Hệ miễn dịch kém là nguyên nhân của rất nhiều tình trạng bệnh lý. Hệ miễn dịch suy yếu sẽ nguy hại đến sức khỏe thậm chí đe dọa đến tính mạng. Hiểu rõ hệ miễn dịch kém là gì sẽ giúp chúng ta tìm ra giải pháp khắc phục hiệu quả.
Tóm tắt nội dung
Hệ miễn dịch là gì?
Trong đời sống hằng ngày, con người luôn phải tiếp xúc với các tác nhân gây hại bên ngoài khi hít phải, uống phải hay cư trú trên da, niêm mạc như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Tác nhân gây hại cũng có thể đến từ chính cơ thể chúng ta ví dụ như những tế bào hắc sắc tố biến đổi thành tế bào ung thư. Hệ miễn dịch là hệ thống giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân này, nó là sự phối hợp của các cơ quan bạch huyết, các tế bào, các yếu tố thể dịch và các cytokine.
Hệ miễn dịch bao gồm miễn dịch tự nhiên và miễn dịch thu được:
- Miễn dịch tự nhiên
Hệ thống miễn dịch tự nhiên là tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại tác nhân lạ (như virus, vi khuẩn, hóa chất…) xâm nhập vào cơ thể, nó có thể đáp ứng ngay lập tức với sự xâm nhập của mầm bệnh.
- Miễn dịch thu được
Hệ miễn dịch thu được bao gồm các tế bào lympho và kháng thể. Miễn dịch thu được còn được gọi là miễn dịch đặc hiệu vì nó chỉ xảy ra với chính tác nhân gây bệnh đã tiếp xúc trước đó ví dụ như nếu ta tiêm vacxin phòng bệnh uốn ván thì hoạt tính của vaccin chỉ giúp cơ thể chống lại bệnh uốn ván mà thôi. Ngoài ra, miễn dịch thu được còn có thể “ghi nhớ” tác nhân gây bệnh, vì vậy nó có thể phản ứng nhanh hơn khi gặp lại vào lần sau.
Hệ miễn dịch kém là gì?
Hệ miễn dịch kém hay suy giảm miễn dịch là kết quả của sự khiếm khuyết hoặc vắng mặt của các yếu tố trong hệ thống miễn dịch bao gồm các tế bào lympho, thực bào, hệ thống bổ thể…
Hệ miễn dịch kém làm mất cân bằng giữa yếu tố gây hại và yếu tố bảo vệ. Khi đó, khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm và ung thư của hệ miễn dịch kém hoặc hoàn toàn mất đi. Hệ miễn dịch suy yếu có thể do nguyên phát hoặc thứ phát.
Suy giảm miễn dịch nguyên phát
Suy giảm miễn dịch nguyên phát (PIDDs) hay suy giảm miễn dịch bẩm sinh là các rối loạn di truyền hiếm gặp làm suy giảm hệ thống miễn dịch. Có hơn 200 dạng khác nhau của PIDDs, người mắc PIDDs có nguy cơ bị nhiễm trùng mạn tính, ví dụ virus Epstein-Barr (EBV) và có thể tiến triển thành ung thư.
Suy giảm miễn dịch thứ phát
Suy giảm miễn dịch thứ phát hay suy giảm miễn dịch mắc phải (SID) là các rối loạn xảy ra bởi các tác nhân bên ngoài như virus, hóa chất, thuốc, lão hóa,… HIV là một ví dụ điển hình của SID.
Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch kém đến từ các nguyên nhân khác nhau tùy thuộc vào bản chất của rối loạn. Nguyên nhân có thể đến từ di truyền hoặc mắc phải:
Nguyên nhân đến từ di truyền
- Thiếu hụt tế bào lympho B
Bệnh suy giảm miễn dịch liên kết X (X- linked Agammaglobulinemia) hay bệnh Bruton là nguyên nhân gây nên thiếu hụt tế bào lympho B dẫn đến giảm sản xuất kháng thể bảo vệ cơ thể. Bệnh xảy ra nhiều hơn ở nam giới, được tìm thấy ở trẻ từ 5 đến 6 tháng tuổi.
