Hệ miễn dịch đóng vai trò hết sức quan trọng đối với cơ thể con người. Nếu không có sự tồn tại của hệ miễn dịch thì cơ thể dễ dàng bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Liệu bạn đã hiểu rõ về hệ thống quan trọng này chưa? Hãy theo dõi bài chia sẻ dưới đây, Docosan sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về hệ thống miễn dịch và cách tăng cường hoạt động của hệ thống này.
Tóm tắt nội dung
- 1 Hệ miễn dịch là gì?
- 2 Hệ thống miễn dịch hoạt động như thế nào?
- 3 Tại sao hệ miễn dịch suy yếu?
- 4 Một số nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu
- 5 Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch?
- 6 Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hệ miễn dịch
- 6.0.0.1 u003cstrongu003eThuốc tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất hiện nay?u003c/strongu003e
- 6.0.0.2 u003cstrongu003eHệ thống miễn dịch là gì?u003c/strongu003e
- 6.0.0.3 u003cstrongu003eCách điều trị suy giảm hệ miễn dịch?u003c/strongu003e
- 6.0.0.4 u003cstrongu003eDấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu?u003c/strongu003e
- 6.0.0.5 u003cstrongu003eLàm thế nào để biết hệ miễn dịch tốt?u003c/strongu003e
- 6.0.0.6 u003cstrongu003eNhững thói quen gây suy giảm hệ miễn dịch?u003c/strongu003e
- 6.0.0.7 u003cstrongu003eHệ miễn dịch gồm những gì?u003c/strongu003e
- 6.0.0.8 u003cstrongu003eHệ miễn dịch nằm ở đâu?u003c/strongu003e
Hệ miễn dịch là gì?
Hệ miễn dịch là một hệ thống phức tạp bao gồm các mô, tế bào và một số cơ quan trong cơ thể con người. Hệ miễn dịch đảm nhận vai trò ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hại như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,… vào cơ thể, đồng thời tấn công các tác nhân này nếu chúng xâm nhập, bằng cách tấn công trực tiếp hoặc gián tiếp vào tác nhân gây bệnh.
Như vậy, hệ miễn dịch đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với con người. Nếu hệ thống miễn dịch bị suy yếu hoặc mất chức năng thì cơ thể không chống lại những tác nhân gây bệnh và có thể dẫn đến bệnh tật và tử vong.
Hệ thống miễn dịch được phân bố rải rác khắp cơ thể con người, bao gồm:
- Da và niêm mạc
- Dịch nhầy
- Tế bào bạch cầu
- Các cơ quan và mô của hệ bạch huyết (bao gồm tuyến ức, lách, amidan, hạch bạch huyết, mạch bạch tuyết và tủy xương): nơi sản xuất, lưu trữ và vận chuyển các tế bào bạch cầu.
Có hai loại miễn dịch chính là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được (hay còn gọi là miễn dịch thích ứng). Trong cơ chế miễn dịch thu được có thể chia thành miễn dịch chủ động và miễn dịch thụ động. Mỗi cơ chế miễn dịch có con đường hình thành khác nhau, phản ứng khác nhau nhưng đều hướng đến mục đích chính là bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các vật thể lạ.
- Miễn dịch bẩm sinh là cơ chế miễn dịch đã có sẵn trong cơ thể khi trẻ vừa mới chào đời. Đây được xem là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể, bao gồm da, niêm mạc và màng nhầy. Nhiệm vụ của nó là ngăn chặn các chất độc hại xâm nhập vào thể;
- Miễn dịch chủ động được hình thành sau khi cơ thể bị nhiễm trùng hoặc được tiêm vaccine;
- Miễn dịch thụ động là trạng thái miễn dịch có được nhờ chuyển các kháng thể hoặc các tế bào lympho từ một cơ thể khác đã có miễn dịch chủ động sang. Chẳng hạn như, trẻ sơ sinh khi vừa mới chào đời sẽ nhận kháng thể từ người mẹ qua nhau thai trong giai đoạn bào thai và qua sữa mẹ khi mẹ cho con bú, một số người có được miễn dịch thụ động khi nhận các chế phẩm từ máu có chứa kháng thể. Tuy nhiên một điểm trừ của miễn dịch thụ động là thời gian hữu dụng chỉ kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng.
Hệ thống miễn dịch hoạt động như thế nào?
