Bạn có biết: Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?

Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn là một câu hỏi tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể trả lời chính xác được. Sốt là tình trạng gia tăng thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ bình thường của cơ thể. Vậy người lớn bao nhiêu độ thì gọi là sốt? Người lớn sốt bao nhiêu độ thì uống hạ sốt? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Sốt là gì?

Trước khi tìm hiểu nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn, chúng ta cần biết sốt là gì? Cơ thể bình thường luôn duy trì thân nhiệt là 36,1oC đến 37,2oC. Sốt là tình trạng thân nhiệt cao vượt mức bình thường, đây là phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân có hại xâm nhập vào cơ thể.

Sốt có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ trẻ em đến người lớn. Khả năng bị sốt sẽ suy giảm ở một số đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu chẳng hạn như trẻ em hoặc người già.

Nguyên nhân gây sốt là gì?

Não bộ có một cấu trúc gọi là vùng dưới đồi (Hypothalamus) có chức năng điều hòa lượng nhiệt sinh ra và mất đi trong cơ thể .

Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch giải phóng các chất trung gian như interleukin-1 (IL-1), yếu tố hoại tử khối u-alpha (TNF-alpha), IL-6 và các cytokine khác kích thích vùng dưới đồi tăng sinh nhiệt gây ra hiện tượng sốt.

Sự gia tăng thân nhiệt theo cơ chế trên có thể là do các tác nhân sau gây ra :

– Nhiễm trùng: Khi nhiễm trùng ảnh hưởng đến cơ thể sẽ sinh ra hiện tượng sốt.

– Thuốc: Một số loại thuốc làm nhiệt độ cơ thể tăng và gây ra sốt như: thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, opioids,…

– Vấn đề khác: ung thư, cường giáp, viêm khớp, chấn thương, đột quỵ, tăng thân nhiệt, đau tim,…

Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?

nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn
Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?

Nhiệt độ bình thường của cơ thể con người có sự khác biệt giữa các vị trí khác nhau. Vậy nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn? Một người được xem là bị sốt khi thân nhiệt đo ở miệng là 37.5 độ C (hoặc ở hậu môn – trực tràng là 38 độ C). Như vậy có thể xem thân nhiệt từ 38 độ C trở lên là sốt, mặc dù mức nhiệt độ này chưa gây nguy hiểm đến sức khỏe cho lắm. Bên cạnh đó, những trường hợp khác tuy không sốt nhưng cũng khiến nhiệt độ cơ thể gia tăng, chúng bao gồm:

  • Người trưởng thành làm việc liên tục, cường độ cao trong điều kiện thời tiết nóng nực, oi bức.
  • Trẻ em hiếu động, đùa nghịch, vui chơi nhiều.
  • Phản ứng phụ sau tiêm chủng hoặc sau khi sử dụng kháng sinh mạnh.

Các dấu hiệu giúp nhận biết một cơn sốt thực sự là:

  • Người bệnh cảm thấy rét run, sởn gai ốc dù cho thời tiết có đang oi bức, nóng nực.
  • Những dấu hiệu cảnh báo tình trạng mất nước và có nhu cầu uống nước cao hơn bình thường.
  • Đau nhức cơ, mệt mỏi.
  • Da nóng ran, ửng đỏ.
  • Sốt ở trẻ em có thể kèm theo những cơn co giật đột ngột xuất hiện và cũng tự mất đi.

Nguyên nhân gây sốt ở người lớn: Sốt không phải là bệnh, nó là triệu chứng mà đứng đằng sau có thể là rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó chủ yếu là tình trạng nhiễm trùng (virus, vi khuẩn, vi nấm, ký sinh trùng), sau đó là dị ứng và những nguyên nhân gây sốt khác. Đôi khi chưa thể xác định được có thực sự bị sốt hay không nếu chỉ đơn thuần dựa vào sự gia tăng thân nhiệt cơ thể, mà còn căn cứ vào những biểu hiện khác đi kèm.

Khi nào thì được xem là sốt cao?

nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn
Người lớn sốt 39.5 độ phải làm gì?

Dựa vào độ tuổi, biểu hiện và tình trạng bệnh lý đi kèm sẽ giúp đánh giá liệu tình trạng sốt của bệnh nhân có thực sự nguy hiểm hay không và cần phải cấp cứu.

Nhiệt độ sốt của trẻ em bao nhiêu là cao?

