Tai biến mạch máu não là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không sớm can thiệp y tế. Hiện nay, tỷ lệ người mắc căn bệnh này ngày càng tăng và có xu hướng trẻ hoá. Hãy cùng Docosan tìm hiểu các dấu hiệu tai biến mạch máu não qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Tai biến mạch máu não là gì?
- 2 Có những loại tai biến mạch máu não nào?
- 3 Dấu hiệu tai biến mạch máu não:
- 4 Các giai đoạn của tai biến mạch máu não
- 5 Nguyên nhân tai biến mạch máu não
- 6 Đối tượng nguy cơ bị tai biến mạch máu não
- 7 Biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não
- 8 Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tai biến mạch máu não
- 9 Các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não
- 10 Hướng dẫn cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não
- 11 Các biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não
- 12 Khi nào cần gặp bác sĩ?
- 13 Một số câu hỏi liên quan
Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ là tình trạng mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não. Tình trạng này xảy khi mạch máu não bị tắc nghẽn bởi cục máu đông hoặc mạch máu bị nứt vỡ, gây chảy máu trong não. Đột quỵ là một trường hợp cần cấp cứu y tế khẩn cấp. Bệnh nhân nhận được sự trợ giúp y tế khẩn cấp sẽ nhanh chóng có thể giảm tổn thương não và các biến chứng đột quỵ khác.
Có những loại tai biến mạch máu não nào?
Có hai loại tai biến mạch máu não là:
- Thiếu máu cục bộ (nhồi máu não): Đây là loại tai biến mạch máu não phổ biến nhất. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu não bị hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Điều này gây ra tình trạng giảm lưu lượng máu lưu thông lên não, được gọi là thiếu máu cục bộ.
- Xuất huyết: Trường hợp này là do mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc bị vỡ. Chảy máu bên trong não được gọi là xuất huyết não.
Ngoài ra, một tình trạng khác khá giống với tai biến mạch máu não là cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA) nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, sau đó biến mất. TIA không gây ra tổn thương vĩnh viễn nhưng là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tai biến mạch máu não cao, có khả năng dẫn đến nguy cơ tai biến mạch máu não thật sự trong tương lai.
Tình trạng này là do sự giảm tạm thời lượng máu cung cấp cho một phần não. Đôi khi cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua còn được gọi là đột quỵ nhỏ.
Dấu hiệu tai biến mạch máu não:
Nhận biết các triệu chứng tai biến mạch máu não bằng B.E.F.A.S.T:
- Balance – Cân bằng: Đột nhiên gặp khó khăn trong việc giữ thăng bằng hoặc phối hợp cơ thể.
- Eye – Mắt: Mờ hoặc mất thị lực ở một bên hoặc cả hai bên mắt.
- Face – Khuôn mặt: Khuôn mặt méo xệ một bên, hoặc miệng méo sụp xuống.
- Arm – Cánh tay: Tê hoặc yếu cánh tay, không giơ tay lên được, một bên yếu hơn bên còn lại.
- Speech – Ngôn ngữ: Đột nhiên nói chuyện không lưu loát, bị ngọng hoặc không nói được.
- Time – Thời gian: Đưa bệnh nhân đến cơ y tế có khả năng điều trị tai biến mạch máu não nhanh nhất có thể.
Các giai đoạn của tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não được chia thành 3 giai đoạn tiến triển chính, bao gồm:
- Giai đoạn khởi đầu: Đây là giai đoạn đầu tiên của bệnh, lúc này chưa xảy ra những biểu hiện không nghiêm trọng hoặc không quá đặc trưng, khiến bị nhầm lẫn với các bệnh khác hoặc bỏ qua các dấu hiệu bệnh.
- Giai đoạn quyết định: Nếu can thiệp ngay ở giai đoạn này thì người bệnh vẫn có khả năng sống sót tuy nhiên sẽ có biến chứng nghiêm trọng như rối loạn thực vật, hôn mê, liệt nửa người,…
- Giai đoạn tiến triển: Đây là giai đoạn cuối cùng của một người bị tai biến mạch máu não, cũng chính là giai đoạn nguy hiểm nhất. Nếu bỏ qua giai đoạn này thì người bị tai biến sẽ có nguy cơ tử vong rất cao. Các phương pháp cấp cứu, can thiệp trong giai đoạn này sẽ khó khăn hơn và tỷ lệ thành công thấp hơn.
Nguyên nhân tai biến mạch máu não
Về cơ bản tai biến mạch máu não thường xảy ra do hai nguyên nhân chính: tắc nghẽn động mạch não hoặc xuất huyết não, cụ thể hơn là:
- Thiếu máu cục bộ: Tai biến mạch máu não cao do thiếu máu cục bộ xảy ra khi động mạch não bị hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu đến não. Nguyên nhân có thể là do mảng bám chất béo tích tụ trong mạch máu, cục máu đông, hoặc các mảnh vụn khác từ tim di chuyển lên não.