Nhiệm vụ then chốt của hệ thống miễn dịch là bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân lạ như vi khuẩn, virus, các chất độc hại, hóa chất hay có thể là tế bào bất thường như các tế bào ung thư. Những tác nhân này được gọi chung là kháng nguyên.
Phòng tuyến đầu tiên của hệ thống miễn dịch đó là các hàng rào da và niêm mạc, các chất nhầy trên bề mặt niêm mạc. Nếu các tác nhân gây bệnh có thể vượt qua lớp bảo vệ đầu tiên này đi sâu vào các mô hoặc xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn, chúng sẽ được phát hiện và tấn công bởi các loại tế bào bạch cầu cũng như các protein đặc biệt trong huyết tương. Đây là cơ chế hoạt động của miễn dịch bẩm sinh.
Song song với hoạt động của hệ thống miễn dịch bẩm sinh, cơ thể chúng ta cũng tiếp tục kích hoạt hệ thống miễn dịch thích ứng để có thể bảo vệ cơ thể một cách toàn diện. Khi phát hiện có sự xâm nhập của các kháng nguyên lạ, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ được kích hoạt để tấn công và loại bỏ các kháng nguyên này.
Các thành phần tham gia vào quá trình đáp ứng miễn dịch thích ứng là các tế bào lympho và các sản phẩm do tế bào lympho tạo ra, chẳng hạn như kháng thể. Kháng nguyên lạ bị tấn công trực tiếp bởi các tế bào lympho hoặc gián tiếp thông qua các kháng thể. Kết quả của quá trình này là loại bỏ được kháng nguyên lạ, đồng thời tạo ra những tế bào “nhớ” để cơ thể có thể nhanh chóng tạo ra phản ứng miễn dịch khi kháng nguyên lạ quay lại trong những lần sau.
Trong một số trường hợp đặc biệt, cơ thể có đáp ứng miễn dịch ngay cả khi không có tác nhân gây bệnh, chẳng hạn như các rối loạn tự miễn. Khi đó, hệ thống miễn dịch sẽ tấn công nhầm vào các tế bào khỏe mạnh của cơ thể.
Nếu hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, bạn sẽ dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công. Thời gian nhiễm trùng của những người bị suy giảm miễn dịch sẽ kéo dài hơn so với những người có hệ thống miễn dịch khoẻ mạnh, các triệu chứng cũng nghiêm trọng hơn và khó điều trị hơn.
Tại sao hệ miễn dịch suy yếu?
Hệ thống miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus và các mối đe dọa khác. Nếu hệ miễn dịch bị tấn công hoặc suy giảm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy tại sao hệ miễn dịch lại suy yếu? Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của hệ miễn dịch. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:
- Tuổi tác: Hệ miễn dịch của chúng ta thường suy yếu theo thời gian, đặc biệt là khi chúng ta già đi.
- Bệnh lý: Các bệnh mãn tính như tiểu đường, bệnh gan hoặc thận, HIV/AIDS và ung thư có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Các loại thuốc: Một số loại thuốc như corticosteroid, hóa trị, xạ trị hoặc thuốc chống tăng sinh thường gây ra tác dụng phụ là làm suy yếu hệ thống miễn dịch.
- Stress: Stress mãnh liệt hoặc kéo dài có thể làm giảm hệ miễn dịch, khiến cơ thể trở nên yếu ớt hơn trong việc chống lại bệnh cúm, mụn rộp, bệnh zona và các loại virus gây bệnh khác.
- Chế độ ăn uống mất cân bằng: Thiếu các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin A, C, D và khoáng chất có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.
- Thiếu ngủ: Ngủ đủ giấc giúp cơ thể được nghỉ ngơi, phục hồi và tăng khả năng chống lại bệnh tật. Ngược lại, việc thiếu ngủ có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, khiến bạn dễ bị ốm hơn.
Để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh, bạn nên vệ sinh cơ thể mỗi ngày, đảm bảo môi trường sống và làm việc luôn sạch sẽ. Đồng thời chú ý tới chế độ ăn uống, tăng cường thể chất, kiểm soát căng thẳng và tiêm ngừa vắc xin đầy đủ để cơ thể sản sinh ra kháng thể chống lại các vi rút gây hại.