Hiện tượng sốt trẻ em thường được chú ý hơn và cũng nghiêm trọng hơn do cơ thể của trẻ còn non nớt, dễ bị tổn thương bởi ảnh hưởng của cơn sốt, trong đó đáng lo ngại nhất là tổn thương hệ thần kinh trung ương, ảnh hưởng vĩnh viễn đến tương lai của trẻ. Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi thấy thân nhiệt của bé vượt quá 38.5 độ C kèm theo 1 hoặc nhiều yếu tố cụ thể đã được liệt kê sau đây:

  • Trẻ bé hơn 2 tháng tuổi
  • Khó thở hoặc thở nhanh, quấy khóc nhiều, nôn ói, đau nhức cả người.
  • Li bì khó đánh thức, sảng hoặc xuất hiện các cơn co giật chưa có trước đây.
  • Nổi hồng ban trên bề mặt da
  • Tiêu chảy nhiều lần hoặc tiêu phân có đàm máu
  • Trẻ bỏ bú, không chơi đùa.
  • Thân nhiệt lớn hơn 40 độ C

Nhiệt độ sốt của người lớn bao nhiêu là cao?

Khác với trẻ em, người lớn có cơ thể khỏe mạnh hơn, hệ miễn dịch cũng trưởng thành hơn nhiều nên có sức đề kháng cao. Dù vậy, tình trạng sốt cao ở người lớn cũng đáng được chú ý vì nó có thể là tình trạng đe dọa tính mạng nếu không tìm ra nguyên nhân và được chữa trị kịp thời. Bạn cần lưu ý nếu phát hiện mình hoặc người thân rơi vào các tình trạng dưới đây:

  • Người lớn sốt 38.5 độ có nguy hiểm không? Sốt cao với thân nhiệt lớn hơn 38.5 độ C, không hạ sốt dù đã uống thuốc hạ sốt và các biện pháp làm mát cơ thể.
  • Sốt cao kéo dài trong vòng 2 ngày chưa có dấu hiệu giảm nhiệt độ.
  • Sốt rất cao khi thân nhiệt lớn hơn 40 độ C
  • Mắc các bệnh lý nền về tim mạch, hô hấp.
  • Ho nhiều hoặc đau rát họng không rõ nguyên nhân.
  • Xuất hiện những vết bầm tím khắp cơ thể hoặc phát ban trên da.

Biến chứng do sốt cao

Sốt cao kéo dài nếu không được xử lý đúng đắn và kịp thời có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến một loạt biến chứng nguy hại cho sức khỏe, điển hình như:

– Mất điện giải.

– Co giật.

– Tăng huyết áp, tim đập nhanh, hệ tuần hoàn có sự rối loạn.

– Giảm thể tích máu gây khó khăn cho hoạt động của hệ tuần hoàn.

– Tế bào tăng tiêu thụ oxy.

– Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: táo báo, chậm nhu động ruột, biếng ăn,…

– Tâm thần thay đổi với biểu hiện: suy luận kém, nói linh tinh, mê sảng,…

– Tổn thương não gây viêm não, xuất huyết não,…

– Giảm hồng cầu.

– Suy yếu cơ chế miễn dịch của cơ thể.

Bởi vậy, nhận thức được đúng mức độ sốt là vô cùng quan trọng. Nếu thấy sốt kèm theo những hiện tượng như đã nói đến ở trên, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để nói cho bác sĩ biết những bất thường đang xảy ra, nhờ đó mà bác sĩ mới có thể giúp bạn tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị hiệu quả nhất.

Các cách chẩn đoán bệnh sốt

Mặc dù sốt rất dễ đo bằng nhiệt kế, nhưng việc tìm ra nguyên nhân gây sốt có thể khó khăn.

Bên cạnh khám sức khỏe, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng và tình trạng bệnh, thuốc men và liệu gần đây bạn có đi du lịch đến những vùng bị nhiễm trùng hoặc có nguy cơ nhiễm trùng khác hay không.

Bác sĩ của bạn có thể hỏi xem bạn có từng ở gần người mắc COVID-19 hoặc có bất kỳ triệu chứng nào khác của COVID-19 hay không.

Đôi khi, bạn có thể bị “sốt không rõ nguyên nhân”. Trong những trường hợp như vậy, nguyên nhân có thể là một tình trạng bất thường hoặc không rõ ràng chẳng hạn như nhiễm trùng mãn tính, rối loạn mô liên kết, ung thư hoặc một vấn đề khác.

Khi bị sốt cao thì nên làm gì?

Sau khi đã biết được nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn, điều tiếp theo bạn cần nhớ là những biện pháp cơ bản giúp làm hạ thân nhiệt trước khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bệnh nhân:

  • Nằm ở nơi thoáng mát, tránh hướng gió lùa và hạn chế bị nhiều người vây xung quanh.
  • Theo dõi sự thay đổi thân nhiệt: Có thể đo ở nách hoặc nhét hậu môn bệnh nhân (nhiệt độ ở hậu môn chính xác hơn nhưng ở nách dễ đo hơn).