- Xuất huyết: Tai biến mạch máu não cao xuất huyết xảy ra khi mạch máu trong não bị vỡ, gây chảy máu não. Các yếu tố nguy cơ bao gồm huyết áp cao không kiểm soát, sử dụng quá liều thuốc chống đông máu, phình động mạch, hoặc chấn thương vùng đầu.
Đối tượng nguy cơ bị tai biến mạch máu não
Nguy cơ tai biến mạch máu não thường tăng lên theo tuổi tác, người từ 55 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ cao hơn người trẻ tuổi. Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn hiện nay có nhiều trường hợp người trẻ dưới 30 tuổi cũng bị tai biến mạch máu não cao. Đàn ông cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị tai biến mạch máu não hơn phụ nữ. Ngoài ra còn có một số nguy cơ khác của tai biến mạch máu não là:
- Tăng huyết áp.
- Đái tháo đường, rối loạn dung nạp đường huyết.
- Rối loạn lipid máu.
- Các bệnh về tim: Suy tim, bệnh van tim, rung nhĩ,…
- Xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, động mạch ngoại biên, …
- Chứng ngưng thở khi ngủ.
- Bệnh hồng cầu hình liềm.
- Béo phì.
- Tiền sử gia đình.
- Lối sống: nghiện rượu, hút thuốc lá, ít hoạt động thể chất, sử dụng ma tuý,…
Biến chứng nguy hiểm của tai biến mạch máu não
Tai biến mạch máu não đôi khi có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tổn thương não lâu dài hoặc có thể là tử vong. Biến chứng này phụ thuộc vào khoảng thời gian não không được cung cấp máu và phần não bị ảnh hưởng. Các biến chứng có thể bao gồm:
- Mất khả năng vận động cơ hay còn gọi là liệt.
- Khó nói hoặc nuốt.
- Mất trí nhớ hoặc khó suy nghĩ.
- Co giật.
- Sưng não.
- Hình thành cục máu đông nguy hiểm.
- Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc của mình.
- Cảm giác đau và tê.
Các phương pháp xét nghiệm chẩn đoán tai biến mạch máu não
Để có chẩn đoán chính xác về tình trạng tai biến mạch máu não, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tiền sử bệnh của bệnh nhân. Sau đó bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra các bước như sau:
- Kiểm tra sự tỉnh táo.
- Kiểm tra sự phối hợp và cân bằng.
- Tình trạng yếu cơ hoặc tê liệt ở mặt, cánh tay và chân.
- Tình trạng thay đổi giọng nói hoặc tầm nhìn.
- Một số xét nghiệm chuyên sâu hơn sẽ được bác sĩ cho kiểm tra như là:
- Chẩn đoán hình ảnh: Chụp CT hoặc MRI.
- Xét nghiệm tim: Điện tâm đồ, siêu âm tim,…
Các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não
Các phương pháp điều trị tai biến mạch máu não bao gồm sử dụng thuốc, phẫu thuật và phục hồi chức năng. Lựa chọn phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại đột quỵ và giai đoạn điều trị. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị tai biến mạch máu não có thể là thuốc tiêu sợi huyết (rt-PA) giúp làm tan cục máu đông, thuốc làm loãng máu tránh cục máu đông tiến triển to hơn hoặc là thuốc giúp ngăn tiểu cầu kết tụ lại với nhau.
Phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não đóng vai trò then chốt, giúp người bệnh khôi phục lại các kỹ năng đã mất và dần lấy lại khả năng tự chăm sóc. Mục tiêu không chỉ là hỗ trợ họ sinh hoạt độc lập mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại hy vọng về một cuộc sống tích cực và chủ động hơn.
Hướng dẫn cách chăm sóc người bị tai biến mạch máu não
Để giúp người bệnh cải thiện được các di chứng sau tai biến mạch máu não và ngăn ngừa tái phát, bạn cần phải áp dụng một chế độ chăm sóc kỹ càng trong một thời gian dài. Các lĩnh vực cần chăm sóc bệnh nhân sau tai biến mạch máu não là:
- Chăm sóc tâm lý: Để giúp bệnh nhân lạc quan vui vẻ hơn, bạn cần động viên, hỗ trợ người bệnh tự chăm sóc. Điều này sẽ giúp họ cảm thấy bớt cảm giác phụ thuộc và có ích hơn khi có thể chủ động thực hiện một số thao tác sinh hoạt cơ thể.
- Chăm sóc dinh dưỡng: Trong mỗi bữa ăn của bệnh nhân sau tai biến mạch máu não cần đáp ứng đủ dinh dưỡng và vitamin. Lưu ý để người bệnh ăn vừa đủ no, không ép bệnh nhân ăn quá nhiều và cần thay đổi món ăn mỗi ngày. Hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân.
- Chăm sóc vệ sinh: Khi tắm rửa, vệ sinh cá nhân cho người bệnh nên thực hiện ở phòng kín gió, sàn nhà ít trơn trượt, nước ấm. Thời gian tắm từ 5 đến 7 phút và không nên tắm buổi tối.
- Chế độ luyện tập: Bệnh nhân cần được tập luyện các động tác nhẹ nhàng. Người nhà cần thường xuyên xoa bóp, tập các khớp tay chân giúp người bệnh lưu thông tuần hoàn, ngăn ngừa tình trạng cứng khớp và teo cơ.
