Đau đỉnh đầu là dấu hiệu của bệnh gì? Điều trị ra sao?

Đau đỉnh đầu là một hiện tượng đau đầu thường gặp ở cả nam nữ và nhiều độ tuổi khác nhau. Vậy hiện tượng đau đỉnh đầu là bệnh gì? Cách điều trị ra sao? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân của hiện tượng đau đỉnh đầu

Hiện tượng đau ở đỉnh đầu có rất nhiều nguyên nhân, phần lớn liên quan đến tình trạng căng thẳng, sinh hoạt không lành mạnh và một vài bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Một số nguyên nhân có thể kể ra bao gồm:

Đau đầu do căng thẳng

Đau đầu do căng thẳng là nguyên nhân phổ biến của tình trạng đau đỉnh đầu. Tình trạng nàycó thể xảy ra với bất kì ai, thường những người trưởng thành gặp áp lực trong công việc nhiều có nguy cơ cao bị chứng đau đầu này nhiều hơn.

Tìn trạng đau đầu này thường sẽ có cảm giác bóp chặt hoặc tăng thêm sức nặng lên một khu vực, chẳng hạn như đỉnh đầu. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau ở cổ hoặc vai trong một số trường hợp.

Cơn đau đầu do căng thẳng đầu thường sẽ trở nên âm ỉ, sẽ gây ra nhiều khó chịu cho người bệnh nhưng không nghiêm trọng.

đau đỉnh đầu
Đau đầu do căng thẳng

Đau đầu kinh niên

Đau đầu kinh niên (hay còn có thể gọi là đau đầu mãn tính) sẽ có các triệu chứng có thể giống như tình trạng đau đầu do căng thẳng và hiện tượng này cũng sẽ thường gây ra những cơn đau ở đỉnh đầu.

Các yếu tố liên quan đến sinh hoạt không lành mạnh như ngủ không đủ giấc hay tâm trạng căng thẳng có thể là nguyên nhân của tình trạng đau đầu kinh niên

Đau nửa đầu

Tình trạng đau nửa đầu ít phổ biến hơn đau đầu do căng thẳng nhưng có thể nghiêm trọng hơn. Cơn đau sẽ tỏa ra từ đỉnh đầu, dọc theo một bên hoặc xuống sau gáy.

Cơn đau đầu thường sẽ dữ dội và đau nhói, đồng thời người bệnh có thể cảm thấy tình trạng này sẽ đi cùng các triệu chứng khác, bao gồm buồn nôn và cực kỳ nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh. Tìm hiểu chi tiết về tình trạng đau nửa đầu

đau đỉnh đầu
Đau nửa đầu

Đau buốt đầu

Tình trạng này xảy ra khi tiếp xúc với nhiệt độ lạnh, điều này có thể gây đau đầu do kích thích lạnh hoặc đóng băng não. Điều này có thể xảy ra khi ăn một miếng kem lớn hoặc uống đồ uống quá lạnh.

Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhói trên đỉnh đầu và chỉ kéo dài vài giây. Cơn đau sẽ biến mất một khi nhiệt độ lạnh trong đầu không còn nữa.

Đau đầu cụm

Hiện tượng đau đầu cụm (hay còn được gọi là đau đầu thành từng chuỗi) cũng có thể gây nên hiện tượng đau ở đỉnh đầu. Các cơn đau xuất hiện đột ngột ở một bên đầu, thường ở sau mắt và gây đau dữ dội.

Các triệu chứng khác như ngạt mũi hoặc chảy nước mũi và chảy nước mắt có thể kèm theo cơn đau.

Đau đầu do xoang

Bệnh viêm xoang cũng có thể gây đau ở trên đỉnh đầu và ở hai bên đầu. Các triệu chứng và cơn đau đầu thường sẽ biến mất sau khi được điều trị. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc cụ thể để giúp giảm viêm.

đau đỉnh đầu
Đau đầu do xoang

Đau đầu khi ngủ

Tư thế ngủ kém có thể gây ra chứng đau đầu khi ngủ. Ngoài ra, người bệnh có thể sẽ gặp một vài vấn đề ở cột sống. TIình trạng này có thể gây ra đau đầu trên đỉnh đầu sau khi thức dậy. Điều chỉnh tư thế ngủ sẽ giúp giảm nhẹ các triệu chứng của cơn đau đầu này.

Đau dây thần kinh chẩm

Đau dây thần kinh chẩm là cơn đau xảy ra khi các dây thần kinh dẫn từ cột sống đến đỉnh đầu bị kích thích.

Điều này có thể gây đau ở đỉnh đầu hoặc lưng và cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy như bị một sợi dây quấn chặt trên đầu.

