Đau thần kinh tọa: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Đau thần kinh tọa là hiện tượng đau ở dây thần kinh nối từ lưng xuống chân và đi qua hông, mông. Bệnh không gây nguy hiểm tới tính mạng, nhưng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vậy đau thần kinh tọa là gì? Triệu chứng và nguyên nhân của đau thần kinh tọa là gì ? Cách phòng tránh ra sao? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết bên dưới.

Đau thần kinh tọa là gì ?

Dây thần kinh tọa là dây thần kinh nối dài từ tủy sống đến hông và kèo dài tới mặt sau của cẳng chân. Đau dây thần kinh tọa là khi hiện tượng đau nhói ở dây thần kinh này xảy ra.

Đau thần kinh tọa thường xảy ra nhất khi người bệnh bị thoát vị đĩa đệm. Khiến cho xương đè lên cột sống, gây chèn ép lên dây thần kinh. Điều này gây ra tình trạng viêm, đau và tê chân ở người bệnh.

Khi cơn đau xảy ra, sẽ gây nên tình trạng nhức nhói và khó chịu ở người bệnh. May mắn thay, đa phần người bệnh đều có thể tự khỏi sau đó vài tuần mà không cần thông qua điều trị.

Nhưng đối với một số người có mắc bệnh liên quan đến chân hoặc ruột, bàng quang có thể sẽ cần đến phẫu thuật để loại bỏ sự chèn ép lên dây thần kinh tọa.

đau thần kinh tọa
Hình ảnh diễn tả nguyên nhân của đau thần kinh tọa

Triệu chứng của đau thần kinh tọa

Khi bạn cảm thấy các cơn đau ở các dây thần kinh ở một bên hông hoặc mông, đó chính là triệu chứng đau thần kinh tọa. Bạn có thể cảm nhận cơn đau ở bất kì điểm nào trên đường dẫn của dây thần kinh.

Các cơn đau cũng diễn ra rất khác nhau tùy theo mỗi người. Có thể ban đầu đối với một số người chỉ là cơn đau nhẹ, nhưng với người khác thì phải trải qua cơn đau cực kì dữ dội, đôi lúc có cảm giác như bỏng rát. Đôi lúc lại có cảm giác như bị kim chích, điện giật.

đau thần kinh tọa
Cảm giác đau sẽ nhói lên mỗi khi bạn ho hoặc hắt xì

Cảm giác đau sẽ nhói lên mỗi khi bạn ho hoặc hắt xì. Thông thường, việc ngồi một chỗ quá lâu cũng sẽ làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Một số người khác sẽ có cảm giác tê, ngứa hoặc cảm thấy yếu cơ ở chân bị đau thần kinh tọa. Người bệnh có thể đau một phần ở chân và tê ở bàn chân khác.

Nguyên nhân của đau thần kinh tọa

Nguyên nhân phổ biến của đau thần kinh tọa khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, nguyên nhân chính thường là sẽ do tình trạng thoát vị đĩa đệm ở cột sống gây ra. Hoặc một trường hợp ít gặp hơn là khi xương phát triển quá mức, dẫn đến việc ma sát với cột sống, gây chèn ép dây thần kinh tọa.

Một trường hợp khác ít phổ biến hơn chính là việc xuất hiện khối u do tiểu đường gây nên ở dây thần kinh tọa.

Các yếu tố khác cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến việc đau dây thần kinh tọa.

  • Tuổi tác: những thay đổi liên quan đến tuổi tác sẽ gây ảnh hưởng lên cột sống của bạn. Chẳng hạn như thoát vị đĩa đệm và gai xương, đây là nguyên nhân phổ biến nhất của đau dây thần kinh tọa.
  • Béo phì: việc thừa cân nặng sẽ gây áp lực lớn lên cột sống của bạn, gây thoát vị đĩa đệm, dẫn đến đau thần kinh tọa
  • Công việc: khi làm việc nặng quá sức trong một thời gian dài, bạn sẽ dễ dàng bị chấn thương về cột sống, và sẽ gia tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, và gây nên đau dây thần kinh tọa
  • Những người ngồi lâu trong một khoảng thời gian dài hoặc ít vận động cũng có nguy cơ bị đau thần kinh tọa
  • Bệnh tiểu đường: Việc bị tiểu đường sẽ khiến ảnh hưởng đến cách cơ thể bạn sử dụng lượng đường trong máu, làm tăng nguy cơ tổn thương thần kinh.
đau thần kinh tọa
Người béo phì có nguy cơ cao bị đau thần kinh tọa

Các biến chứng của đau thần kinh tọa

Mặc dù đau thần kinh tọa có thể tự khỏi. Tuy nhiên, nếu gặp những trường hợp này, bạn cần tìm đến ngay bác sĩ để được hỗ trợ:

  • Mất cảm giác ở chân bị đau
  • Cảm giác yếu ở chân bị đau
  • Cảm thấy mất chức năng ở ruột và bàng quang

Cách phòng ngừa đau thần kinh tọa

Bệnh đau thần kinh tọa hoàn toàn có thể tái phát nếu người bệnh không biết cách phòng tránh đúng. Do đó, để ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần

  • Tập thể dục đều đặn: diều này sẽ giúp cho bạn có một cơ thể chắc khỏe, và duy trì cột sống của bạn luôn ở trạng thái ổn định
  • Ngồi đúng tư thế: việc ngồi đúng tư thế sẽ giúp cho bạn không bị mắc các bệnh về cột sống cũng như làm biến dạng cột sống của bạn, dẫn đến việc chèn ép lên dây thần kinh tọa. Bạn có thể trang bị một chiếc gối ở ghế để hỗ trợ cột sống của bạn.
  • Học cách nâng vật nặng đúng đắn: Khi nâng vật nặng, bạn không nên khom cả lưng xuống, như vậy sẽ ảnh hưởng tới cột sống của bạn. Bạn có thể hạ thấp trọng tâm bằng cách khụy 2 đầu gối xuống, và sử dụng toàn bộ lực đẩy ở chân để đưa cơ thể lên. Điều này sẽ giúp cho cột sống của bạn tránh bị tổn thương.
đau thần kinh tọa
Tập thể dục thường xuyên để phòng ngừa đau thần kinh tọa

Một số bác sĩ có thể khám và điều trị bệnh đau thần kinh tọa

  • Bệnh viện quốc tế City
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Dương Đình Triết
  • Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Chí Lăng

Kết luận

Bệnh đau thần kinh tọa có thể tự khỏi, nhưng cũng không nên lơ là. Khi gặp các triệu chứng nguy hiểm như đã nêu ở trên, bạn có thể tìm đến các bác sĩ uy tín gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Mayorclinic.org