- Thiếu hụt tế bào lympho T
Điển hình cho tình trạng thiếu hụt lympho T là hội chứng bất sản tuyến ức bẩm sinh hay hội chứng DiGeorge. Sự teo tuyến ức và vùng cận vỏ của các hạch bạch huyết dẫn đến giảm lượng tế bào lympho T trong cơ thể, vì vậy trẻ mắc bệnh sẽ bị suy giảm miễn dịch, thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng tái đi tái lại đặc biệt là do virus hoặc nấm.
- Khiếm khuyết thực bào
Bệnh u hạt mạn tính (CGD) là một rối loạn suy giảm miễn dịch cơ bản có liên quan đến các khiếm khuyết tế bào thực bào. Hơn 50% trường hợp mắc bệnh CGD xảy ra ở nam giới. Các hiện tượng bao gồm nhiễm trùng tái phát, nhiều tổn thương u hạt ở phổi, gan, áp xe, tăng gamaglobulin máu, thiếu máu…
- Thiếu hụt bổ thể
Phù mạch di truyền (HAE) là một bệnh di truyền trội trên nhiễm sắc thể thường do thiếu hụt bổ thể. HAE biểu hiện với các triệu chứng liên quan đến phù mạch ở đường hô hấp trên, da và/hoặc đường tiêu hóa.
Nguyên nhân bên ngoài
- Virus
HIV (Human Insuffisance Virus) là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Chúng phá hủy tế bào lympho CD4+ và làm giảm khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào, tăng nguy cơ nhiễm trùng và ung thư. HIV có thể trực tiếp tổn thương não, thận và tim, gây suy giảm nhận thức, giảm hormone sinh dục, suy thận và bệnh cơ tim.
- Thuốc
Các loại thuốc dùng trong hoá trị ung thư, thuốc chống thải ghép, thuốc độc tế bào, corticosteroid, thuốc điều trị động kinh… ảnh hưởng đến số lượng và hoạt động của các tế bào trong hệ miễn dịch dẫn đến giảm hình thành kháng thể, giảm lượng cytokine… từ đó khiến hệ miễn dịch kém.
- Hóa chất
Các độc tố môi trường như thủy ngân và kim loại nặng khác, thuốc trừ sâu và hóa chất (như styrene, dichlorobenzene, xylene, etylphenol…) hình thành gốc tự do trong cơ thể từ đó phá hủy các tế bào miễn dịch dẫn đến hậu quả là hệ miễn dịch kém dần. Hóa chất cũng có thể gây biến đổi tế bào trong cơ thể dẫn đến ung thư.
- Bệnh về máu
Ung thư tủy xương và các bệnh về máu như ung thư hạch, bệnh bạch cầu, đa u tủy… dẫn đến giảm thạo thành các tế bào miễn dịch như các lympho bào, bạch cầu hạt, tế bào mast, tế bào giết tự nhiên… từ đó gây suy giảm miễn dịch.
Đồng thời ở những trường hợp đang điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị, người bệnh chịu tác dụng phụ của quá trình điều trị cũng khiến hệ miễn dịch kém.
- Thiếu hụt dinh dưỡng
Hệ miễn dịch kém là hậu quả của thiếu dinh dưỡng, nói đơn giản khi thiếu dinh dưỡng, cơ thể không đủ nguyên liệu để tạo các tế bào miễn dịch cũng như các thành phần khác trong hệ miễn dịch.
Béo phì là yếu tố nguy cơ dẫn đến đái tháo đường loại 2, tăng huyết áp, bệnh tim mạch và ung thư khiến hệ miễn dịch kém. Khối lượng mỡ tăng khiến lưu lượng máu giảm và giảm lượng oxy được cung cấp cho tế bào dẫn tổn thương tế bào. Điều này tác động lên hệ thống miễn dịch bằng cách tăng tính thấm của ruột và tăng sự lây lan độc tố vi khuẩn khắp cơ thể.
Béo phì có liên quan đến phản ứng điều hòa tế bào lympho T. Điều này được quan sát thấy khi mức độ nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong ở những bệnh nhân béo phì nhiễm COVID-19 tăng cao hơn so với người có thể trạng bình thường.
- Lão hóa
Lão hóa là nguyên nhân dẫn đến rối loạn khả năng đáp ứng miễn dịch, tăng tính nhạy cảm với nhiễm trùng, giảm hiệu quả tiêm chủng và tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm mãn tính.
