hướng làm chậm lại quá trình sản xuất tế bào miễn dịch, kháng thể của cơ thể. Hậu quả là gây suy yếu hệ miễn dịch, làm trầm trọng thêm tình trạng viêm.

Carbohydrate làm tăng đường huyết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Carbohydrate làm tăng đường huyết, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Rượu, bia và các thức uống chứa cồn

Khi bị bệnh, bạn nên hạn chế uống rượu, bia và các thức uống có cồn. Rượu bia có thể tương tác với các thuốc bệnh nhân đang sử dụng, làm giảm hiệu quả điều trị và làm suy giảm sức khỏe miễn dịch.

Thực phẩm cay, nóng

Thực phẩm cay, nóng thường chứa hàm lượng cao hợp chất capsaicin, có tác dụng kích thích đầu dây thần kinh, tăng lưu lượng máu đến da, gây cảm giác khó chịu, nóng, ngứa rát. Vì vậy, ăn đồ cay sẽ các vết mụn nước, phồng rộp do zona gây ra trở nên trầm trọng, lâu lành hơn.

Chất béo bão hòa

Khi mắc bệnh zona, bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hòa như bơ, mỡ lợn, dầu thực vật, xúc xích, thịt xông khói vì sẽ tăng nguy cơ viêm toàn thân nghiêm trọng. Ngược lại, người bệnh zona nên bổ sung thực phẩm chứa chất béo không bão hòa để tăng cường sức khỏe miễn dịch.

Thực phẩm giàu chất béo bão hòa sẽ gây viêm toàn thân
Thực phẩm giàu chất béo bão hòa sẽ gây viêm toàn thân

Thực phẩm giàu arginine

Acid amin arginine trong socola, các loại hạt là một loại acid amin giúp cho virus zona tăng trưởng mạnh mẽ. Do đó, bạn nên tránh ăn các loại thức ăn này để mau chóng khỏi bệnh.

Thực phẩm chứa nhiều caffeine

Tiêu thụ một lượng caffeine vừa đủ cho một ngày thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng quá nhiều caffeine thì sẽ làm cơ thể bị mất nước, giảm khả năng chịu đau, tăng cảm giác khó chịu do zona, gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Các loại ngũ cốc tinh chế

Ngũ cốc tinh chế là loại ngũ cốc đã được loại bỏ phần vỏ cám và mầm nhằm cung cấp năng lượng nhanh chóng cho chúng ta. Thế nhưng, loại ngũ cốc này lại bị thiếu hụt rất lớn các chất dinh dưỡng như chất xơ, vitamin B, khoáng chất gây giảm đề kháng và làm chậm quá trình hồi phục của bệnh zona. Một số loại ngũ cốc tinh chế phổ biến:

  • Gạo trắng: Gạo trắng là loại gạo phổ biến nhất, được nhiều người dùng nhưng lại nghèo chất xơ.
  • Bột mì trắng: Bột mì trắng được sử dụng để làm bánh mì, bánh ngọt, mì ống…
  • Ngũ cốc ăn sáng: Nhiều loại ngũ cốc ăn sáng có chứa nhiều đường và chất tinh bột, ít chất xơ.

Nguyên nhân nên hạn chế ngũ cốc tinh chế khi bị zona thần kinh:

  • Làm tăng đường huyết: Ngũ cốc tinh chế cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, đặc biệt là đường. Đường huyết tăng cao sẽ làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng của cơ thể.
  • Thiếu chất xơ: Ngũ cốc tinh chế chứa rất ít chất xơ. Chất xơ giúp ổn định đường huyết, tăng cường hệ tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch.
  • Gây viêm: Một số nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ nhiều ngũ cốc tinh chế có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Ngũ cốc tinh chế nghèo chất xơ, không tốt cho người bệnh zona
Ngũ cốc tinh chế nghèo chất xơ, không tốt cho người bệnh zona

Thực phẩm chứa Gelatin

Hiện nay, gelatin được ứng dụng như một chất tạo đông trong thực phẩm. Theo một số nghiên cứu, gelatin có tác động thúc đẩy sự phát triển của virus gây zona thần kinh. Thực phẩm chứa gelatin:

  • Thịt đông: Món ăn truyền thống thường được làm từ thịt, xương và gelatin.
  • Chả giò: Vỏ chả giò thường được làm từ bột gạo và gelatin.
  • Kẹo dẻo: Kẹo dẻo có chứa một lượng lớn gelatin.
  • Thạch: Thạch là một loại món tráng miệng được làm từ gelatin và nước trái cây.

