Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh lý thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Đặc biệt, bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn ở nhóm đối tượng này. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Docosan tìm hiểu về bệnh lý trên và “bỏ túi” những thông tin cần thiết về cách phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu đối với người bệnh tiểu đường.
Tóm tắt nội dung
Vì sao người tiểu đường dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu?
Người tiểu đường dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu bởi vì nồng độ psoriasin (một loại protein tự nhiên có khả năng kháng khuẩn) bị giảm – hệ quả của nồng độ glucose máu cao trong thời gian dài. Psoriasin được xem là tuyến phòng thủ ban đầu của cơ thể để chống lại một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Nghiên cứu cho thấy nồng độ psoriasin thấp hơn ở người bệnh tiểu đường, khiến nhóm đối tượng này dễ mắc các bệnh nhiễm trùng hơn.
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu đối với người bệnh tiểu đường
Người bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể xuất hiện các triệu chứng sau:
- Cảm giác nóng rát khi đi tiểu.
- Thường xuyên buồn tiểu dù không uống nhiều nước hoặc không có nước tiểu.
- Có máu trong nước tiểu.
- Nước tiểu đục hoặc có màu hồng.
- Nước tiểu có mùi nồng.
- Đau vùng trên xương mu, gần xương chậu.
- Lượng đường trong máu cao hoặc thấp (đối với bệnh nhân tiểu đường).
Người lớn tuổi hoặc người mắc bệnh thần kinh tự chủ có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào kể trên. Một trong những dấu hiệu đầu tiên nhận biết nhiễm trùng đường tiết niệu ở người cao tuổi có thể là lú lẫn, sốt nhẹ. Tuy nhiên, lúc này bệnh đã chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng, đòi hỏi bệnh nhân cần phải nhập viện để được điều trị kịp thời.
Bệnh nhân tiểu đường nhiễm trùng đường tiết niệu có rủi ro không?
Có. Nhiễm trùng đường tiết niệu mang lại nhiều rủi ro cho người bệnh tiểu đường bởi vì khuẩn gây bệnh đã xâm nhập vào hệ tiết niệu của cơ thể. Thông thường, hệ thống miễn dịch sẽ tiêu diệt các vi khuẩn này ngay khi chúng xâm nhập. Tuy nhiên, ở người bệnh tiểu đường, cơ chế miễn dịch này bị suy giảm bởi những yếu tố sau:
- Tiểu đường gây suy yếu hệ thống miễn dịch: Theo nghiên cứu, người bệnh tiểu đường có ít tế bào bạch cầu và tế bào T hơn để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, virus và nấm. Do đó, bệnh nhân tiểu đường thường bị nhiễm trùng đường tiết niệu từ các loại vi khuẩn không điển hình, khiến việc điều trị bằng kháng sinh theo phác đồ thường quy có thể không hiệu quả.
- Tổn thương thần kinh: Hệ thống thần kinh bị tổn thương có thể ảnh hưởng đến tín hiệu dẫn truyền giữa não và bàng quang, khiến bàng quang không nhận được tín hiệu phải đi tiểu. Tình trạng này có thể làm suy yếu cơ, rối loạn dẫn truyền tín hiệu giữa não và hệ tiết niệu. Nước tiểu lưu lại trong cơ thể quá lâu khiến bệnh nhân có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
- Lượng đường trong máu cao và nước tiểu tích tụ cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu ở người bệnh tiểu đường.
Bên cạnh cơn mót tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể gây đau lưng, đau hông, tăng áp lực trên xương mu hoặc trực tràng, cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, buồn nôn và sốt. Những triệu chứng này cảnh báo nguy cơ nhiễm trùng đã lan đến thận, đòi hỏi người bệnh cần phải nhập viện ngay để điều trị kịp thời.
Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu
Người bệnh tiểu đường có thể phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu bằng các biện pháp sau:
Vệ sinh vùng sinh dục hậu môn theo chiều từ trước ra sau
Trực tràng là nơi có nhiều vi khuẩn E.Coli – một trong những nguyên nhân gây viêm đường tiết niệu ở người trưởng thành. Do đó, nên vệ sinh khu vực này theo chiều từ trước ra sau để giảm nguy cơ đưa vi khuẩn E.Coli ngược từ hậu môn vào niệu đạo. Người đang bị tiêu chảy cần đặc biệt lưu ý điều này do kiểm soát nhu động ruột kém có thể tăng nguy cơ lây lan E.Coli.
Uống nhiều nước
Nên cung cấp đủ nước cho cơ thể trong cả ngày dài. Uống nước giúp duy trì tần suất đi tiểu trong ngày, tránh nhịn tiểu u gây nguy cơ nhiễm trùng.
Ngoài bổ sung nước, bạn có thể uống nước khoáng có gas, trà thảo mộc không chứa caffein, sữa, sinh tố từ trái cây và rau. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế uống thức uống có cồn và chứa caffein vì các loại đồ uống này có thể gây kích ứng bàng quang.