Một số nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu
Hầu như mọi trẻ em sinh ra đều có hệ miễn dịch khỏe mạnh. Tuy nhiên, sẽ có một trường hợp trẻ sinh ra đã có hệ thống miễn dịch suy yếu. Nguyên nhân chính là do khiếm khuyết trong vật chất di truyền của người cha hoặc người mẹ hay thậm chí là cả hai. Chính sự khiếm khuyết này đã dẫn đến sự thiếu hụt một số chất miễn dịch để bảo vệ cơ thể. Các đối tượng này rất nhạy cảm và dễ mắc bệnh truyền nhiễm; tình trạng nhiễm trùng kéo dài, tái phát nhiều lần và rất khó điều trị dứt điểm.
Ngoài ra, còn rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu, chẳng hạn như:
- Tuổi tác: Càng lớn tuổi, khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể càng giảm. Điều này đã góp phần phát sinh nhiều căn bệnh truyền nhiễm và gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở người lớn tuổi. Mặc dù không thể phủ nhận một số người già vẫn sống khỏe mạnh và không mắc bệnh, nhưng dựa trên báo cáo của các trung tâm y khoa cho thấy, so với người trẻ tuổi thì người già có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm cao hơn, việc điều trị kéo dài hơn, gặp nhiều khó khăn hơn, thậm chí tỉ lệ tử vong của người già khi nhiễm trùng là rất cao.
- Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc điều trị bệnh nếu sử dụng không đúng sẽ tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là các thuốc kháng sinh, thuốc chống thải ghép, corticoid, thuốc hóa trị ung thư,… Các loại thuốc này không chỉ ức chế khả năng hoạt động của tế bào miễn dịch khi có tác nhân lạ xâm nhập mà còn tác động lên tủy xương, nhà máy sản xuất ra các tế bào miễn dịch này.
- Chế độ ăn uống thiếu dưỡng chất: Một số chứng minh khoa học mới đây cho thấy, người suy dinh dưỡng có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm rất cao. Một phần là do sức khỏe của họ bị suy yếu nên không đủ khả năng để đối mặt với tác nhân gây hại từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể. Bên cạnh đó, sự mất cân bằng về thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn cũng có thể khiến hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Một chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, thường xuyên ăn thực phẩm cay nóng, sử dụng chất kích thích, uống nhiều rượu bia,… sẽ khiến cơ quan nội tạng bị tổn thương, đặc biệt là gan và thận, từ đó giảm đào thải độc tố. Tất cả những vấn đề này đều khiến hệ miễn dịch bị giảm chức năng.
- Lười vận động: Đây cũng có thể là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Lười vận động sẽ khiến các tế bào hoặc các sản phẩm của hệ thống miễn dịch lưu thông kém trong cơ thể, điều này có thể làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện nhiệm vụ của chúng.
- Yếu tố tâm lý: Một trong những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy giảm mà bạn không thể bỏ qua là yếu tố tâm lý. Cơ thể thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài không chỉ khiến sức khỏe suy yếu, kém tập trung mà còn tạo cơ hội cho một số bệnh lý phát sinh như bệnh về dạ dày tá tràng, nổi mề đay, bệnh tim, bệnh về tâm sinh lý,… Theo đó, các nghiên cứu gần đây còn phát hiện, khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng quá mức có thể khiến các tế bào kháng virus trong cơ thể bị suy giảm, đồng thời lượng hormone cortisol cao hơn. Cortisol là loại hormone khiến khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Điều này sẽ khiến thời gian hồi phục tổn thương bị kéo giãn ra.
- Giấc ngủ không đạt chất lượng, ngủ không ngon giấc: Khi cơ thể ngủ, bộ não sẽ truyền tín hiệu để các tế bào trong cơ thể làm việc, bắt đầu sửa chữa các tổn thương, đồng thời sản sinh ra một số chất để điều hòa tâm lý, tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Trong trường hợp giấc ngủ không đạt chất lượng, lượng tế bào Lympho T và bạch cầu Lympho B trong máu có xu hướng giảm đi. Đây được xem là hai tế bào đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể phát hiện các kháng nguyên lạ hay các tế bào ung thư để tấn công.
Làm sao để tăng cường hệ miễn dịch?
Vì hệ thống miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người nên bạn cần biết cách làm sao để tăng cường hệ thống và duy trì ở mức ổn định, tránh để phản ứng miễn dịch suy yếu. Điều chỉnh chế độ ăn uống hằng ngày hay thay đổi cách sinh hoạt cũng được xem là một trong những biện pháp tăng cường hiệu quả hoạt động của hệ thống này.
