Bài viết được tham khảo từ Bác sĩ Lê Khắc Bảo và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com
Tầm soát ung thư là phương pháp phát hiện ung thư trước khi một người có bất kỳ triệu chứng nào. Điều này có thể giúp tìm ra ung thư ở giai đoạn đầu. Loại ung thư này nếu phát hiện sớm, phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị thì khả năng chữa khỏi rất cao. Do vậy, việc phát hiện sớm ung thư phổi đóng vai trò rất quan trọng. Vào thời điểm xuất hiện các triệu chứng ung thư phổi, đây là dấu hiệu ung thư bắt đầu di căn. Hãy cùng Docosan tìm hiểu tầm soát ung thư phổi là gì và ai là những đối tượng phù hợp để thực hiện nhé!
Tóm tắt nội dung
1. Ung thư phổi là gì & các yếu tố tăng ung thư phổi
Ung thư phổi:
Ung thư phổi là căn bệnh Ung bướu nguy hiểm hàng đầu. Theo thống kê mới nhất, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư phổi ở Việt Nam là 20.000 người mắc mới mỗi năm, trong đó có tới 17.000 người tử vong.
Ung thư phổi được chia ra thành 2 loại chính: Ung thư phổi tế bào không nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong đó ung thư phổi tế bào không nhỏ chiếm 80% các trường hợp ung thư.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư phổi:
- Hút thuốc lá, hút thuốc lá thụ động: Hơn 90% nguyên nhân gây ung thư phổi là hút thuốc lá và hít phải khói thuốc lá do người khác hút. Ngoài ra, thuốc lào cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh tại Việt Nam.
- Khí radon, amiăng, không khí ô nhiễm, tiền căn xạ trị vào phổi.
- Môi trường làm việc nhiều khói bụi, đặc biệt là trong quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than.
- Yếu tố di truyền, gia đình có người bị ung thư phổi.
2. Đối tượng nên tầm soát ung thư phổi:
- Người từ 50 tuổi trở lên, không hút thuốc hoặc hút thuốc ít, từng hút thuốc nhiều nhưng đã ngưng trên 15 năm.
- Người từ 50 tuổi, hút thuốc 30 gói/năm, một gói mỗi ngày trong 30 năm hoặc 2 gói mỗi ngày trong 15 năm.
- Người không hút thuốc lá nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc.
- Người có người thân trong gia đình mắc ung thư phổi.
3. Các phương pháp tầm soát ung thư phổi hiện nay
Nhiều người mắc ung thư phổi hầu như không biểu hiện dấu hiệu và triệu chứng trong quá trình tiến triển. Vì vậy, việc chẩn đoán ung thư phổi sớm cần dựa vào các phương pháp: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư, sinh thiết phổi.
Chẩn đoán hình ảnh
- Chụp X-Quang phổi: Phương pháp này giúp phát hiện được những đám mờ, hình ảnh tràn dịch màng phổi, xác định vị trí, kích thước, hình thái phổi bị tổn thương. Tuy nhiên điểm hạn chế của X-Quang là không phân biệt được chính xác bệnh ung thư phổi với một số bệnh khác về phổi.
- Chụp CT cắt lớp: Phương pháp này giúp phát hiện được những thay đổi nhỏ nhất của phổi. Kết quả hình ảnh của phương pháp chụp CT có thể xác định chính xác hơn vị trí khối u, kích thước và đánh giá được mức độ xâm lấn của khối u.
- Siêu âm ổ bụng: Khi xác định được vị trí khối u, bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm ổ bụng để xác định liệu tế bào ung thư đã di căn đến bụng hay chưa.
Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư phổi
Các dấu ấn ung thư thường được sử dụng nhiều nhất là: NSE (Neuron specific eno-lase),CEA (Carcinoembryonic antigen) và CYFRA 21-1 (Cytokeratin fragments), ProGRP.
- NSE được sử dụng để chẩn đoán, đánh giá giai đoạn bệnh và theo dõi hiệu quả điều trị ở các bệnh nhân có ung thư phổi tế bào nhỏ.
- CEA giúp phát hiện ung thư sớm.
- CYFRA 21-1: Xét nghiệm dấu ấn khối u CYFRA 21-1 là xét nghiệm máu quan trọng góp phần phát hiện ung thư phổi tế bào không nhỏ.
- ProGRP hữu ích trong chẩn đoán phân biệt khối u phổi như ung thư phổi tế bào nhỏ và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nữ giới từ Docosan
Ngoài ra, mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nam giới từ Docosan.
Sinh thiết phổi
Nếu như trong quá trình khám có phát hiện khối u hoặc nghi ngờ ung thư, bác sĩ có thể chỉ định thêm sinh thiết để xác định xem khối u là lành tính hay ác tính.
Sinh thiết phổi là việc lấy một mẫu tế bào từ khối u để kiểm tra. Mẫu tế bào lấy ra sẽ được nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán xác định.
Tuy nhiên tầm soát ung thư phổi chỉ được khuyến nghị cho những người trưởng thành có nguy cơ cao phát triển bệnh do tiền sử hút thuốc và tuổi tác của họ.Nếu bạn đang có ý định tầm soát ung thư phổi, hãy tìm hiểu với các bác sĩ uy tín hàng đầu. Nếu tầm soát ung thư phổi phù hợp với bạn, bạn có thể tham khảo việc thực hiện tầm soát ung thư tại https://dnamedical.vn/ung-thu-di-truyen-tong-quat . Docosan hi vọng qua bài viết bạn đã có thêm kiến thức về việc tầm soát ung thư phổi hiện nay.
Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm MARKER nhận biết/đánh giá nguy cơ ung thư (Nam&Nữ) có tại Docosan.
Nguồn tham khảo: mayoclinic