Đục thủy tinh thể bẩm sinh: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Bác Sĩ Đoàn Hồng Dung
Tư vấn các Bệnh lý về mắt
Bác Sĩ Đoàn Hồng Dung
Phòng Khám Chuyên Khoa Mắt

Đục thủy tinh bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp khiến mắt trẻ sơ sinh bị đục, giảm thị lực và nhiều vấn đề khác về mắt. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Docosan tìm hiểu dấu hiệu nhận biết và cách điều trị căn bệnh này để phòng ngừa cũng như cải thiện thị lực cho trẻ nhé.

Thế nào là đục thủy tinh thể bẩm sinh? 

Đục thủy tinh thể là tình trạng thủy tinh thể trong mắt bị đục hoặc mờ đục, làm giảm khả năng dẫn truyền ánh sáng vào mắt và ảnh hưởng lớn đến thị lực.

Đục thủy tinh thể được xem là bẩm sinh nếu bệnh được chẩn đoán ở trẻ trước khi ra đời hoặc trong những năm đầu đời. Lúc này, trẻ sơ sinh có thể đục thủy tinh thể ở một hoặc cả hai bên mắt.

Đục thủy tinh ảnh hưởng lớn đến thị lực của trẻ
Đục thủy tinh ảnh hưởng lớn đến thị lực của trẻ

Mắt bị đục thủy tinh thể khiến trẻ không thể nhìn rõ sự vật như bình thường. Tình trạng này khiến não và mắt khó phối hợp hoạt động và kiểm soát chuyển động của mắt một cách phù hợp. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đục thủy tinh thể và mức độ nghiêm trọng của bệnh, trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể gặp thêm các bệnh lý khác về mắt, bao gồm:

Nguyên nhân gây đục thủy tinh thể bẩm sinh 

Đục thủy tinh thể xảy ra khi các sợi protein trong thủy tinh thể của mắt bị biến đổi do nhiễm trùng, đột biến DNA hoặc mất cân bằng hóa học. Trẻ sơ sinh có nguy cơ cao bị đục thủy tinh thể nếu đã từng bị nhiễm trùng trước hoặc ngay sau khi sinh, trẻ có tiền sử gia đình bị đục thủy tinh thể bẩm sinh hoặc trẻ sinh non.

Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể bẩm sinh không do di truyền
Nhiễm trùng là nguyên nhân chính gây đục thủy tinh thể bẩm sinh không do di truyền

Một số nhiễm trùng phổ biến nhất gây đục thủy tinh thể bẩm sinh gồm:

Các triệu chứng đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ

Trẻ bị đục thủy tinh thể bẩm sinh có phần đồng tử màu xám, thay vì màu đen như mắt người bình thường. Toàn bộ đồng tử có thể trông giống như đang bao phủ bởi một lớp màng, đôi khi có thể nhìn thấy một vài đốm trắng bên trong đồng tử.

Các hình thái đục thủy tinh thể bẩm sinh 

Đục nhân thủy tinh thể là hình thái phổ biến nhất
Đục nhân thủy tinh thể là hình thái phổ biến nhất

Có 4 hình thái đục thủy tinh thể bẩm sinh, bao gồm:

  • Đục thủy tinh thể cực trước: Đục thủy tinh thể xảy ra ở mặt trước, thường do nguyên nhân di truyền.
  • Đục thủy tinh thể cực sau: Đục thủy tinh thể xảy ra ở mặt sau, thường quan sát thấy ranh giới rõ ràng.
  • Đục thủy tinh thể lấm tấm xanh da trời: Xuất hiện các chấm nhỏ màu xanh da trời bên trong thủy tinh thể, thường thấy ở cả hai mắt của trẻ. Hình thái này có xu hướng di truyền và không gây ra các vấn đề về thị giác.
  • Đục nhân thủy tinh thể: Hình thái phổ biến nhất của đục thủy tinh thể bẩm sinh, đục ở phần trung tâm của thủy tinh thể.

Điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh 

Đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể không cần phải điều trị nếu bệnh không gây ra vấn đề gì về thị lực của trẻ. Trong trường hợp này, trẻ chỉ cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi thị lực.

Nếu đục thủy tinh thể bẩm sinh ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, cần áp dụng biện pháp phẫu thuật để loại bỏ thủy tinh thể bị đục. Sau đó, trẻ có thể phải đeo kính thuốc hoặc kính áp tròng trong thời gian dài để duy trì thị lực và sinh hoạt bình thường.

