Chữa trị tê bì chân tay bằng châm cứu an toàn, hiệu quả

Ngày nay, ngoài phương pháp điều trị Tây Y, Đông Y cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả, đặc biệt đối với bệnh nhân bị tê bì chân tay. Theo y học cổ truyền, châm cứu tê bì chân tay giúp lưu thông máu huyết, giảm các triệu chứng nhức mỏi. Hãy cùng Docosan tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp châm cứu tê bì chân tay giúp bạn cải thiện tình trạng khó chịu này qua bài viết dưới đây.

Vì sao châm cứu chữa được tê bì chân tay hiệu quả?

Tê bì chân tay thường xuất hiện khi khí huyết lưu thông không đều, gây cản trở quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho các tế bào. Châm cứu sẽ tác động vào các huyệt đạo cụ thể, giúp thông kinh hoạt lạc, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giảm đau nhức và tê bì. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng châm cứu tê bì chân tay giúp cải thiện sự dẫn truyền thần kinh. Tổ chức Y tế Thế giới – WHO công nhận châm cứu là phương pháp hữu ích cho các triệu chứng liên quan đến thần kinh. Phương pháp điều trị châm cứu tê bì chân tay mang lại kết quả tích cực lâu dài, giảm tình trạng tê ở bàn chân đồng thời giúp tăng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Một nghiên cứu trên 10 bị tê bì, đau nhức do các bệnh về thần kinh ngoại biên đã cho thấy kết quả khả quan khi áp dụng phương pháp châm cứu. Bằng cách kết hợp kiến thức về giải phẫu thần kinh và kinh lạc, các chuyên gia đã thiết kế một phác đồ điều trị tiêu chuẩn. Sau một liệu trình châm cứu, tất cả bệnh nhân đều báo cáo giảm đau đáng kể và cải thiện các triệu chứng lâm sàng, cho thấy tiềm năng lớn của châm cứu trong điều trị các bệnh lý thần kinh ngoại biên.

Phương pháp điều trị châm cứu tê bì chân tay mang lại kết quả tích cực lâu dài
Phương pháp điều trị châm cứu tê bì chân tay mang lại kết quả tích cực lâu dài

Các huyệt châm cứu chữa tê chân

Nguyên nhân dẫn đến tê chân có thể là do lười vận động, giữ yên một tư thế quá lâu, chế độ dinh dưỡng không hợp lý và do áp lực cuộc sống, Ngoài ra, chấn thương cũng có thể dẫn đến tình trạng tê chân. Bạn có thể tự bấm vào các huyệt đạo cụ thể bằng tay hoặc que bấm huyệt để giúp giảm tê chân. Việc tìm hiểu vị trí các huyệt đạo này giúp bạn tự thực hiện các kỹ thuật chăm sóc đơn giản này ở bất cứ đâu và bất cứ lúc nào. Hãy cùng tìm hiểu vị trí các huyệt đạo sau:

  • Huyệt Côn lôn (BL60)

Côn lôn nằm ở vị trí lõm giữa đầu mắt cá chân ngoài và mép ngoài của gân Achilles. Khi bạn dùng ngón tay cái hoặc ngón trỏ ấn hay chuyển động tròn hoặc châm cứu tại huyệt đạo này sẽ giúp làm giảm tê và ngứa ran ở bàn chân.

  • Huyệt Thái xung (LR3)

Khi bạn thực hiện thao tác châm cứu hoặc kích thích bằng cách ấn hay xoay tròn vào huyệt Thái xung cũng sẽ làm giảm tê và ngứa ran ở bàn chân. Huyệt này nằm trên bàn chân, cách khoảng hai ngón tay so với vị trí da nối giữa ngón chân cái và ngón chân kế cận.

  • Huyệt Túc tam lý (ST36)

Huyệt Túc tam lý có thể làm giảm tê và ngứa ran ở bàn chân và chân. Đây là huyệt nằm ở bắp chân ngoài, cách khoảng bốn ngón tay về phía dưới xương đầu gối.

