5 biện pháp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường tại nhà mà bạn cần biết

Bài viết này sẽ trình bày về các biện pháp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường bao gồm: thay đổi thói quen, cách ngừa các vấn đề về chân, thay đổi chế độ tập luyện và chú trọng dinh dưỡng.

5 biện pháp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường tại nhà mà bạn cần biết

Đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không được quản lý tốt. Tuy nhiên, bằng cách thực hiện những biện pháp phòng ngừa cụ thể, người bệnh có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng này và kéo dài tuổi thọ. Bài viết này sẽ trình bày các biện pháp hiệu quả để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường tại nhà.

1. Thay đổi thói quen

Thay đổi thói quen sống là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong việc phòng ngừa biến chứng đái tháo đường. Những thay đổi nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn có thể bao gồm:

  • Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia: Hút thuốc và uống rượu bia có thể làm tăng nguy cơ biến chứng đái tháo đường như bệnh tim mạch và tổn thương thần kinh. Do đó bệnh nhân nên ngưng thuốc lá và uống rượu bia vừa phải (với mức khuyến nghị là không quá 330ml rượu nhẹ hoặc bia mỗi ngày)
  • Kiểm soát cân nặng:Thừa cân và béo phì sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin khiến đường huyết khó kiểm soát hơn. Do đó, duy trì cân nặng ở mức lý tưởng (dựa trên chỉ số khối cơ thể và vòng eo) cũng giúp giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường.. 
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên: Kiểm tra đường huyết tại nhà đều đặn có thể giúp bạn nắm bắt tình hình sức khỏe, điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp, từ đó góp phần phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường. 
Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia giúp phòng ngừa đái tháo đường

Bỏ thuốc lá và hạn chế rượu bia giúp phòng ngừa đái tháo đường

2. Duy trì chế độ tập luyện

Tập luyện thường xuyên không chỉ giúp cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn có tác dụng đặc biệt đối với người bị đái tháo đường. Trong đó, tập thể dục không chỉ giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện tuần hoàn máu mà còn góp phần giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, từ đó kiểm soát đường huyết tốt hơn và ngăn ngừa các biến chứng đái tháo đường.

Một số hình thức tập luyện phù hợp cho người bị đái tháo đường bao gồm đi bộ nhanh, bơi lội, yoga và tập thể dục nhịp điệu. Bạn nên duy trì các hoạt động trên ít nhất 30 phút mỗi ngày và trên 5 ngày mỗi tuần để việc tập luyện cho hiệu quả tốt. Ngoài ra, mỗi tuần bạn cũng nên có 2-3 buổi luyện tập kháng lực (nâng tạ, chống đẩy,..) để phòng ngừa biến chứng đái tháo đường.

Vận động thường xuyên giúp phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường hiệu quả

Vận động thường xuyên giúp phòng ngừa biến chứng của đái tháo đường hiệu quả

3. Chú trọng chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng đái tháo đường do trực tiếp ảnh hưởng đến nồng độ glucose huyết và trọng lượng cơ thể. Các chuyên gia cho rằng cần ăn đa dạng và cân đối các loại thực phẩm. Trong đó, khuyến khích chế độ ăn giàu chất xơ, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, cá hồi, cá trích, dầu olive,… và bổ sung vitamin E tự nhiên giúp cơ thể phòng chống tốt oxy hóa, phòng tránh lão hóa.

Bên cạnh đó, hạn chế đường và tinh bột từ bánh kẹo, đồ ngọt, hoa quả sấy khô, các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều đường,… Cuối cùng là nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và tuyệt đối không bỏ bữa. Ăn bữa quá no hay bỏ bữa đều có thể làm đường huyết của bạn thay đổi nghiêm trọng dẫn đến đe dọa tính mạng.

Những thực phẩm nên bổ sung đối với bệnh nhân đái tháo đường

Những thực phẩm nên bổ sung đối với bệnh nhân đái tháo đường

4. Ngừa các vấn đề về nhiễm trùng bàn chân

Một trong các biến chứng của bệnh tiểu đường thường gặp nhất là biến chứng bàn chân. Người bị đái tháo đường thường dễ bị tổn thương và nhiễm trùng ở chân, tuy nhiên lại khó phát hiện kịp thời do người bệnh thường mất cảm giác ở bàn chân, vì vậy chăm sóc bàn chân đúng cách là rất cần thiết:

  • Kiểm tra chân hàng ngày: Quan sát và kiểm tra chân hàng ngày để phát hiện sớm các vết loét, vết thương, hoặc các dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Giữ chân sạch và khô: Rửa chân hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, sau đó lau khô cẩn thận, đặc biệt là giữa các kẽ ngón chân.
  • Sử dụng giày dép phù hợp: Chọn giày dép vừa vặn, thoải mái, tránh đi chân trần để giảm nguy cơ chấn thương
  • Điều trị ngay lập tức các vết thương: Nếu phát hiện vết thương, cần điều trị ngay lập tức và theo dõi tình trạng để tránh nhiễm trùng.
Lưu ý chăm sóc bàn chân để phòng ngừa biến chứng

Lưu ý chăm sóc bàn chân để phòng ngừa biến chứng

5. Chương trình “Sống khỏe cùng đái tháo đường” – một giải pháp toàn diện 

Các biện pháp phòng ngừa biến chứng đái tháo đường nói trên dù rất đơn giản và dễ thực hiện, song không phải ai cũng nắm rõ cách thực hiện và có đủ kiên trì để thay đổi lối sống và tuân theo các biện pháp trên. Hiểu được điều đó, chương trình “Sống khỏe cùng Đái tháo đường” của Diab đã ra đời, để đem lại một giải pháp toàn diện nhất bao gồm tất cả những lưu ý trên, cùng với bệnh nhân xây dựng chế độ sống, dinh dưỡng và vận động khoa học.

Chương trình “Sống khỏe cùng đái tháo đường”

Chương trình “Sống khỏe cùng đái tháo đường”

Chương trình được thiết kế dưới dạng trực tuyến để dễ dàng tiếp cận với tất cả mọi người dù ở bất cứ nơi đâu. Các bác sĩ và chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ sát cánh và đưa lời khuyên cho bạn, song song với đó là các huấn luyện viên sẽ đồng hành cùng bạn trong quá trình thay đổi lối sống, giúp bạn thực hiện cam kết và đạt được các mục tiêu sức khỏe, từ đó bạn có thể phòng ngừa biến chứng đái tháo đường ngay tại nhà một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm về chương trình tại https://chuongtrinh.diab.com.vn/

Phòng ngừa biến chứng đái tháo đường tại nhà đòi hỏi sự kiên trì và thay đổi lối sống. Bằng cách thay đổi thói quen, duy trì chế độ tập luyện, chú trọng chế độ dinh dưỡng, chăm sóc bàn chân và tham gia chương trình hỗ trợ toàn diện, bạn có thể kiểm soát tốt bệnh đái tháo đường và sống một cuộc sống khỏe mạnh. Hãy bắt đầu thực hiện ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của chính mình và người thân.

Nguồn tham khảo