Tránh nhịn đi tiểu
Nhịn tiểu quá lâu trong cơ thể có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, nên tập thói quen đi tiểu sau mỗi 3 – 4 tiếng. Điều này đặc biệt quan trọng với phụ nữ mang thai vì thai kỳ làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu.
Đi vệ sinh trước và sau khi quan hệ
Quá trình quan hệ tình dục làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu, đặc biệt là với phụ nữ. Nguyên nhân là do vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo của nữ giới trong khi quan hệ tình dục.
Để giảm nguy cơ, cả nam giới lẫn nữ giới nên đi tiểu ngay trước và sau khi quan hệ tình dục nhằm loại bỏ vi khuẩn có nguy cơ gây nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng nên nhẹ nhàng rửa vùng kín từ trước ra sau để giữ khu vực này luôn sạch sẽ, giảm nguy cơ lây lan vi khuẩn sang các bộ phận khác.
Tránh sử dụng sản phẩm tạo mùi
Âm đạo chứa hơn 50 loại vi khuẩn tự nhiên khác nhau, trong số đó có Lactobacilli. Những vi khuẩn này giúp duy trì sức khỏe âm đạo và cân bằng độ pH vùng kín.
Các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có mùi thơm có thể phá vỡ sự cân bằng tự nhiên, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển quá mức tại vùng kín. Tình trạng này không chỉ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu mà còn gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm khác như viêm âm đạo do vi khuẩn và nhiễm trùng nấm men.
Do vậy, bạn cần tránh sử dụng các sản phẩm như:
- Bông rửa âm đạo.
- Băng vệ sinh hoặc tampon có mùi thơm.
- Phấn thơm.
- Xịt khử mùi.
- Dầu tắm, xà phòng và bồn tắm tạo bọt có mùi thơm cũng có thể gây kích ứng vùng sinh dục và gây mất cân bằng vi khuẩn âm đạo.
Dùng men vi sinh
Probiotics là các vi sinh vật sống tạo điều kiện cho vi khuẩn đường ruột có lợi phát triển. Bên cạnh đó, probiotics còn thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường tiết niệu, giúp bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng.
Nhìn chung, các chủng Lactobacilli ít liên quan đến tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số biện pháp bổ sung probiotic mà bạn có thể áp dụng bao gồm:
- Ăn thực phẩm lên men như sữa chua, kefir, dưa cải bắp,…
- Ăn hoặc uống thực phẩm bổ sung probiotic.
Ăn hoa quả có chứa Vitamin
Các vitamin là nguồn dinh dưỡng quan trọng tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó, ăn nhiều trái cây có chứa vitamin có thể giúp người tiểu đường hạn chế nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công. Một số loại trái cây giàu vitamin B như rau lá xanh đậm, chuối, cam, bơ, cà chua,…nên được ưu tiên cho người bệnh tiểu đường để phòng ngừa tác dụng không mong muốn do thuốc điều trị gây ra.
Bên cạnh trái cây, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung vitamin thông qua thực phẩm chức năng như Diavit với các hoạt chất chính gồm vitamin A, B, E và D3. Diavit không chỉ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất khi cơ thể bị thiếu hụt mà còn hỗ trợ chuyển hoá đường huyết, cải thiện chỉ số đường huyết cho người bệnh tiểu đường.
Mua sản phẩm chính hãng tại cửa hàng Docosan:
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa sẽ giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu đối với người bệnh tiểu đường, nâng cao hiệu quả điều trị và tăng cường sức khoẻ bản thân. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin bổ ích. Nếu thấy bài viết hay, hãy chia sẻ cho bạn bè và mọi người xung quanh cùng biết nhé!
DiaB chương trình quản lý đái tháo đường toàn diện hiệu quả
Xem thêm:
- 7 triệu chứng viêm đường tiết niệu thường gặp nhất.
- Nhiễm trùng đường tiểu ở trẻ em: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị.
- Đi tiểu buốt là bệnh gì? Cách điều trị ra sao?
Link tham khảo:
1. Why people with diabetes have more UTIs and how to prevent infections?
- Link tham khảo: https://www.medicalnewstoday.com/articles/why-people-with-diabetes-are-prone-to-utis-how-to-prevent-infections.
- Ngày tham khảo: 05/12/2024.
2. Diabetes and Urinary Tract Infections – Things You Need To Know.
- Link tham khảo: https://www.thediabetescouncil.com/diabetes-and-urinary-tract-infections-things-you-need-to-know/.
- Ngày tham khảo: 05/12/2024.
3. Diabetes and Urinary Tract Infections: What You Need to Know.
- Link tham khảo: https://resources.healthgrades.com/right-care/diabetes/diabetes-and-urinary-tract-infections-what-you-need-to-know.
- Ngày tham khảo: 05/12/2024
4. 9 Ways to Reduce Your Risk of a UTI.
- Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/how-to-prevent-uti#prevention-tips.
- Ngày tham khảo: 05/12/2024.