Các biện pháp phòng ngừa tai biến mạch máu não
Nếu bạn đã bị tai biến mạch máu não hoặc có nguy cơ bị tai biến mạch máu não, bạn có thể thực hiện một số thay đổi trong lối sống lành mạnh để cố gắng ngăn ngừa tai biến mạch máu não trong tương lai:
- Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh.
- Kiểm soát cân nặng.
- Tránh bị stress
- Hoạt động thể chất thường xuyên
- Bỏ thuốc lá
- Theo dõi huyết áp và cholesterol trong máu.
- Khám sức khỏe định kỳ.
Bệnh nhân tai biến mạch máu não cần được bổ sung thêm đa dạng các nhóm vitamin, trong đó vitamin E có thể ngăn ngừa xơ vữa động mạch do làm giảm sự oxy hóa các protein, ngăn các protein này tham gia làm tắc nghẽn mạch máu.
Đồng thời ngăn ngừa nguy cơ tim mạch, như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não do làm giảm cholestetol LDL trong mạch máu. Docosan gợi ý cho bạn sản phẩm MEDICRAFTS giúp bổ sung vitamin E cho cơ thể.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Dấu hiệu nhận biết triệu chứng bất thường
Ở bệnh nhân có nguy cơ tai biến mạch máu não, cần được giám sát thường xuyên để nhận ra các triệu chứng bất thường. Điều này giúp bệnh nhân được cấp cứu trong khoảng “thời gian vàng” để tránh những biến chứng về sức khoẻ không đáng có. Một số triệu chứng bất thường cần lưu ý như là:
- Xuất hiện các cơn đau đầu bất thường và dữ dội.
- Hoa mắt, ù tai và dễ té ngã (không giữ được thăng bằng”.
- Tình trạng rối loạn ngôn ngữ tạm thời.
- Tê bì ngón tay, ngón chân.
- Mờ mắt.
- Rối loạn về nhận thức.
- Run tay, chân, bước đi không vững.
Một số bệnh viện uy tín
Docosan gợi ý cho bạn một số bệnh viện uy tín giúp bạn theo dõi định kỳ để kiểm soát được tai biến mạch máu não là:
Một số câu hỏi liên quan
Tai biến mạch máu não nguy hiểm không?
Sau tai biến mạch máu não trong một thời gian ngắn, tế bào não bắt đầu chết, não bộ chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng. Thậm chí, nếu không phát hiện kịp thời người bệnh sẽ tử vong nhanh chóng. Như vậy tai biến mạch máu não là vấn đề sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khoẻ và tính mạng của bệnh nhân.
Tai biến mạch máu não có phải là đột quỵ không?
Tai biến mạch máu não và đột quỵ đều chỉ chung một căn bệnh cấp tính và nguy hiểm đến tính mạng. Hai thuật ngữ này đều mô tả một hiện tượng, trong đó đột quỵ chỉ sự cấp tính của bệnh còn tai biến mạch máu não là nơi xảy ra bệnh.
Bị đột quỵ bao lâu thì chết?
Tuỳ thuộc vào mức độ và thời gian cấp cứu, khả năng phục hồi và thời gian sống sẽ khác nhau. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ dao động từ 15-20%. Để tăng cơ hội sống sót người bệnh cần được cấp cứu ngay trong “Thời gian vàng” sử dụng các phương pháp điều trị chuyên sâu hơn.
“Thời gian vàng” trong điều trị đột quỵ là khoảng thời gian từ khi các triệu chứng đầu tiên xuất hiện đến lúc bệnh nhân được điều trị kịp thời để giảm tối đa tổn thương não. Thông thường, thời gian này là từ 3 đến 4,5 giờ đối với đột quỵ do thiếu máu cục bộ, khi thuốc tiêu sợi huyết (như alteplase) có thể được sử dụng để làm tan cục máu đông.
Can thiệp trong “thời gian vàng” là yếu tố quyết định giúp cải thiện khả năng phục hồi, giảm thiểu di chứng và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân đột quỵ.
Xem thêm:
- 10 cách phòng ngừa đột quỵ đơn giản và hiệu quả.
- 10 thực phẩm giúp ổn định huyết áp, ngăn ngừa đột quỵ.
- Ghi chú ngay 4 địa chỉ khám tai biến mạch máu não tốt nhất.
Trên đây là bài viết chia sẻ về dấu hiệu tai biến mạch máu não mà bạn cần biết. Tóm lại, tai biến mạch máu não là một tình trạng cấp cứu y tế nghiêm trọng cần được can thiệp y tế chuyên sâu một cách nhanh chóng nhất. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người xung quanh.
Tài liệu tham khảo:
1. Cerebrovascular Disease
- Link tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK430927/
- Ngày tham khảo: 01/11/2024
2. Stroke
- Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113
- Ngày tham khảo: 01/11/2024
3. Stroke
- Link tham khảo: https://medlineplus.gov/stroke.html
- Ngày tham khảo: 01/11/2024