  • Huyệt Dũng tuyền (KI1)

Khi bạn châm cứu tại vị trí huyệt Dũng tuyền sẽ giúp bạn giảm đau, sưng và tê ở bàn chân. Huyệt đạo này nằm ở giữa lòng bàn chân, giữa xương bàn chân thứ hai và thứ ba, ngay vị trí lõm hình thành khi bàn chân được gấp lại.

Bạn có thể tự bấm vào các huyệt đạo cụ thể bằng tay hoặc que bấm huyệt để giúp giảm tê chân
Bạn có thể tự bấm vào các huyệt đạo cụ thể bằng tay hoặc que bấm huyệt để giúp giảm tê chân

Các huyệt châm cứu chữa tê tay

Tê tay thường do tổn thương, kích ứng hoặc chèn ép các dây thần kinh ở cánh tay và cổ tay. Khi kích thích các điểm huyệt cụ thể bằng cách xoa bóp hoặc châm cứu có thể giúp giảm các triệu chứng khó chịu như tê và ngứa ran ở ngón tay, bàn tay và cẳng tay.

  • Đại Lăng (PC7)

Đại Lăng nằm ở vị trí nhô cao ở cổ tay và có hình dáng giống gò má. Huyệt này có nhiều tác dụng như giảm đau nhức cổ tay, khuỷu tay, đồng thời còn giúp giảm tình trạng tiêu hóa kém, chướng bụng.

  • Nội quan (PC6)

Nội quan là huyệt nằm ở giữa cổ tay, cách lòng bàn tay khoảng hai ngón tay. Bạn có thể dùng ngón cái hoặc ngón trỏ ấn hoặc châm cứu vào vị trí trên cả hai tay sẽ giúp cải thiện chứng tê tay..

  • Dương Tây (LI5)

Dương Tây nằm ở cổ tay quay, ngay vị trí lõm giữa các gân cơ cổ tay. Kích thích huyệt Dương Tây không chỉ giúp giảm đau cổ tay, mà còn có tác dụng chữa đau tai, cứng ngón tay và đau răng.

  • Hợp Cố (LI4)

Hợp Cố thường được châm cứu hay ấn bằng ngón trỏ và xoay tròn sẽ giúp giảm tê ở bàn tay và cánh tay. Huyệt này nằm ở vị trí cao nhất của cơ khi ngón cái và ngón trỏ được đưa lại gần nhau.

  • Ngoại quan (TB5)

Ngoại quan nằm ở mặt sau cổ tay và cách nếp gấp cổ tay hai ngón tay. Khi bạn ấn vào đây sẽ giúp giảm đau khuỷu tay, cổ tay và bàn tay. Điểm huyệt đạo này cũng giúp giảm các triệu chứng đau nửa đầuđau đầu.

Tê tay thường do tổn thương, kích ứng hoặc chèn ép các dây thần kinh ở cánh tay và cổ tay
Tê tay thường do tổn thương, kích ứng hoặc chèn ép các dây thần kinh ở cánh tay và cổ tay

Xem thêm: 

NATB cung cấp vitamin nhóm B giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, giảm tê bì và đau nhức tay chân. Vitamin B1 giúp duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, B12 hỗ trợ tạo máu và tuần hoàn máu, B6 giúp điều hòa hoạt động của hệ thần kinh. Tê bì chân tay thường gây ảnh hưởng khó chịu đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, nếu bạn gặp tình trạng này ở mức độ nhẹ đến trung bình, liệu pháp bấm huyệt và châm cứu tê bì chân tay là phương pháp hữu ích giúp bạn kiểm soát các triệu chứng tê và ngứa ran. Hãy đến các cơ sở chăm sóc y học cổ truyền uy tín để được thực hiện châm cứu hay bạn có thể tự ấn các huyệt đạo này tại nhà để cải thiện triệu chứng. Hãy chia sẻ bài viết hữu ích này đến mọi người xung quanh nhé. Tài liệu tham khảo: 2. What Pressure Points Relieve Carpal Tunnel Symptoms?

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/carpal-tunnel-pressure-points
  • Ngày tham khảo: 10/10/2024.

1. Introducing a Standardized Acupuncture Protocol for Peripheral Neuropathy: A Case Series

  • Link tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5733739/
  • Ngày tham khảo: 10/10/2024.
Contact Me on Zalo