Đái tháo đường thai kỳ nên ăn trái cây gì? Lưu ý cho mẹ bầu

Trái cây là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của bà bầu, cung cấp nguồn vitamin, khoáng chất và chất xơ dồi dào. Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu đang mang thai và mắc bệnh tiểu đường, việc lựa chọn loại trái cây nào để bổ sung vào thực đơn hàng ngày là điều cần cân nhắc kỹ lưỡng. Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về loại trái cây nào tốt cho bà bầu bị tiểu đường, lượng ăn hợp lý và những lợi ích mà chúng mang lại cho cả mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết tăng cao trong thời kỳ mang thai, được xếp vào nhóm đái tháo đường và thường biến mất sau khi sinh. Tình trạng này có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn ở nửa sau của thai kỳ, cụ thể là từ tuần thứ 24 đến tuần thứ 28. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không thể sản xuất đủ insulin để đáp ứng nhu cầu tăng cao trong thai kỳ, từ đó khiến lượng đường trong máu không được kiểm soát và tăng cao.

Tiểu đường thai kỳ là gì
Tiểu đường thai kỳ là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của đái tháo đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường không có triệu chứng cụ thể và chỉ được phát hiện khi xét nghiệm đường huyết trong quá trình sàng lọc bệnh. Một vài biểu hiện có thể sử dụng để xem xét tình trạng:

  • Hay khát nước hơn
  • Đi tiểu thường xuyên hơn 
  • Miệng khô
  • Mệt mỏi
  • Mờ mắt
  • Ngứa bộ phận sinh dục 
Mệt mỏi có thể là dấu hiệu của đái tháo đương thai kỳ
Mệt mỏi có thể là dấu hiệu của đái tháo đương thai kỳ

Nguyên nhân gây đái tháo đường thai kỳ

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ được cho rằng do những thay đổi về hormone và cách cơ thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Trong thời kỳ mang thai, hormone từ nhau thai có thể can thiệp vào cách insulin hoạt động khiến insulin không điều chỉnh lượng đường trong máu như bình thường hoặc cơ thể không sản xuất đủ insulin, dẫn đến bệnh tiểu đường thai kỳ.

Những thay đổi về hormone can thiệp vào cách Insulin hoạt động
Những thay đổi về hormone can thiệp vào cách Insulin hoạt động

Chế độ ăn uống cho bệnh đái tháo đường thai kỳ

Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng ở người mắc đái tháo đường thai kỳ có thể giúp kiểm soát các triệu chứng mà không cần dùng thuốc. Có những nguyên tắc cơ bản về chế độ ăn cho đái tháo đường thai kỳ:

Tăng protein trong mỗi bữa ăn.

Tăng lượng protein từ các loại thịt, cá, hải sản, đậu, hạt… giúp cơ thể no lâu hơn là một cách để làm chậm tiêu thụ carbohydrate – nguyên nhân gây tăng đường huyết, từ đó giúp ổn định đường huyết

Protein có nhiều trong các loại thịt, cá, hải sản, đậu, hạt
Protein có nhiều trong các loại thịt, cá, hải sản, đậu, hạt

Bổ sung trái cây và rau củ vào chế độ ăn

Chất xơ là một trong những loại chất được ưu tiên tăng trong khẩu phần ăn của người bệnh đái tháo đường nói chung và đái tháo đường thai kỳ nói riêng, nên tăng gấp rưỡi lượng rau trong mỗi bữa ăn và bổ sung trái cây vào bữa phụ để bổ sung chất xơ, các vitamin và khoáng chất cần thiết, để tránh tăng đường huyết sau bữa ăn.

Nên tăng cường bổ sung trái cây và rau củ
Nên tăng cường bổ sung trái cây và rau củ

Hạn chế hoặc tránh thực phẩm chế biến sẵn.

Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều đường, muối, chất béo bão hòa, chất bảo quản, có thể làm tăng đường huyết đột ngột và gây hại cho sức khỏe. Thay vào đó nên tự nấu ăn tại nhà để tự kiểm soát được lượng gia vị nạp vào.

Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho đái tháo đường thai kỳ
Thực phẩm chế biến sẵn không tốt cho đái tháo đường thai kỳ

Tránh ăn quá nhiều.

Ăn quá nhiều sẽ làm lượng đường trong máu tăng đột biến và gây khó khăn cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường, thay vào đó hãy chia nhỏ các bữa ăn trong ngày thành 5-6 bữa, ăn chậm nhai kỹ, lắng nghe tín hiệu đói no của cơ thể.

Ăn vừa đủ sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn
Ăn vừa đủ sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn

Lợi ích của việc thêm trái cây vào chế độ ăn cho người bị đái tháo đường thai kỳ

Cung cấp dinh dưỡng thiết yếu

Trái cây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ quan trọng, giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và thai nhi. Đặc biệt, vitamin C, kali, và folate trong trái cây rất có lợi cho sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên cần tránh các loại trái cây có lượng đường cao.

Giàu chất xơ

Chất xơ giúp hạn chế sự tăng đột biến đường huyết sau bữa ăn nhờ khả năng cải thiện hệ tiêu hóa, duy trì cảm giác no lâu hơn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người bị đái tháo đường thai kỳ.

Kiểm soát cảm giác thèm ăn

Trái cây có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn các món ăn không lành mạnh do chúng cung cấp vị ngọt tự nhiên. Đường trái cây – fructose, có chỉ số đường huyết thấp nhưng vị ngọt gấp đôi các loại đường khác giúp bạn cảm thấy thỏa mãn hơn.

Hỗ trợ kiểm soát cân nặng

Bổ sung trái cây vào chế độ ăn có thể giúp kiểm soát cân nặng, bởi chúng thường có lượng calo thấp nhưng giàu dinh dưỡng, giúp bạn duy trì một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.

Tăng cường hệ miễn dịch

Các loại quả mọng như dâu tây, việt quất, và mâm xôi chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng, đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mang thai.

Hỗ trợ sức khỏe tim mạch

Một số loại trái cây như cam, bưởi, và kiwi có thể giúp giảm cholesterol và kiểm soát huyết áp, hỗ trợ sức khỏe tim mạch – vốn là biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường.

Thêm trái cây vào chế độ ăn rất tốt cho người bị đái tháo đường thai kỳ
Thêm trái cây vào chế độ ăn rất tốt cho người bị đái tháo đường thai kỳ

Một số loại trái cây tốt cho người đái tháo đường thai kỳ

Như đã đề cập ở trên, chúng ta nên chọn những loại quả mọng, trái cây có đa dạng vitamin và khoáng, giàu chất chống oxy hóa và có lượng đường thấp. Dưới đây là một vài gợi ý về trái cây phù hợp cho người mắc đái tháo đường thai kỳ:

Quả dâu tây

Là một loại quả mọng có chỉ số đường huyết thấp, giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, dâu tây là một loại trái cây rất tốt cho người đái tháo đường

Quả dâu tây
Quả dâu tây

Quả táo

Táo là một loại trái cây rất tốt vì giàu chất xơ hòa tan giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm mức cholesterol, cung cấp năng lượng ổn định mà không gây tăng đột biến đường huyết cũng như đa vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin C, kali, và các chất chống oxy hóa, hỗ trợ sức khỏe tổng thể trong thai kỳ.

Quả táo
Quả táo

Dưa gang

Đặc điểm của dưa gang là hàm lượng nước cao, giữ cho cơ thể không bị khô trong thai kỳ. Bên cạnh đó dưa gang có chỉ số đường huyết trung bình, phù hợp để sử dụng trong chế độ ăn của người bị đái tháo đường nếu ăn với lượng vừa phải, đồng thời cũng chứa nhiều vitamin A và C.

Dưa gang
Dưa gang

Quả nho

Nho là một loại thực phẩm có lượng đường vừa phải, giàu chất xơ và vitamin C – chất chống oxy hóa mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi tổn thương tế bào. Ngoài ra còn có nhiều resveratrol giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch và giảm viêm, rất có lợi cho phụ nữ mang thai bị đái tháo đường.

