Đau mắt đỏ không chỉ gây khó chịu mà còn khiến nhiều người băn khoăn liệu có thể quan hệ tình dục trong thời gian này hay không. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc “đau mắt đỏ có quan hệ được không” và cung cấp những thông tin hữu ích để bạn đưa ra quyết định đúng đắn. Hãy cùng Docosan tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Dấu hiệu của bệnh đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ, hay còn gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm nhiễm lớp màng mỏng trong suốt bao phủ phần trắng của mắt và bên trong mí mắt. Đau mắt đỏ rất dễ lây lan và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, từ vi khuẩn, virus, dị ứng cho đến các tác nhân kích ứng khác.
Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp của bệnh đau mắt đỏ:
- Đỏ mắt: Phần lòng trắng của mắt (màng cứng) hoặc bên trong mí mắt bị đỏ.
- Dịch tiết mắt: Mắt tiết ra nhiều dịch, thường đặc hơn nước mắt bình thường và có thể có màu vàng, xanh lá hoặc trắng.
- Cảm giác cộm: Mắt có cảm giác như có vật lạ mắc kẹt, dù không có gì ở đó.
- Khô mắt hoặc chảy nước mắt: Mắt có thể bị khô hoặc chảy nước mắt nhiều.
- Ngứa mắt: Cảm giác ngứa rát khó chịu ở mắt.
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng: Ánh sáng làm cho mắt khó chịu.
- Mờ mắt: Tầm nhìn bị mờ, có thể xuất hiện và biến mất.
- Mí mắt sưng: Vùng da quanh mắt bị sưng đỏ.
- Đau mắt: Cảm giác đau nhẹ hoặc khó chịu ở mắt.
Đau mắt đỏ có quan hệ được không?
Đau mắt đỏ có quan hệ được không? Câu trả lời là không nên! Mặc dù đau mắt đỏ không ảnh hưởng gì đến quan hệ vợ chồng. Nhưng khi ân ái, việc tiếp xúc thân mật có thể làm bạn tình bị nhiễm bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ do vi-rút và vi khuẩn gây ra có thể dễ dàng lây lan từ người sang người theo nhiều cách khác nhau.
- Qua tiếp xúc: Đau mắt đỏ có thể lây lan sang người khác thông qua tiếp xúc gần, chẳng hạn như bắt tay, ôm, hôn hoặc bằng cách chạm vào mắt, mũi hoặc miệng sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh hoặc các dịch tiết của họ (nước mắt, mủ mắt).
- Qua các giọt bắn: Khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, các giọt bắn chứa virus có thể lây nhiễm vào mắt của người khác.
- Qua đồ vật bị nhiễm bệnh: Vi khuẩn và virus gây bệnh có thể sống sót trên các bề mặt như tay nắm cửa, khăn mặt, giường, gối,… trong nhiều giờ hoặc thậm chí nhiều ngày. Khi bạn chạm vào những vật này rồi đưa tay lên mắt, bạn có thể bị lây nhiễm.
Virus gây đau mắt đỏ có khả năng lây lan mạnh nhất trong giai đoạn toàn phát của bệnh (từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7), tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm vẫn tồn tại trong giai đoạn ủ bệnh (3 ngày đầu) và cả giai đoạn hồi phục (3 ngày sau khi khỏi bệnh), kéo dài tổng thời gian lây nhiễm lên đến khoảng 2 tuần.
Tóm lại, để bảo vệ sức khỏe cho cả hai, việc tránh quan hệ tình dục khi bị đau mắt đỏ là điều nên làm. Mặc dù bệnh này không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, nhưng việc tiếp xúc gần gũi trong thời gian này có thể làm lây lan bệnh cho bạn tình, tốt nhất nên tạm dừng quan hệ khoảng 2 tuần cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Cách phòng bệnh đau mắt đỏ khi quan hệ tình dục
Vệ sinh cơ thể sạch sẽ trước và sau khi quan hệ
Để tránh lây lan bệnh đau mắt đỏ cho bạn tình, việc vệ sinh cơ thể thật kỹ trước và sau khi quan hệ là vô cùng quan trọng. Bởi vì virus và vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trên cơ thể, quần áo của người bệnh, tăng nguy cơ lây nhiễm trong quá trình quan hệ.
Tránh quan hệ bằng miệng khi một trong hai người bị bệnh
Việc quan hệ bằng miệng khi bị đau mắt đỏ là điều cần tránh tuyệt đối. Nước bọt của người bệnh chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, việc tiếp xúc trực tiếp qua niêm mạc miệng có thể làm lây nhiễm bệnh cho bạn tình. Ngoài ra, những hành động thân mật như hôn cũng là con đường lây nhiễm rất dễ xảy ra.
Để bảo vệ sức khỏe cho cả hai, hãy tạm dừng những hành vi này và tăng cường vệ sinh cá nhân, đặc biệt là vùng mắt và tay, cho đến khi bệnh hoàn toàn khỏi.
Giảm thời gian quan hệ để hạn chế tiếp xúc
Thời gian quan hệ tình dục kéo dài khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình do tiếp xúc lâu hơn. Bên cạnh đó, việc gắng sức trong quá trình quan hệ có thể khiến người bệnh mệt mỏi, giảm sức đề kháng và kéo dài thời gian hồi phục.
Vệ sinh môi trường xung quanh
Nếu bị đau mắt đỏ, bạn có thể giúp hạn chế tình trạng lây lan sang người khác bằng cách thực hiện theo các bước sau:
- Rửa tay thường xuyên: Dùng xà phòng và nước ấm để rửa tay kỹ lưỡng trong ít nhất 20 giây, đặc biệt sau khi chạm vào mắt hoặc các vùng bị nhiễm.
- Vệ sinh không gian ngủ: Giặt vỏ gối, ga trải giường, khăn mặt và khăn tắm thường xuyên bằng nước nóng và chất tẩy rửa. Rửa tay sau khi xử lý những vật dụng này.
- Không dùng chung đồ dùng cá nhân: Bao gồm khăn mặt, khăn tắm, gối, thuốc nhỏ mắt, đồ trang điểm mắt, kính áp tròng và các vật dụng cá nhân khác.
- Làm sạch các bề mặt thường xuyên tiếp xúc: Như tay nắm cửa, điện thoại bằng các chất tẩy rửa.
Việc quan hệ tình dục khi bị đau mắt đỏ không chỉ gây nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình mà còn ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bản thân người bệnh. Để bảo vệ sức khỏe cho cả hai, điều quan trọng là chúng ta cần tuân thủ các biện pháp phòng ngừa và điều trị đúng cách. Hãy chia sẻ bài viết đến người thân và bạn bè để cùng tìm hiểu nhé!
Xem thêm:
- TOP 20 thuốc nhỏ đau mắt đỏ và một số lưu ý khi sử dụng
- 5 mẹo chữa đau mắt đỏ nhanh nhất, hiệu quả, tránh biến chứng
- Bệnh mắt nhược thị là gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Tài liệu tham khảo
1. Pink Eye (Conjunctivitis)
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/pink-eye-conjunctivitis
- Ngày tham khảo: 10/11/2024
2. Conjunctivitis (Pink Eye)
- Link tham khảo: https://www.cdc.gov/conjunctivitis/prevention/index.html
- Ngày tham khảo: 10/11/2024
3. How Is Pink Eye Spread and How Long Are You Contagious?
- Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/is-pink-eye-contagious
- Ngày tham khảo: 10/11/2024
4. Pink Eye (Conjunctivitis)
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/pink-eye-conjunctivitis
- Ngày tham khảo: 10/11/2024