Đục thủy tinh thể bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp. Do đó, rất khó để dự đoán thời gian cải thiện thị lực của trẻ sau khi điều trị. Trong nhiều ca lâm sàng, thị lực của trẻ vẫn có thể giảm (ở một hoặc cả hai bên mắt) ngay cả khi đã được phẫu thuật. Tuy nhiên, trẻ có thể sinh hoạt và đến trường bình thường như bao đứa trẻ khác.

Là hệ thống bệnh viện mắt có quy mô lớn nhất Việt Nam, bệnh viện Mắt Sài Gòn với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nhãn khoa là địa chỉ khám chữa bệnh về mắt được nhiều người bệnh tin tưởng.

Tại đây có cung cấp dịch vụ khám và điều trị tình trạng đục thủy tinh thể bẩm sinh ở trẻ. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và công nghệ hiện đại từ châu Âu, bệnh viện Mắt Sài Gòn sẽ giúp người bệnh đục thủy tinh thể điều trị và phục hồi thị lực một cách tốt nhất.

Các biến chứng sau phẫu thuật đục thủy tinh thể 

Đục bao sau là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật
Đục bao sau là biến chứng thường gặp nhất sau phẫu thuật

Đục thủy tinh thể có thể ảnh hưởng đến thị lực nếu không được điều trị kịp thời. Trong những trường hợp nghiêm trọng, bệnh có thể gây mất thị lực vĩnh viễn, lác mắt, thậm chí là mù lòa. Phẫu thuật đục thủy tinh thể thường diễn ra thành công và ít có nguy cơ biến chứng.

Tình trạng đục bao sau (PCO), hay đục thủy tinh thể thứ phát hoặc “mô sẹo” là rủi ro phổ biến nhất mà các bệnh nhân phẫu thuật đục thủy tinh thể gặp phải sau khi điều trị. Bệnh xảy ra do IOL được giữ cố định trong bao thủy tinh thể sau một thời gian trở nên đục, nhăn nheo khiến thị lực mờ trở lại. PCO xảy ra ở 50% bệnh nhân trong vòng 2 – 5 năm sau phẫu thuật.

Ngoài ra, tăng nhãn áp cũng là một trong những biến chứng quan trọng mà người bệnh đục thủy tinh thể cần lưu tâm sau phẫu thuật. Nếu không phát hiện sớm và điều trị, áp lực tích tụ bên trong mắt thời gian dài có thể gây tổn thương các cấu trúc khác của mắt và không thể hồi phục.

Mặc dù các biến chứng trên có thể ảnh hưởng lớn đến thị lực, cả PCO và tăng nhãn áp đều có thể được điều trị bằng thuốc hoặc các cuộc tiểu phẫu khác để đảm bảo thị lực cho trẻ.

Có thể phòng ngừa đục thủy tinh thể ở trẻ không? 

Không thể phòng ngừa bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh do bệnh có tính chất di truyền. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước và trong thời kỳ mang thai để giới hạn tỷ lệ mắc bệnh cho trẻ ở mức thấp nhất. Phụ nữ mang thai cần tránh nhiễm trùng, tiêm chủng đầy đủ trước khi mang thai để giảm nguy cơ sinh con bị đục thủy tinh thể.

Tư vấn di truyền là cách tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh
Tư vấn di truyền là cách tốt nhất để giảm tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh

Nếu trước đây mẹ đã từng sinh con bị đục thủy tinh thể bẩm sinh và đang có kế hoạch mang thai lần nữa, mẹ cần trao đổi chi tiết với bác sĩ để được tư vấn di truyền và làm các xét nghiệm cần thiết. Kết quả xét nghiệm có thể giúp mẹ cân nhắc hơn về ý định mang thai hoặc đề xuất những giải pháp hiệu quả hơn để hạn chế tỷ lệ mắc đục thủy tinh thể bẩm sinh ở con tiếp theo.

Bài viết trên đây đã trình bày về dấu hiệu nhận biết và cách điều trị mắt trẻ sơ sinh bị đục. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè và người thân cùng biết nhé!

Xem thêm:

Link tham khảo:

1. Congenital Cataracts.

  • Link tham khảo: https://kidshealth.org/en/parents/congenital-cataracts.html.
  • Ngày tham khảo: 16/12/2024.

2. Types of congenital cataract.

  • Link tham khảo: https://gene.vision/knowledge-base/types-of-congenital-cataract/.
  • Ngày tham khảo: 16/12/2024.

3. Childhood cataracts.

  • Link tham khảo: https://www.nhs.uk/conditions/childhood-cataracts/.
  • Ngày tham khảo: 16/12/2024.
Contact Me on Zalo