Những người bị đau dây thần kinh chẩm cũng có thể cảm thấy đau nhói hoặc giật từng cơn. Các bác sĩ sẽ tìm cách điều trị nguyên nhân cơ bản gây ra tổn thương dây thần kinh này.

Đau đầu do sử dụng thuốc quá liều

Việc sử dụng thuốc quá liều và không theo chỉ định của bác sĩ có thể có tá dụng phụ là gây nên hiện tượng đau đỉnh đầu.

Đau đầu do mất ngủ

Thiếu ngủ hoặc suy kiệt cơ thể có thể tạo nên hiện tượng đau đỉnh đầu. Các cơn đau lúc này thường có thể dữ dội hoặc âm ỉ.

Bên cạnh đó, những nguyên nhân hiếm gặp hơn những cũng có thể gây nên tình trạng đau đỉnh đầu là đau đầu do cao huyết áp và hội chứng co mạch máu não hồi phục (RCVS).

Hai nguyên nhân này tuy không gặp thường xuyên nhưng cực kì nghiêm trọng, người bệnh không nên xem thường.

đau đỉnh đầu
Đau đỉnh đầu do mất ngủ

Các triệu chứng khác của đau đỉnh đầu

Ngoài hiện tượng đau đỉnh đầu, các triệu chứng đau đầu khác mà người bệnh có thể gặp phải là:

  • Tình trạng đau đầu tồi tệ hơn theo thời gian
  • Đau đầu dữ dội khi cử động hoặc ho
  • Đau đầu ở người lớn tuổi
  • Đau đầu đến nỗi trong khi ngủ cũng giật mình dậy
  • Tâm trạng thay đổi bất thường
  • Suy giảm khả năng vận động trí não
  • Tình trạng đau đầu khiến cho hoạt động thường nhật bị ảnh hưởng
đau đỉnh đầu
Các triệu chứng khác của đau đỉnh đầu

Bên cạnh đó, một số triệu chứng khác có thể xảy ra là:

  • Cổ bị cứng
  • Lên cơn sốt
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Nói lắp
  • Lên cơn co giật
  • Bị mờ mắt

Khi tình trạng đau đỉnh đầu đi kèm với những triệu chứng trên, người bệnh cần tìm đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh càng sớm càng tốt.

Điều trị tình trạng đau đỉnh đầu

Điều trị bằng thuốc

Đau đầu đỉnh đầu có thể được điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc có thể bao gồm thuốc chống viêm không steroid (NSAID), như ibuprofen (Advil), aspirin (Bayer) và naproxen (Aleve), cũng như thuốc giảm đau, bao gồm cả acetaminophen (Tylenol).

đau đỉnh đầu
Dùng thuốc cải thiện cơn đau đỉnh đầu

Thay đổi chế độ ăn uống

Một số bệnh nhân bị đau đỉnh đầu cảm thấy tình trạng này thuyên giảm khi thay đổi chế độ ăn uống. Một số người cảm thấy dễ chịu hơn khi sử dụng đồ uống có chứa caffein như cà phê hoặc trà, nhưng những người khác có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi uống nước. Điều này là phụ thuốc vào mỗi người.

Thực hiện những động tác tự xoa bóp

Tự xoa bóp đôi khi có thể làm giảm tình trạng căng thẳng và giảm nhẹ cơn đau đỉnh đầu và ở cổ.

Xoa bóp các cơ ở bên cổ và sau đầu và các cơ dọc theo đường quai hàm, có thể làm lộ ra một vùng căng gây ra cơn đau. Bằng cách xoa bóp khu vực bị căng này, Sự căng thẳng có thể được giải phóng và cơn đau đầu có thể biến mất

Thay đổi lối sống một cách lành mạnh

Một vài người cảm thấy cơn đau đỉnh đầu có thể biến mất nhờ sự thay đổi trong các sinh hoạt hằng ngày như:

  • Ngủ đủ giấc
  • Thực hiện các bài tập Yoga giúp giải phóng những năng lượng tiêu cực
  • Thay đổi tư thế ngủ

Một số bác sĩ có thể tư vấn và hỗ trợ tình trạng đau đỉnh đầu

  • Bác sĩ Chuyên khoa I Đặng Thế Ân, 24 năm kinh nghiệm, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Mai Thy, trên 13 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Quỳnh Nga, hơn 11 năm kinh nghiệm, Quận Bình Tân, Thành phố Hồ Chí Minh.

Kết luận

Có thể thấy rằng đau đỉnh đầu có thể không nghiêm trọng, nhưng trong một vài trường hợp, đó là dấu hiệu của một vài bệnh lý nguy hiểm. Do đó, người bệnh nếu gặp một vài triệu chứng nặng đi kèm kể trên, hãy nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Medicalnewstoday.com