Trào ngược dạ dày có chữa được không? Cách điều trị hiệu quả

Bài viết được tham khảo từ các Bác sĩ Sản khoa Lê Kim Sang và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị trên Docosan.com


Trào ngược dạ dày là một căn bệnh tiêu hóa phổ biến, hầu như có thể làm thuyên giảm bằng cách điều chỉnh lối sống hoặc sử dụng thuốc. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bác sĩ có thể yêu cầu sử dụng những phương pháp khác như phẫu thuật để điều trị, tùy thuộc vào mức độ tình trạng bệnh.

1. Phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày

Để xác định và chẩn đoán trào ngược dạ dày, kiểm tra các biến chứng, bác sĩ có thể thực hiện các phương pháp sau:

  • Nội soi đại tràng: Đôi khi kết quả xét nghiệm thường cho thấy đại tràng bình thường khi có hiện tượng trào ngược, nhưng nội soi có thể phát hiện viêm thực quản hoặc các biến chứng khác. Bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng, linh hoạt được trang bị đèn và camera (ống nội soi) xuống cổ họng để kiểm tra bên trong thực quản và dạ dày. Nội soi cũng có thể được sử dụng để thu thập một số sinh thiết nhằm kiểm tra các biến chứng như Barrett thực quản.
  • Thử nghiệm thăm dò axit lưu động (pH): Bác sĩ sẽ đặt một màn hình trong thực quản để xác định khi nào và trong bao lâu axit dạ dày trào ngược. Màn hình có thể là một ống mỏng, linh hoạt luồn qua mũi vào thực quản của bệnh nhân, hoặc bác sĩ đặt một cái kẹp trong thực quản trong quá trình nội soi để đi vào phân của bệnh nhân sau khoảng hai ngày.
  • Áp kế thực quản: Dùng để đo các cơn co thắt nhịp nhàng của cơ trong thực quản khi bệnh nhân nuốt. Áp kế thực quản cũng đo lường sự phối hợp và lực tác động bởi các cơ của thực quản.
  • Chụp X-quang hệ tiêu hóa trên: Sau khi bệnh nhân uống một chất lỏng lấp đầy lớp niêm mạc bên trong đường tiêu hóa. Bác sĩ sẽ chụp X-quang để kiểm tra thực quản, dạ dày và ruột trên. Bệnh nhân cũng có thể được yêu cầu nuốt một viên bari nhằm chẩn đoán nếu tình trạng hẹp thực quản cản trở việc nuốt.
noi soi trao nguoc da day
Điều trị trào ngược dạ dày bằng phương pháp nội soi

2. Điều trị trào ngược dạ dày

Khó có thể đưa ra kết luận đâu là loại thuốc chữa trào ngược dạ dày tốt nhất vì điều đó còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Nếu trào ngược dạ dày không thuyên giảm trong vòng vài tuần sau khi bệnh nhân đã có những điều chỉnh trong lối sống hoặc dùng thuốc không kê đơn, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc theo toa hoặc phẫu thuật.

Một số loại thuốc không theo toa phổ biến

  • Thuốc kháng axit trung hòa axit trong dạ dày: Thuốc kháng axit, chẳng hạn như Mylanta, Rolaids và Tums, có thể giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên một mình thuốc kháng axit sẽ không thể chữa trị hoàn toàn thực quản bị viêm do axit dạ dày gây ra. Việc lạm dụng một số thuốc kháng axit có thể gây ra các tác dụng phụ, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc đôi khi các vấn đề về thận.
  • Thuốc giảm sản xuất axit (còn được gọi là thuốc chẹn thụ thể H-2) bao gồm cimetidine (Tagamet HB), famotidine (Pepcid AC) và nizatidine (Axid AR). Thuốc chẹn thụ thể H-2 không hoạt động nhanh như thuốc kháng axit, nhưng chúng giúp giảm đau lâu hơn và có thể làm cơ thể giảm sản xuất axit từ dạ dày lên đến 12 giờ. 
  • Thuốc ngăn chặn sản xuất axit và chữa lành thực quản (còn được gọi là thuốc ức chế bơm proton) là một loại thuốc chẹn axit mạnh hơn thuốc chẹn thụ thể H-2 và cho phép các mô thực quản bị tổn thương có thời gian chữa lành. Thuốc ức chế bơm proton không kê đơn bao gồm lansoprazole (Prevacid 24 HR) và omeprazole (Prilosec OTC, Zegerid OTC).

