Châm cứu chữa mất ngủ: bí quyết tự nhiên, an toàn, hiệu quả cao

Châm cứu là một trong những phương pháp y khoa hiệu quả giúp cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần. Trong những năm gần đây, châm cứu chữa mất ngủ trở nên phổ biến khi ngày càng nhiều người tìm kiếm các phương pháp thay thế cho thuốc ngủ truyền thống. Hãy cùng Docosan tìm hiểu các phương pháp châm cứu chữa mất ngủ qua bài viết dưới đây.

Vì sao châm cứu chữa được mất ngủ?

Theo Y học cổ truyền, châm cứu có thể điều hòa âm dương để tăng cường sức khỏe và đào thải các tác nhân gây bệnh, từ đó cải thiện giấc ngủ. Các chuyên gia châm cứu lựa chọn những huyệt đạo cụ thể để tác động vào dòng chảy khí huyết trong các kinh lạc. Bằng cách này, họ có thể loại bỏ các tắc nghẽn, giúp khí huyết lưu thông thuận lợi và giải quyết các vấn đề sức khỏe như đau nhức, mất ngủ.

Ngoài ra, theo y học hiện đại, châm cứu có thể làm tăng hàm lượng axit γ-amino butyric – một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng dịu thần kinh và cải thiện chất lượng giấc ngủ.

Châm cứu là phương pháp giúp giải quyết tình trạng tắc nghẽn khí huyết
Châm cứu là phương pháp giúp giải quyết tình trạng tắc nghẽn khí huyết

Hiệu quả của châm cứu trị mất ngủ như thế nào?

Châm cứu đã được chứng minh là một phương pháp hiệu quả trong việc cải thiện chất lượng giấc ngủ, đặc biệt đối với những người gặp khó khăn trong việc duy trì giấc ngủ sâu hoặc thường xuyên thức giấc giữa đêm. Những lợi ích đáng kể của việc châm cứu trị mất ngủ là:

  • Cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Giảm tình trạng thức giấc vào ban đêm.
  • Tăng tổng thời gian ngủ.
  • Giảm lo lắng, căng thẳng.
  • Giảm đau.

Phương pháp châm cứu có thể mang lại hiệu quả chỉ sau 2 – 3 buổi trị liệu hoặc nhiều hơn tùy vào tình trạng sức khỏe của bạn. Hãy tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ sẽ giúp bạn đạt được hiệu quả tốt nhất.

Châm cứu giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi
Châm cứu giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi

Các huyệt châm cứu chữa mất ngủ

Một số huyệt châm cứu giúp chữa mất ngủ như là:

  • Huyệt Tam âm giao: Có thể giúp điều trị chứng mất ngủ, đau bụng kinh, các vấn đề về tiết niệu và một số vấn đề khác ở vùng chậu. Huyệt này nằm ở chỗ lõm bờ sau xương chày, trên mắt cá chân đo lên 3 thốn. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, phụ nữ mang thai không nên kích thích huyệt này.
  • Huyệt Thái xung: Giúp cải thiện chứng mất ngủ không rõ nguyên nhân, cũng như tình trạng mất ngủ liên quan đến căng thẳng và lo lắng. Bạn có thể xác định huyệt này tại vị trí khe giữa ngón chân cái và ngón thứ 2, ở vùng lõm của 2 đầu xương ngón chân.
  • Huyệt Thái khê: Một số nghiên cứu y khoa ghi nhận rằng khi kích thích huyệt Thái Khê sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ và hạ huyết áp ở người trung niên và lớn tuổi bị tăng huyết áp. Huyệt này nằm ngay phía trên gót chân về phía mặt trong của bàn chân.
  • Huyệt Nội quan: Huyệt Nội quan nằm ở cẳng tay trong và giữa hai gân. Bên cạnh giúp bạn ngủ ngon, huyệt này có tác dụng làm dịu cơn buồn nôn, đau dạ dày và đau đầu.
  • Huyệt An miên: Trong châm cứu và bấm huyệt, An Miên là huyệt thường dùng để điều trị chứng mất ngủ, giảm lo âu, chóng mặt và đau đầu. Huyệt An Miên nằm ở hai bên cổ, và ngay sau phần xương nhô ra sau mỗi dái tai.
  • Huyệt Dũng tuyền: Huyệt Dũng tuyền nằm ở chỗ lõm nhỏ xuất hiện ngay phía trên giữa bàn chân khi bạn cong ngón chân vào trong. Kích thích huyệt đạo này sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng và ngủ ngon.
  • Huyệt Thần môn: Huyệt Thần môn nằm ở mặt dưới của cổ tay, ngay dưới lòng bàn tay. Bạn có thể xác định huyệt này bằng cách uốn cong bàn tay về phía trước một chút và tìm nếp gấp. Sau đó, ấn vào phần ngoài cùng của nếp gấp này, về phía gần ngón út nhất. Các nhà nghiên cứu ghi nhận kết quả tích cực khi châm cứu hay bấm huyệt tại vị trí huyệt Thần môn trên nhóm bệnh nhân mắc rối loạn giấc ngủAlzheimer. Khi thực hiện châm cứu hàng ngày vào huyệt này giúp cải thiện thời gian và chất lượng giấc ngủ, đồng thời làm giảm các triệu chứng rối loạn giấc ngủ.
Kích thích huyệt Dũng tuyền ở bàn chân sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn
Kích thích huyệt Dũng tuyền ở bàn chân sẽ giúp bạn ngủ ngon hơn

Cách châm cứu chữa mất ngủ

Mất ngủ do Tâm Tỳ hư

Mất ngủ do tâm tỳ hư có các triệu chứng phổ biến như thức trắng đêm, đánh trống ngực và thường mộng mị nhiều. Triệu chứng thường nặng hơn khi bạn lao động nặng, áp lực, stress, tim hồi hộp, chân tay ủ rũ, … Phương pháp châm cứu được thực hiện như sau: châm cứu hằng ngày tại các huyệt Cách du, Tâm du, Tỳ du, Tam âm giao, Thần môn, Túc tam lý, Công tôn.

