Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, có thể điều trị dứt điểm? (P.2)

Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Lê Kim Sang và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com


Rối loạn tiêu hóa là thuật ngữ chung dùng để chỉ tình trạng hoặc bệnh lý xảy ra trong đường tiêu hóa. Đây là một biểu hiện phổ biến của bộ phận tiêu hóa và có thể bắt gặp ở bất kì độ tuổi nào. Tuy nhiên, rối loạn tiêu hóa có thể là những báo động của cơ thể trước những bệnh lý nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ tiếp tục nêu lên những bệnh lý là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa cùng với phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng loại bệnh.

1. Nguyên nhân và điều trị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa không phải là một loại bệnh lý mà là hậu quả của nhiều bệnh lý khác gây ra. Các rối loạn tiêu hóa thường gặp bao gồm:

Lỗ rò hậu môn

Bệnh lỗ rò hậu môn là một ống nhỏ nằm dưới da và thông từ ổ áp xe (khoang bị nhiễm trùng ở hậu môn) tới một lỗ trên da gần lỗ hậu môn. Các chất thải trong cơ thể di chuyển qua ống hậu môn được chuyển hướng qua ống nhỏ này và ra ngoài qua da, gây ngứa và kích ứng. Các lỗ rò cũng có thể gây đau và chảy máu.

Lỗ rò hậu môn hiếm khi tự lành mà thường phải phẫu thuật để dẫn lưu áp xe và “đóng” đường rò.

Bệnh túi thừa

Túi thừa là những cấu trúc dạng túi phát triển trong thành cơ của ruột già, hình thành ở các khu vực suy yếu của ruột. Chúng thường gặp ở đại tràng sigma và đại tràng trái, khu vực áp suất cao của phần dưới ruột già. Bệnh túi thừa rất phổ biến, chiếm tới 10% số người trên 40 tuổi và 50% người trên 60 tuổi theo một khảo sát tại các nước phương Tây, nguyên nhân thường là do có quá ít chất xơ trong khẩu phần ăn. Bệnh túi thừa hiếm khi gây ra các triệu chứng rõ rệt và đôi khi rất khó để phân biệt với hội chứng ruột kích thích.

Điều trị viêm túi thừa bao gồm sử dụng kháng sinh, tăng cường chất lỏng (nước, ăn cháo, súp v.v.). Có khoảng một nửa số bệnh nhân bị biến chứng bệnh túi thừa cần phải phẫu thuật để cắt bỏ đoạn đại tràng liên quan.

roi loan tieu hoa
Bệnh túi thừa là một dạng rối loạn tiêu hóa thường gặp

Polyp đại tràng và ung thư

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WTO) ung thư đại tràng đứng thứ 3 về tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh ung thư (10%), trong đó tại Việt Nam, có khoảng 8000 trường hợp mắc bệnh ung thư đại trực tràng được phát hiện mỗi năm. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong phát hiện và điều trị sớm, ung thư đại trực tràng là một trong những dạng bệnh có thể chữa khỏi bằng cách sử dụng nhiều loại xét nghiệm sàng lọc, các bác sĩ có thể ngăn ngừa, phát hiện và điều trị bệnh một thời gian rất lâu trước khi các triệu chứng xuất hiện.

2. Rối loạn tiêu hóa có đề phòng được không?

Tầm quan trọng của việc tầm soát ung thư đại trực tràng

Phần lớn tất cả các bệnh ung thư đại trực tràng đều phát sinh trên cơ sở polyp đại trực tràng (ban đầu chúng phát triển lành tính trong các mô lót đại tràng và trực tràng). Ung thư phát triển khi các polyp này phát triển và bắt đầu xâm lấn các mô xung quanh.

Hầu như các polyp tiền ung thư có thể được loại bỏ không đau bằng cách sử dụng ống soi ruột kết. Cắt bỏ các polyp có thể ngăn chặn sự phát triển của ung thư đại trực tràng. Nếu không được phát hiện ở giai đoạn đầu, ung thư đại trực tràng có thể di căn khắp cơ thể, làm giảm dần tỷ lệ tiên lượng sống của bệnh nhân sau 5 năm.

Hầu hết các dạng ung thư đại trực tràng ở giai đoạn đầu đều không gây ra triệu chứng. Khi các triệu chứng xuất hiện, nhiều khả năng ung thư có thể đã tiến triển khá nặng. Các triệu chứng bao gồm: máu dính hoặc lẫn trong phân, thay đổi thói quen đi tiêu bình thường, phân nhỏ lại, đau bụng, sụt cân hoặc mệt mỏi liên tục, Cảm giác rằng ruột vẫn chưa thải hết sau khi đi phân. Hầu hết các trường hợp ung thư đại trực tràng được phát hiện sớm theo một trong ba cách:

  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Sàng lọc những cá nhân có nguy cơ cao bị ung thư đại trực tràng (ví dụ: những người có tiền sử gia đình hoặc tiền sử cá nhân bị polyp đại tràng, ung thư, người trên 50 tuổi). Thông thường, nội soi đại tràng được khuyến nghị nên thực hiện vào giai đoạn người thực hiện nội soi đang ở độ tuổi trẻ hơn 10 so với thành viên gia đình từng bị ảnh hưởng (Ví dụ, nếu anh trai bạn được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng hoặc polyp ở tuổi 40, bạn nên bắt đầu tầm soát ở tuổi 30).
  • Kiểm tra ruột ở những bệnh nhân có triệu chứng.

Cách ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về rối loạn tiêu hóa

Ngoài tầm soát ung thư, nhiều bệnh về đại tràng và trực tràng có thể được ngăn ngừa hoặc giảm thiểu bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh, tập thói quen đi tiêu tốt.

  • Tránh các loại thực phẩm giàu axit hoặc có tính axit cao, uống nhiều nước hơn, không ăn gần giờ đi ngủ. 
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh với đầy đủ trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp ngăn ngừa táo bón, đầy bụng hoặc đầy hơi.
  • Nếu có thể hãy nấu ăn tại nhà và đảm bảo rau được rửa đúng cách, thịt được nấu chín ở nhiệt độ thích hợp, quầy bếp và dụng cụ nấu nướng được khử trùng hoặc lau chùi sạch sẽ.
  • Bỏ thuốc lá và hạn chế uống rượu.
roi loan tieu hoa
Tập thể dục thường xuyên giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

3. Bác sĩ điều trị rối loạn tiêu hóa

BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.

ThS. BS. Trần Quang Đại tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM và đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Ngoại tổng hợp.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare là một trong những trung tâm khám bệnh chất lượng cao và đáng tin cậy tại TP. HCM.

Rối loạn tiêu hóa là tình trạng phổ biến và có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, rối loạn tiêu hóa có thể là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý nguy hiểm. Nếu các triệu chứng tiêu hóa diễn ra trong thời gian dài hoặc tiến triển theo chiều hướng nặng hơn, hãy nhanh chóng liên hệ với các bác sĩ hoặc phòng khám uy tín để có hướng điều trị kịp thời.

Xem bài viết Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng, có thể điều trị dứt điểm? (P1)


Docosan là nền tảng đặt lịch hẹn khám bệnh trực tuyến bệnh nhân và các bác sĩ, phòng khám đầu ngành hoàn toàn miễn phí.

Nguồn tham khảo: Webmd

Contact Me on Zalo