Đối với trường hợp sốt < 39 độ C:

nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn
Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?
  • Bệnh nhân mặc quần thoáng mát, cởi bớt quần áo trên người, đặc biệt là không đắp chăn dù họ có cảm thấy lạnh run. Sau đó  cần theo dõi thường xuyên sự thay đổi thân nhiệt, đo lại thân nhiệt mỗi 1 – 2h.
  • Chườm mát đúng cách: Lau cơ thể người bệnh, đắp khăn hoặc cho họ tắm bằng nước ấm. Nên sử dụng 1 khăn bông mềm, nước ấm khoảng 40 – 50 độ C, vắt cho ráo bớt nước rồi lau thân mình cho bệnh nhân, chú ý lau kỹ những vị trí nếp hằn tự nhiên như nách, bẹn, đến khi nước bốc hơi hết thì tiếp tục lặp lại cho đến khi có hạ thân nhiệt xuống bé hơn 38 độ C, hoặc giảm so với ban đầu. Khi đó có thể mặc lại quần áo.
  • Theo dõi thân nhiệt liên tục, nếu tăng trở lại thì tiếp tục chườm mát.

Người lớn sốt bao nhiêu độ thì uống thuốc?

nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn
Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?

Các biện pháp vật lý chỉ có hiệu quả với trường hợp sốt nhẹ dưới 39 độ C. Nếu thân nhiệt từ 39 độ C trở lên, cần phải uống thuốc hạ sốt và phối hợp đồng thời các biện pháp vật lý kể trên:

  • Sử dụng thuốc paracetamol để hạ sốt theo đúng liều lượng/ cân nặng (nhất là với trẻ nhỏ) và giữa hai lần uống thuốc phải cách tối thiểu 4 – 6 giờ. Trường hợp người bệnh bị buồn nôn, nôn, không uống thuốc được thì có thể sử dụng viên thuốc đạn nhét vào hậu môn để hạ sốt cho họ.
  • Chú ý uống nhiều nước để phòng ngừa nguy cơ mất nước. Có thể sử dụng Oresol để bù nước và điện giải, cách pha đã được hướng dẫn cụ thể trên bao bì.
  • Ăn uống bình thường, nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, lỏng như cháo, súp,… và không quên bổ sung các loại trái cây giàu vitamin C như cam, ổi,…

Biện pháp phòng ngừa bệnh sốt 

Sau khi đã biết nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn, bạn có thể ngăn ngừa sốt bằng cách giảm tiếp xúc với các bệnh truyền nhiễm. Dưới đây là một số lời khuyên có thể giúp:

  • Tiêm vắc-xin theo khuyến cáo đối với các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cúm và COVID-19.
  • Tuân thủ các hướng dẫn về sức khỏe cộng đồng về đeo khẩu trang và cách li giao tiếp xã hội khi có các đọt dịch bệnh.
  • Ăn chín uống sôi.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên, nhất là sau khi tiếp xúc với môi trường nhiều bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Hạn chế đến những môi trường nhiều bệnh truyền nhiễm.
  • Cố gắng tránh chạm vào mũi, miệng hoặc mắt vì đây là những cách chính mà vi-rút và vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể bạn và gây nhiễm trùng.
  • Chú ý đến môi trường sống xung quanh tránh để ao tù nước đọng, đồng thời phát quang bụi rậm và ngủ màn để phòng muỗi.
  • Tăng cường tập thể dục và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.
  • Phương pháp phòng ngừa sốt nói chung về bản chất là hạn chế tiếp xúc và tránh xa các nguyên nhân gây sốt như vi khuẩn, vi rút, muỗi vằn,…

Một số câu hỏi thường gặp về bệnh sốt

Nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn?

Ở người trưởng thành, sốt được chia thành ba cấp độ:
Sốt nhẹ: Nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng 37 – 38°C.
Sốt mức trung bình: Thân nhiệt tầm 39°C.
Sốt cao: Nhiệt độ lên đến 39 – 40°C.
Khi thân nhiệt của người bệnh tăng cao đột ngột từ 40°C trở lên được xem là sốt cao, khi đó người bệnh sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm, cần được cấp cứu và xử trí ngay lập tức.

Điều trị sốt ở người lớn như thế nào?

Bản thân cơn sốt ở người lớn thường không có hại. Hầu hết các trường hợp người lớn bị sốt sẽ tự khỏi trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi cơ thể đã loại bỏ được nhiễm trùng. Bạn có thể giúp bản thân cảm thấy dễ chịu hơn bằng các biện pháp điều trị tại nhà kết hợp với các loại thuốc không kê đơn nhằm giúp làm dịu cơn sốt và các triệu chứng như đau đầu và đau cơ.

Kết luận

Tóm lại, qua bài viết đã cung cấp cho bạn 1 số thông tin cơ bản về câu hỏi “nhiệt độ bao nhiêu là sốt ở người lớn”. Điều quan trọng khi sốt là phải theo dõi liên tục thân nhiệt để kịp thời phát hiện tình trạng sốt cao mà đưa đi bác sĩ kịp thời. Nếu những biện pháp đã đề cập không giúp hạ được cơn sốt, vui lòng đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và kịp thời điều trị đúng cách bạn nhé!


Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo: healthline.com