Nguyên nhân nên hạn chế thực phẩm chứa gelatin khi bị zona thần kinh:

  • Thúc đẩy sự phát triển của virus: Gelatin cung cấp môi trường thuận lợi cho virus gây bệnh zona phát triển.
  • Làm chậm quá trình hồi phục: Việc tiêu thụ gelatin có thể làm chậm quá trình lành vết thương và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Một số lưu ý khi chăm sóc sức khỏe người bị zona thần kinh

Người bệnh zona và người thân nên lưu ý một số điều sau đây để rút ngắn thời gian hồi phục, nâng cao hiệu quả điều trị zona:

  • Mặc quần áo rộng, thoái mái: Quần áo rộng rãi sẽ tránh tiếp xúc, cọ xát với các vết thương, bỏng do zona gây ra, giảm kích ứng và ngứa cho da. Quần áo phải luôn sạch sẽ, khô thoáng để tránh nhiễm trùng.
  • Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: Bạn nên ăn theo chế độ ăn dành cho người bệnh zona, lưu ý những thực phẩm nên ăn và nên kiêng, đồng thời đảm bảo ngủ đủ giấc.
  • Tập thể dục vừa phải: Tập thể dục hỗ trợ cải thiện tuần hoàn máu, kích thích tái tạo da bị tổn thương nhanh hơn. Bạn nên tránh rèn luyện cường độ mạnh vì có thể làm rách vết thương.

Biện pháp phòng ngừa bệnh zona thần kinh

Ai cũng có nguy cơ mắc zona thần kinh. Do vậy, bạn nên áp dụng các biện pháp sau để phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe bản thân:

  • Tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu, zona.
  • Tránh tiếp xúc với người bị zona khi cơ thể có vết thương, mụn nước.
  • Ngủ đủ giấc.
  • Không uống rượu bia.
  • Chế độ sinh hoạt lành mạnh.
Tiêm vaccine phòng bệnh là cách ngừa bệnh zona hiệu quả
Tiêm vaccine phòng bệnh là cách ngừa bệnh zona hiệu quả

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bất thường

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ zona như mụn nước, phồng rộp một bên, ngứa, đau, khó chịu. Một số mốc thời gian quan trọng bạn cần lưu ý:

  • 3 ngày đầu sau khi xuất hiện triệu chứng.
  • 10 ngày sau khi điều trị zona mà không thuyên giảm, cải thiện.

Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín

Khi mắc bệnh zona, bạn nên đến chuyên khoa da liễu, thần kinh của các bệnh viện để được tư vấn điều trị tốt nhất. Một vài bệnh viện bạn có thể tham khảo:

Xem thêm:

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình hồi phục của bệnh zona. Vì vậy, người bệnh zona nên tuân thủ chế độ ăn hợp lý, nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để mau chóng hồi phục.

Tài liệu tham khảo:

1. Shingles

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/shingles/symptoms-causes/syc-20353054
  • Ngày tham khảo: 24/10/2024

2. What Not to Eat if You Have Shingles

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/foods-to-avoid-during-shingles-attack
  • Ngày tham khảo: 24/10/2024

3. The Ultimate List Of Foods To Avoid During A Shingles Attack

  • Link tham khảo: https://healthmatch.io/shingles/foods-to-avoid-during-shingles-attack
  • Ngày tham khảo: 24/10/2024

4. Which foods should people avoid during a shingles attack?

  • Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/foods-to-avoid-during-a-shingles-attack
  • Ngày tham khảo: 24/10/2024

Contact Me on Zalo