Đau cơ là tình trạng rất phổ biến và có thể xảy ra đối với bất cứ ai và ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Vận động thể chất mạnh hoặc chấn thương là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến đau cơ, ngoài ra đau cơ có thể bắt nguồn từ một số nguyên nhân khác. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn trong nội dung dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Nguyên nhân thường gặp khiến bạn bị đau cơ
Nguyên nhân phổ biến gây đau cơ
Thông thường, những người bị đau nhức cơ có thể dễ dàng xác định được nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm:
- Căng cơ ở một hoặc nhiều vùng trên cơ thể.
- Vận động thể lực quá mức.
- Chấn thương cơ khi lao động nặng hoặc tập thể dục quá sức.
- Bỏ qua bước khởi động trước khi tập thể dục và những bài tập giúp cơ thể dần trở về trạng thái bình thường sau khi tập thể dục.
Đau cơ có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe đang có những bất ổn
Không phải tất cả các cơn đau nhức cơ đều liên quan đến hoạt động thể chất. Một số nguyên nhân sau có thể là lý do khiến bạn đau cơ:
- Đau cơ xơ hóa (đặc biệt nếu cơn đau nhức kéo dài trên 3 tháng).
- Hội chứng mệt mỏi mãn tính.
- Hội chứng đau cân cơ (myofascial pain syndrome – MPS), đây là tình trạng viêm trong các mô liên kết của cơ được gọi là cân cơ
- Nhiễm khuẩn chẳng hạn như cúm, bại liệt hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.
- Rối loạn tự miễn (bệnh lupus, viêm da cơ và viêm đa cơ v.v.).
- Sử dụng một số loại thuốc nhất định (chẳng hạn như statin, thuốc ức chế men chuyển ACE hoặc cocaine).
- Các vấn đề về tuyến giáp (suy giáp hoặc cường giáp).
- Hạ kali máu.
Các phương pháp làm giảm đau nhức cơ
Giảm đau cơ tại nhà
Một số biện pháp bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm bớt sự khó chịu của cơ do chấn thương hay hoạt động thể chất quá sức, bao gồm:
- Nghỉ ngơi, giãn cơ vùng bị đau.
- Dùng thuốc giảm đau không kê đơn (chẳng hạn như ibuprofen).
- Chườm đá vào vùng bị ảnh hưởng để giúp giảm đau và giảm viêm. Bạn nên chườm đá trong vòng 1 đến 3 ngày sau khi bị căng cơ hoặc bong gân, và chườm nóng nếu còn đau sau 3 ngày.
- Nhẹ nhàng kéo căng cơ.
- Tránh các hoạt động có tác động mạnh cho đến khi hết đau cơ.
- Thực hiện các hoạt động và bài tập giảm căng thẳng như yoga và thiền.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Đau cơ thường không quá nghiêm trọng trong đa số trường hợp, tuy nhiên đây cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo có vấn đề bất thường trong cơ thể bạn. Hãy tìm đến bác sĩ khoa cơ xương khớp hoặc nội tổng hợp khi có các triệu chứng sau:
- Cơn đau không thuyên giảm sau vài ngày điều trị tại nhà.
- Đau cơ nghiêm trọng xuất hiện mà không có nguyên nhân rõ ràng.
- Xảy ra cùng các triệu chứng khác như: phát ban, đỏ hoặc sưng.
- Đau cơ xảy ra sau khi bị bọ ve cắn.
- Cơn đau xuất hiện ngay sau khi thay đổi thuốc.
- Cơn đau xảy ra kèm tăng thân nhiệt.
Trong trường hợp đau cơ đi cùng bất cứ dấu hiệu sau, hãy ngay lập tức gọi cấp cứu hoặc đến bệnh viện càng sớm càng tốt:
- Bí tiểu hoặc lượng nước tiểu giảm đột ngột.
- Khó nuốt.
- Nôn mửa hoặc sốt.
- Khó thở.
- Vùng cổ của bạn bị cứng.
- Sức cơ yếu đi.
- Vùng cơ bị ảnh hưởng không thể cử động.
Làm sao để phòng ngừa đau cơ?
Nếu đau cơ xuất phát từ nguyên nhân hoạt động thể chất quá sức, hãy thực hiện các biện pháp sau để giảm nguy cơ bị đau cơ trong tương lai:
- Căng cơ khởi động ít nhất 5 phút trước khi tham gia hoạt động thể chất và thực hiện những bài tập để giảm dần cường độ tập luyện, giúp cơ thể trở về trạng thái bình thường sau khi tập luyện.
- Uống đủ nước, đặc biệt là vào những ngày bạn hoạt động nhiều.
- Tham gia tập thể dục thường xuyên.
- Thường xuyên đứng dậy và vươn vai nếu bạn ở trong tư thế ngồi quá lâu.
- Vitamin B đóng vai trò quan trọng trong chức năng thần kinh, hỗ trợ tuần hoàn máu não và hỗ trợ sức khỏe xương khớp. Sử dụng NATB ngay để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Bác sĩ khám và điều trị tình trạng đau cơ
Phòng khám Việt Mỹ là phòng khám vật lý trị liệu, thần kinh cột sống, phục hồi chức năng điều trị các vấn đề về thoái hóa cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa khớp, đau nhức cơ, v.v.
Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh.
Hãy lắng nghe cơ thể của bạn và ngừng thực hiện một số hoạt động nếu cơ của bạn bắt đầu cảm thấy đau. Tuy nhiên, hãy gặp bác sĩ khoa cơ xương khớp hoặc nội tổng quát để tư vấn cho bạn cách giải quyết triệt để tình trạng đau cơ nếu kéo dài.
Xem thêm: Đau cơ bắp tay: Nguyên nhân gây ra và cách điều trị hiệu quả
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Healthline