Tiêm vaccine phòng bệnh
Vaccine là chế phẩm có tác dụng tạo ra phản ứng miễn dịch trong cơ thể để chống lại bệnh tật. Thành phần có trong vaccine có thể là các kháng nguyên bị làm giảm độc lực, mảnh vỡ của kháng nguyên hoặc các sản phẩm miễn dịch được chiết xuất.
Việc tiêm chủng đầy đủ liều lượng và đúng lịch luôn được chuyên gia khuyến cáo. Đặc biệt là trẻ sơ sinh cần bổ sung đủ lượng vaccine đã được bác sĩ đề nghị vì đây là đối tượng rất dễ bị các tác nhân từ bên ngoài tấn công và sinh bệnh.
Xây dựng chế độ ăn uống khoa học
Một chế độ ăn uống khoa học không chỉ giúp cơ thể khỏe mạnh mà còn giúp hệ thống miễn dịch được ổn định. Điều này có nghĩa là trong bữa ăn hàng ngày bạn cần đảm bảo có đầy đủ rau củ, trái cây, thịt, các loại hạt, ngũ cốc nguyên chất, protein và chất béo lành mạnh.
Đặc biệt, bạn cần bổ sung hàm lượng vitamin C, B6 và vitamin E mỗi ngày để đảm bảo cơ thể có đủ lượng vi chất dinh dưỡng để duy trì hệ thống miễn dịch của bạn. Tuy nhiên, bổ sung một lượng vừa đủ và không nên lạm dụng nếu không mong muốn sức khỏe tổng thể bị ảnh hưởng.
Chăm tập thể dục thể thao
Mỗi ngày dành khoảng 30 – 45 phút để vận động được xem là một trong những cách tăng cường hệ miễn dịch. Tập luyện đúng cách sẽ giúp các tế bào miễn dịch và các sản phẩm của hệ miễn dịch lưu thông dễ dàng trong cơ thể. Hơn thế, việc hoạt động này còn giúp cơ bắp săn chắc, giảm căng thẳng và duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn bài tập phù hợp, tránh những bài tập vượt quá sự cho phép của cơ thể.
Bổ sung đủ lượng nước
Nước đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người. Vì thế, con người sống không thể thiếu nước và hệ thống miễn dịch của bạn cũng vậy. Uống đủ lượng nước sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Khi đó, các tế bào miễn dịch và các sản phẩm của hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các viêm nhiễm ở khắp nơi trong cơ thể. Nếu cơ thể mất nước sẽ khiến việc lưu thông của máu kém đi, đôi khi sẽ dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch.
Lời khuyên của chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày cần bổ sung ít nhất 2 lít nước, bao gồm nước lọc, nước ép hoa quả và nước canh.
Đảm bảo giấc ngủ đạt được chất lượng
Khi chúng ta đi ngủ, cơ thể có rất nhiều hoạt động quan trọng vẫn tiếp tục diễn ra, điển hình nhất là các thành phần chống viêm nhiễm sẽ được sinh ra. Một chất ngủ chất lượng sẽ giúp cơ thể hồi phục, hệ thống miễn dịch khỏe mạnh để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Giảm căng thẳng, mệt mỏi quá mức
Như vừa được đề cập, căng thẳng, mệt mỏi kéo dài là những nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Đặc biệt hơn, nếu tình trạng căng thẳng diễn ra thường xuyên và kéo dài sẽ khiến cơ thể xuất hiện những chống lại căng thẳng. Điều này sẽ làm răng nguy cơ nhiễm trùng và bệnh tật.
Do vậy, bạn cần biết cách giải tỏa căng thẳng bằng nhiều cách khác nhau, có thể đọc sách, nghe nhạc hay tâm sự cùng với người thân, bạn bè, thi thoảng có thể dạo bộ, hóng mát, hít thở sâu. Nhiều chuyên gia khuyến khích bạn nên tập thói quan hành thiền mỗi ngày để giúp cơ thể giảm căng thẳng.
Hệ miễn dịch đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể con người. Nếu hệ thống này bị suy yếu, bạn cần sớm tìm hiểu nguyên nhân gây ra, từ đó có những sự điều chỉnh phù hợp để nó ổn định trở lại. Đồng thời, áp dụng các biện pháp tăng cường để nâng cao hệ thống cũng như giúp cơ thể không bị ốm vặt.
Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến hệ miễn dịch
u003cstrongu003eThuốc tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất hiện nay?u003c/strongu003e
Một số loại thuốc và thực phẩm chức năng tăng cường hệ miễn dịch tốt nhất hiện nay là: viên uống HealthyLife Fucoidan, viên uống STADA BETA-GLUCANS IMMUNE SUPPORT+, viên uống Pharmatoni X, viên uống Oncolysin, Siro TP Zinco Corke, hồng sâm cô đặc K-JIN RED GINSENG STICK GOLD.
u003cstrongu003eHệ thống miễn dịch là gì?u003c/strongu003e
Hệ thống miễn dịch là một phần quan trọng của cơ thể con người bao gồm các tế bào và cơ quan tham gia vào việc bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng và các tác nhân gây bệnh khác. Có hai loại miễn dịch chính: miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thu được. Miễn dịch bẩm sinh là cơ chế miễn dịch có sẵn khi trẻ vừa mới sinh ra, trong khi miễn dịch thu được là khả năng phát triển miễn dịch sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hoặc sau khi được tiêm vaccine.
u003cstrongu003eCách điều trị suy giảm hệ miễn dịch?u003c/strongu003e
Một số phương pháp điều trị suy giảm hệ miễn dịch thường được áp dụng là:u003cbru003e- Điều trị cơ bản: Để cải thiện chức năng hệ miễn dịch, việc quan trọng là duy trì một lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, tập thể dục đều đặn, tránh stress, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, uống rượu hay sử dụng các chất gây nghiện.u003cbru003e- Dùng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để tăng cường hệ miễn dịch. Có thể sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị các nhiễm trùng, thuốc kháng vi khuẩn để kiểm soát vi khuẩn gây bệnh, hoặc thuốc chống vi rút để kiểm soát các vi rút gây bệnh.u003cbru003e- Điều trị dự phòng: Đối với những người có nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch, như những người mắc bệnh mãn tính hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch, việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ và đúng thời gian quy định sẽ giúp cho hệ thống miễn dịch thích nghi và tạo các kháng thể làm suy yếu sự tấn công vi khuẩn gây bệnh.
u003cstrongu003eDấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu?u003c/strongu003e
Sốt liên tục không rõ nguyên nhân, viêm kết mạc, viêm xoang, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm phổi, nhiễm trùng tái đi tái lại là những dấu hiệu thường gặp ở những người có hệ miễn dịch bị suy yếu.
u003cstrongu003eLàm thế nào để biết hệ miễn dịch tốt?u003c/strongu003e
Theo Web MD, người có hệ miễn dịch tốt là người không có các triệu chứng sau: mắt khô hoặc cảm giác có sạn, chán nản, da nổi ban, vấn đề về dạ dày hoặc ruột, tay chân lạnh, rụng tóc, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, đau khớp, vết thương lâu lành, thường xuyên bị bệnh.
u003cstrongu003eNhững thói quen gây suy giảm hệ miễn dịch?u003c/strongu003e
Một số thói quen xấu hàng ngày có thể làm suy giảm hệ miễn dịch của chúng ta như:u003cbru003e- Thiếu ngủ.u003cbru003e- Stress, căng thẳng.u003cbru003e- Ít vận động.u003cbru003e- Tiêu thụ quá nhiều đồ ăn không lành mạnh.u003cbru003e- Hút thuốc, uống rượu, sử dụng các chất kích thích.
u003cstrongu003eHệ miễn dịch gồm những gì?u003c/strongu003e
Hệ miễn dịch bao gồm các tế bào và cơ quan nằm rải rác khắp cơ thể:u003cbru003e- Amidan cổ họng.u003cbru003e- Hệ thống tiêu hóa.u003cbru003e- Tủy xương.u003cbru003e- Da.u003cbru003e- Hạch bạch huyết.u003cbru003e- Lá lách.u003cbru003e- Niêm mạc mỏng bên trong mũi, họng và bộ phận sinh dục.
u003cstrongu003eHệ miễn dịch nằm ở đâu?u003c/strongu003e
Hệ miễn dịch nằm ở khắp nơi trong cơ thể người. Việc phân bố rải rác ở nhiều vị trí giúp hệ miễn dịch hình thành và lưu trữ các tế bào, cũng như duy trì hoạt động liên tục nhằm giữ cho toàn bộ cơ thể luôn khỏe mạnh.
- Immune System and Disorders – medlineplus.gov
- How does the immune system work? – medicalnewstoday.com
- Guide to Your Immune System – webmd.com
- How to boost your immune system – Harvard Medical School