Mất ngủ do Thận âm suy kém

Triệu chứng phổ biến của chứng Thận âm suy kém: thường xuyên mất ngủ, đổ mồ hôi đêm, bồn chồn, khó chịu, đánh trống ngực, nóng bức, buồn bực, có thể có biểu hiện di tinh ở nam giới và bạch đói ở phụ nữ. Phương pháp châm cứu: Thận du, Thái khê (châm bổ hoặc cứu), Tâm du, Đại lăng (tả nhẹ), Bách hội, Tứ thần thông, Thông lý, Tam âm giao, Phi dương…

Mất ngủ do Can đởm hỏa vượng

Triệu chứng phổ biến của chứng bệnh này là khó đi vào giấc ngủ, thường xuyên căng thẳng, bực bội, đau tức ngực, chóng mặt hay chu kỳ kinh nguyệt không đều, … Phương pháp châm cứu: Can du, Đởm du, Thái xung (châm tả), Đại lăng (Châm tả), Nội quan, Hợp cốc, Quang minh, Bách hội, Tứ thần thông.

Mất ngủ do vị khí không điều hoà

Triệu chứng phổ biến: mất ngủ, dễ bị kích động; hai bên sườn đau nhức, sau nôn thì giảm đau; ợ hơi liên tục, hơi thở có mùi khó chịu. Phương pháp châm cứu: Trung quản, Túc tam lý, Nội quan,Vị du, Lương khâu, Công tôn, Thái bạch, Phong long (châm bổ), Tỳ du (châm bổ). Cần kết hợp tránh ăn các thực phẩm gây khó tiêu.

Tuỳ vào nguyên nhân mất ngủ mà sẽ có phương pháp châm cứu điều trị phù hợp
Tuỳ vào nguyên nhân mất ngủ mà sẽ có phương pháp châm cứu điều trị phù hợp

Chỉ định và chống chỉ định châm cứu chữa mất ngủ

Chỉ định

Châm cứu là phương pháp điều trị an toàn và không dùng thuốc cho chứng mất ngủ ở bệnh nhân có các triệu chứng như:

  • Mất ngủ không rõ nguyên nhân hay tổn thương thực thể.
  • Mất ngủ liên quan đến chứng trầm cảm, căng thẳng, lo âu.
  • Phụ nữ mãn kinh.
  • Người được chẩn đoán có tình trạng đau mãn tính.

Chống chỉ định

Tuy châm cứu là một phương pháp đem lại nhiều lợi ích, nhưng không phải có thể châm cứu ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể. Một số trường hợp không thể châm cứu như là:

  • Vị trí huyệt đạo châm cứu có tổn thương, lở loét hay nhiễm trùng.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần được tư vấn bởi bác sĩ trước khi thực hiện liệu pháp trị liệu này.
  • Bệnh nhân cấp cứu.
  • Người có trạng thái mệt mỏi như vừa lao động xong, đói hay sau khi sử dụng chất kích thích.
Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi châm cứu cho phụ nữ có thai và cho con bú
Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi châm cứu cho phụ nữ có thai và cho con bú

Lưu ý khi châm cứu chữa mất ngủ

Châm cứu thường được coi là an toàn và rất khó xảy ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp y khoa nào cũng cần có những lưu ý quan trọng để hạn chế nguy cơ có thể xảy ra. Châm cứu có nguy cơ nhiễm trùng, kích ứng da và lây truyền bệnh. Vì vậy, cần sử dụng kim vô trùng và thực hiện ở các cơ sở châm cứu được cấp phép đạt chuẩn.

Khi bạn có các tình trạng sau, nên tham khảo ý kiến bác sĩ châm cứu trước khi thực hiện điều trị:

  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Người mắc chứng rối loạn chảy máu hoặc đang dùng thuốc làm loãng máu.
  • Người đeo máy tạo nhịp tim không nên châm cứu điện.
  • Người bị suy giảm miễn dịch nên tránh châm cứu.

Xem thêm:

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mất ngủ liên quan đến thiếu hụt vitamin B, như rối loạn tâm trạng, căng thẳng, mệt mỏi, khó tập trung. Sản phẩm bổ sung Vitamin B cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện giấc ngủ, giảm căng thẳng và mệt mỏi cho người bị mất ngủ. Như vậy, châm cứu chữa mất ngủ mang đến những cải thiện tích cực cho tình trạng của bạn. Hãy duy trì thói quen ngủ lành mạnh cùng với châm cứu sẽ giúp bạn ngăn ngừa các triệu chứng mất ngủ quay trở lại. Hãy chia sẻ bài viết hữu ích này đến mọi người xung quanh nhé.

Tài liệu tham khảo:

1. Acupuncture for Insomnia: Everything You Need to Know

  • Link tham khảo: https://www.sleepfoundation.org/insomnia/acupuncture-for-insomnia
  • Ngày tham khảo: 09/10/2024

2. 5 Pressure Points for Sleep

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/pressure-points-for-sleep
  • Ngày tham khảo: 09/10/2024

3. Pressure points to help you fall asleep

  • Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/327274
  • Ngày tham khảo: 09/10/2024

4. Acupuncture for Treatment of Insomnia: A Systematic Review of Randomized Controlled Trials

  • Link tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3156618/
  • Ngày tham khảo: 09/10/2024
Contact Me on Zalo