Quả nho
Quả nho

Chuối

Chuối là lựa chọn tốt cho bữa ăn nhẹ vì cung cấp năng lượng tự nhiên. Chuối rất giàu kali, giúp kiểm soát huyết áp và cân bằng điện giải trong cơ thể, điều này rất quan trọng trong thai kỳ. Chất xơ trong chuối giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ tiêu hóa.

Chuối
Chuối

Mận

Ngoài giàu chất xơ, mận còn có chỉ số đường huyết thấp và chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin K, và kali, tất cả đều có lợi cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Đái tháo đường thai kỳ ăn bao nhiêu trái cây là đủ?

Theo khuyến nghị, người bệnh đái tháo đường thai kỳ nên ăn 2-3 khẩu phần mỗi ngày. Mỗi khẩu phần tương đương 1 nắm tay. Ví dụ 1 quả chuối, 1 trái táo nhỏ, 1 trái cam,… Hạn chế các loại trái cây khô hay nước ép dù không thêm đường. Vì các nhóm thực phẩm này có chỉ số đường huyết cao hơn so với nguyên trái và lượng ăn được trong một lần khá ít làm dễ ăn nhiều hơn khuyến nghị. Ngoài ra cũng có thể sử dụng Diavit mỗi ngày để bổ sung đa vitamin và khoáng chất, đảm bảo cơ thể luôn đủ chất.

1 trái táo nhỏ trong bữa phụ sẽ rất tốt cho người đái tháo đường thai kỳ
1 trái táo nhỏ trong bữa phụ sẽ rất tốt cho người đái tháo đường thai kỳ

Các câu hỏi liên quan

Tiểu đường thai kỳ không nên ăn trái cây gì?

Tiểu đường thai kỳ nên hạn chế các loại trái cây có chỉ số đường huyết cao như trái cây sấy khô, trái cây nhiệt đới chín quá,…

Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả lúc nào?

Tiểu đường thai kỳ nên ăn hoa quả vào bữa ăn nhẹ, kèm với một món ăn có chỉ số đường huyết thấp khác như một nắm tay hạt, 1 ly sữa hay 1 hũ sữa chua không đường….

Cách kiểm soát đường huyết cho bà bầu?

Để kiểm soát đường huyết chúng ta cần điều chỉnh chế độ ăn, uống nước đầy đủ, tập thể dục nhẹ nhàng và sử dụng thuốc theo chỉ định.

Xem thêm:

Qua bài viết này, chúng ta đã thấy rõ tầm quan trọng của việc lựa chọn trái cây phù hợp cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. Việc bổ sung trái cây vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp kiểm soát đường huyết, cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, để có một chế độ ăn uống khoa học và an toàn, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Hãy nhớ rằng, một thai kỳ khỏe mạnh là món quà quý giá nhất cho cả mẹ và bé.

Nguồn tham khảo:

1. Gestational diabetes

  • Link tham khảo: https://www.nhs.uk/conditions/gestational-diabetes/
  • Ngày tham khảo: 21/08/2024

2. Gestational Diabetes

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/9012-gestational-diabetes
  • Ngày tham khảo: 21/08/2024

3. What Can I Eat If I Have Gestational Diabetes? Food List and More

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/pregnancy/gestational-diabetes-food-list#foods-to-eat
  • Ngày tham khảo: 21/08/2024

4. Can the consumption of colorful fruits and vegetables improve the management of gestational diabetes?

  • Link tham khảo: https://www.news-medical.net/news/20230901/Can-the-consumption-of-colorful-fruits-and-vegetables-improve-the-management-of-gestational-diabetes.aspx
  • Ngày tham khảo: 21/08/2024

5. Fruits for Gestational Diabetes, Simple List and Portions – A Guide

  • Link tham khảo: https://prescriptionhope.com/blog-fruits-for-gestational-diabetes/
  • Ngày tham khảo: 21/08/2024
Contact Me on Zalo
Call Now Button