Những loại thuốc điều trị theo toa

  • Thuốc chẹn thụ thể H-2 cường độ theo toa: Bao gồm famotidine theo toa (Pepcid) và nizatidine. Các loại thuốc này thường được dung nạp tốt nhưng sử dụng lâu dài có thể làm tăng nhẹ nguy cơ thiếu hụt vitamin B-12 và gãy xương.
  • Thuốc ức chế bơm proton cường độ theo toa: Bao gồm esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec, Zegerid), pantoprazole (Protonix), rabeprazole (Aciphex) và dexlansoprazole (Dexilant). Mặc dù các loại thuốc này có tác dụng tốt trong việc chữa trị trào ngược dạ dày nhưng có thể gây tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn và thiếu hụt vitamin B-12. Nếu sử dụng lâu dài có thể làm tăng nguy cơ gãy xương hông.
  • Thuốc để tăng cường cơ vòng thực quản dưới có thể làm dịu trào ngược dạ dày bằng cách giảm tần suất giãn cơ thắt thực quản dưới. Các tác dụng phụ có thể bao gồm mệt mỏi hoặc buồn nôn.

Phẫu thuật

Trào ngược dạ dày thường có thể được điều trị bằng thuốc. Nhưng trong trường hợp thuốc không có tác dụng hoặc bệnh nhân muốn tránh phải sử dụng thuốc trong thời gian lâu, bác sĩ có thể đề nghị một trong những phương pháp sau:

  • Quấn một phần hoặc toàn bộ phần trên của dạ dày quanh cơ thắt thực quản dưới, để thắt chặt cơ và ngăn trào ngược.
  • Bao bọc một vòng các hạt từ tính nhỏ xung quanh phần nối của dạ dày và thực quản. Lực hút từ tính giữa các hạt đủ mạnh để giữ kín chỗ tiếp giáp với axit trào ngược, nhưng đủ yếu để cho thức ăn đi qua.
  • Thắt chặt cơ vòng thực quản dưới bằng cách quấn quanh dùng dây buộc polypropylene. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian phục hồi nhanh chóng.

Biện pháp giúp khắc phục trào ngược dạ dày tại nhà

Một số mẹo chữa trào ngược dạ dày thực quản bằng cách điều chỉnh lối sống có thể giúp giảm tần suất trào ngược axit:

trao nguoc da day
Hạn chế hút thuốc lá giúp làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Cân nặng dư thừa gây áp lực lên bụng, đẩy dạ dày lên và khiến axit trào ngược lên thực quản.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc làm suy yếu cơ vòng thực quản dưới.
  • Đừng nằm xuống sau bữa ăn: Chờ ít nhất ba giờ sau khi ăn trước khi nằm hoặc đi ngủ.
  • Ăn chậm và nhai kỹ.
  • Tránh thức ăn và đồ uống gây trào ngược: Các tác nhân phổ biến bao gồm thực phẩm béo hoặc chiên, nước sốt cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, tỏi, hành tây và caffeine.
  • Tránh mặc quần áo bó sát: Quần áo ôm sát vòng eo gây áp lực lên bụng và cơ thắt thực quản dưới.

Trào ngược dạ dày nên ăn gì

Hãy lựa chọn những loại thực phẩm có tính kiềm, có thể trung hòa axit vì những thực phẩm này giúp tránh sự bào mòn lớp nhầy trong dạ dày, hạn chế các nhịp co thắt thực quản khiến axit trào lên: Bánh mì, bột yến mạch, đỗ, đậu, đạm dễ tiêu, sữa chua, nghệ, mật ong v.v.

Trào ngược dạ dày nên kiêng gì cũng là một vấn đề khá quan trọng. Bạn nên tránh những thực phẩm kích thích cơ thắt dưới thực quản, tăng tiết axit: Nước có gas, thức ăn cay nóng, sô cô la, các loại trái cây (cam, chanh, dứa v.v.), rượu bia, cà phê v.v.

Bác sĩ điều trị trào ngược dạ dày

BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.

ThS. BS. Trần Quang Đại tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM và đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Ngoại tổng hợp.

Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh.

Để được chẩn đoán và xác định tình trạng bệnh một cách chính xác nhất, hãy liên hệ với các bác sĩ và phòng khám uy tín nếu như tình trạng trào ngược dạ dày khiến cho chất lượng cuộc sống của bạn bị giảm sút.

Đọc thêm: Xét nghiệm trào ngược dạ dày có những bước gì? Nên xét nghiệm ở đâu?


Docosan là nền tảng đặt lịch hẹn khám bệnh với các bác sĩ và phòng khám đầu ngành tại Việt Nam.

Nguồn tham khảo: Webmd