Ở người lớn tuổi, các chức năng của cơ thể suy giảm, đồng thời khả năng hấp thu và tổng hợp các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể cũng giảm sút khiến hệ thống miễn dịch hoạt động kém, từ đó giảm khả năng chống lại bệnh tật. Đó là lý do hệ miễn dịch kém khiến người cao tuổi có nguy cơ tử vong vì nhiễm trùng hơn thanh niên.
Những dấu hiệu cảnh báo hệ miễn dịch suy yếu
Hệ miễn dịch kém thường biểu hiện dưới dạng nhiễm trùng tái đi tái lại. Nên nghi ngờ tình trạng hệ miễn dịch suy yếu khi:
- Nhiễm trùng nặng
- Nhiễm trùng ở cơ quan nội tạng, ở nhiều vị trí khác nhau
- Điều trị kéo dài
- Điều trị bằng nhiều đợt kháng sinh đường uống hoặc đường tiêm nhưng không cải thiện đáng kể
- Thiếu máu và số lượng tiểu cầu thấp
- Chậm phát triển
Ban đầu, nhiễm trùng do suy giảm miễn dịch điển hình là nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới hoặc cũng có thể do các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng:
- Viêm xoang
- Viêm phế quản
- Viêm phổi
- Viêm amidan tái phát
- Viêm tai giữa
- Viêm màng não
- Nhiễm khuẩn huyết
Các dấu hiệu khác bao gồm tổn thương da:
- Ban đỏ da
- Viêm nha chu
- Loét miệng
- Rụng tóc
- Chàm
- Mụn cóc
- Áp xe
Các vấn đề về tiêu hóa:
- Chán ăn
- Buồn nôn
- Tiêu chảy
- Đường ruột hấp thu kém
Giải pháp cho hệ miễn dịch yếu
Khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu của hệ miễn dịch kém, hãy đặt lịch khám với bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe, thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán và có phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả.
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh do di truyền nên không thể ngăn ngừa. Vì vậy bạn cần theo dõi trẻ để sớm phát hiện, kiểm soát và điều trị kịp thời.
Điều trị suy giảm miễn dịch thường bao gồm việc ngăn ngừa nhiễm trùng như tiêm vaccin, điều trị nhiễm trùng cấp tính bằng kháng sinh và thay thế các thành phần của hệ miễn dịch bị thiếu nếu có thể như liệu pháp Globulin miễn dịch, ghép tủy xương, ghép tuyến ức…
Có thể giảm thiểu nguy cơ khiến hệ miễn dịch kém bằng cách hạn chế các yếu tố nguy cơ, nâng cao sức khỏe thể chất:
Vệ sinh
Vệ sinh là yếu tố quan trọng vì cơ thể và môi trường sạch sẽ sẽ giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Bạn cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ, rửa tay kỹ bằng xà phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh, đánh răng ít nhất hai lần một ngày. Thường xuyên vệ sinh môi trường sống, diệt khuẩn là cách ngăn ngừa mầm bệnh.
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lạnh manh
Một chế độ ăn khoa học sẽ giúp bạn có đủ sức khỏe để phòng chống bệnh tật. Đồng thời chế độ ăn lành mạnh sẽ hạn chế thiếu dinh dưỡng hoặc béo phì, là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch kém.
Vitamin B cũng góp phần trong việc tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, đặc biệt là vitamin B6. Bổ sung Nat B trong bữa ăn để cơ thể luôn đủ lượng vitamin B cần thiết.
Vận động
Luyện tập thể dục thể thao vừa đủ và đều đặn sẽ giúp nâng cao thể chất của cơ thể, giúp cơ thể tăng khả năng chống chọi lại bệnh tật, hạn chế được các bệnh lý mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp… Bạn nên tập thể dục đều đặn ít nhất 4-5 ngày 1 tuần với cường độ phù hợp.
Tránh tiếp xúc mầm bệnh
Tránh tiếp xúc với những người bị cảm lạnh hoặc bị nhiễm trùng khác, đeo khẩu trang đầy đủ sẽ giúp phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng dẫn đến hệ miễn dịch kém.
Tránh căng thẳng kéo dài
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, căng thẳng có thể làm giảm số lượng tế bào giết tự nhiên, tế bào lympho cần thiết để chống lại vi-rút. Căng thẳng mãn tính có thể gây nên mức hormone cortisol cao hơn bình thường làm cản trở phản ứng chống viêm của cơ thể khiến cơ thể nhiễm trùng liên tục.
Vì vậy, nên kiểm soát căng thăng bằng cách ngồi thiền, tập yoga hay bất kỳ sở thích nào ví dụ như nói chuyện với một người bạn, nghe nhạc…
Câu hỏi thường gặp
u003cstrongu003eDấu hiệu của hệ miễn dịch kém là gì?u003c/strongu003e
Dấu hiệu của hệ miễn dịch kém là nhiễm trùng thường xuyên, tái đi tái lại, nghiêm trọng hoặc không khỏi khi sử dụng kháng sinh lâu ngày. Một số dấu hiệu khác như thiếu máu, chán ăn, loét miệng, đường ruột hấp thu kém…
u003cstrongu003eCách nâng cao hệ miễn dịch?u003c/strongu003e
Nâng cao hệ miễn dịch kém bằng cách thường xuyên tập thể dục, có một chế độ dinh dưỡng phù hợp, giữ tinh thần luôn thoải mái, ngủ đủ giấc…
u003cstrongu003eHệ miễn dịch kém nên ăn gì?u003c/strongu003e
– Thực phẩm giàu chất xơ: trái cây, rau, ngũ cốc và các loại đậu có khả năng hỗ trợ sự phát triển và duy trì các vi khuẩn có lợi, kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch. u003cbru003e- Thực phẩm giàu vi khuẩn có lợi: sữa chua, trà kombucha, kimchi… u003cbru003e- Vitamin: Các vitamin A, D, E, C, B6… hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ các tế bào khỏe mạnh, hỗ trợ sự phát triển và hoạt động của các tế bào miễn dịch cũng như tạo ra các kháng thể.u003cbru003e- Thảo dược: Tỏi, trà xanh, cúc tím… là một số thảo dược được chứng minh có thể tăng cường hệ miễn dịch kém.
Bài viết được tham khảo từ các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Hi vọng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn rõ hơn về tình trạng hệ miễn dịch kém. Docosan Team khuyến khích bạn hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị nếu có những dấu hiệu nêu trên.
1. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/11403834/
3. https://www.niaid.nih.gov/diseases-conditions/primary-immune-deficiency-diseases-pidds
4. https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/7816094/
5. https://www.news-medical.net/news/20220704/How-does-obesity-affect-the-immune-system.aspx
6. Battersby A.C., Braggins H, Pearce MS, et al: Inflammatory and autoimmune manifestations in X-linked carriers of chronic granulomatous disease in the United Kingdom. J Allergy Clin Immunol 140:628–630, 2017.
7. Kirschfink M, Mollnes T.E., Modern complement analysis. Clin Diagn Lab Immunol. 2003 Nov;10(6):982-9.
8. Murata C, Ramírez A.B, Ramírez G, Cruz A, Morales JL, Lugo-Reyes SO. [Discriminant analysis to predict the clinical diagnosis of primary immunodeficiencies: a preliminary report]. Rev Alerg Mex. 2015 Apr-Jun;62(2):125-33.
9. Routes J, Abinun M, Al-Herz W, Bustamante J, Condino-Neto A, De La Morena M.T., Etzioni A, Gambineri E, Haddad E, Kobrynski L, Le Deist F, Nonoyama S, Oliveira J.B., Perez E, Picard C, Rezaei N, Sleasman J, Sullivan K.E., Torgerson T. ICON: the early diagnosis of congenital immunodeficiencies. J Clin Immunol. 2014 May;34(4):398-424.
10. Rocklin R.E. Use of transfer factor in patients with depressed cellular immunity and chronic infection. Birth Defects Orig Artic Ser. 1975;11(1):431-5.
11. Shamriz O, Chandrakasan S. Update on Advances in Hematopoietic Cell Transplantation for Primary Immunodeficiency Disorders. Immunol Allergy Clin North Am. 2019 Feb;39(1):113-128.
12. Chinn I.K., Shearer W.T. Severe Combined Immunodeficiency Disorders. Immunol Allergy Clin North Am. 2015 Nov;35(4):671-94.