4 nguyên nhân gây phù chân ở người già và cách điều trị

Phù chân ở người già là một triệu chứng thường gặp ở người cao tuổi và có thể báo hiệu một tình trạng bệnh lý nào đó. Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu về vấn đề chân sưng phù ở người già trong bài viết này nhé!

Phù chân ở người già là bệnh gì?

Phù chân là tình trạng chân sưng phồng lên, có kích thước lớn hơn so với bình thường. Phù chân xảy ra do có sự tích tụ chất lỏng trong các khoảng gian bào ở mắt cá chân, cẳng chân và bàn chân. Nguyên nhân là do sự thoát dịch từ hệ thống mạch máu ở chân ra ngoài gian bào, dẫn đến sự tích tụ natri và nước của thận để bù đắp cho lượng dịch thoát ra khỏi hệ mạch máu.

Phù chân ở người già gây nên cảm giác chân nặng nhọc và di chuyển dễ bị mệt mỏi. Tùy mức độ mà hình dạng chân sẽ có những sự biến đổi nhất định về kích thước. Phù có thể xuất hiện ở 1 hoặc cả 2 chân, mỗi kiểu xuất hiện phù đều có vai trò nhất định trong việc định hướng, chẩn đoán nguyên nhân phù. Chân bị phù nếu không được điều trị kịp thời có thể khiến máu lưu thông không tốt gây loét da hoặc làm nặng hơn các bệnh lý có sẵn ở chân.

Bệnh phù chân ở người già ảnh hưởng đến khả năng đi đứng, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Cảm giác chân yếu đi, đau nhức thường xuyên, sưng phù, da vùng chân căng lên khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, tình trạng phù chân ở người lớn tuổi còn được biểu hiện qua những dấu hiệu sau:

  • Sưng phồng chân, căng da, thấy da mỏng đi
  • Chỗ phù nề sau khi ấn giữ vài giây thì có hiện tượng lõm xuống (phù mềm ấn lõm) trường hợp ấn không lõm gọi là phù cứng
  • Cứng khớp gây hạn chế vận động, di chuyển
  • Tăng cân nặng
  • Da dày, cứng kèm tình trạng ngứa
  • Có nguy cơ bội nhiễm gây nhiễm trùng
  • Điều trị không kịp lúc có thể biến chứng gây tràn dịch đa màng
Phù chân ở người già
Phù chân ở người già

Nguyên nhân bị phù chân ở người già

Người cao tuổi thường dễ bị phù hơn so với người trẻ, nguyên nhân vì người lớn tuổi dễ mắc các bệnh mãn tính gây phù, ảnh hưởng của sự lão hóa lên các cấu trúc, cơ quan bên trong cơ thể là yếu tố nguy cơ gây các triệu chứng như phù. Phù chân ở người cao tuổi thường được gây ra bởi các nhóm nguyên nhân sau:

Bệnh lý tim mạch

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến phù chân ở người già. Các bệnh lý này làm tăng áp lực máu trong mao mạch hay hệ thống tĩnh mạch. Đặc biệt ở những bệnh nhân suy tim thường xuất hiện triệu chứng phù chân do máu từ chi dưới đổ về tim khó khăn hơn, máu ứ ở hệ tĩnh mạch làm tăng áp suất trong lòng mạch, kéo nước từ trong lòng mạch ra ngoài gian bào gây phù.

Bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều biến chứng nếu không được kiểm soát tốt. Đặc biệt ở người cao tuổi, các biến chứng xảy ra với tỉ lệ cao hơn và là yếu tố nguy cơ của tình trạng phù chân.

Về mặt cơ chế, phù chân ở người già do bệnh lý đáo tháo đường bắt nguồn từ việc tĩnh mạch ở chân bị suy yếu van, khiến máu bơm về tim không đạt được như lúc khỏe mạnh, khiến ứ đọng dịch tại chân.

Xơ gan

Hai hội chứng thường gặp trong bệnh xơ gan là hội chứng tăng áp tĩnh mạch cửa và suy tế bào gan đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và gây phù. Xơ gan làm ảnh hưởng đến nồng độ các hoạt chất protein máu, ảnh hưởng đến áp lực keo, là cơ chế quan trọng trong phù. Ngoài ra các tế bào gan suy yếu cũng làm giảm sản xuất các hormone quan trọng cho cơ thể. Tăng áp hệ mạch cũng làm máu ở chi khó bơm về tim hơn, dẫn đến tình trạng phù.

Bệnh lý thận

Bệnh thận cũng là một yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng phù chân ở người già. Theo tiến trình của sự lão hóa, thận ở người già sẽ có sự suy giảm nhất định tăng dần theo tuổi về các chức năng lọc và bài tiết chất thải ra ngoài cơ thể. Bệnh thận còn ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước, acid amin, glucose,…

Đặc biệt là bệnh nhân mắc phải bệnh thận mạn giai đoạn muộn thường gặp triệu chứng phù, đặc biệt là phù chi. Do đó người lớn tuổi cần tàm soát khả năng làm việc và tình trạng thận của bản thân vì nếu thận bị hư tổn sẽ ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người cao tuổi.

Ngoài những nguyên nhân trên, phù chân ở người già còn có thể do các nguyên nhân khác như:

  • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý: Thực đơn ăn uống hằng ngày không phù hợp có thể khiến người già bị sưng phù bàn chân hoặc nặng là phù nề. Những người có thói quen ăn nhiều muối sẽ có nguy cơ cao mắc phù chân hơn người bình thường hoặc do thiếu vitamin B1 sẽ làm cho chân có cảm giác bị tê bì như kiến bò, hay gặp chuột rút, nặng có thể làm giảm khả năng phản xạ.
  • Huyết khối tĩnh mạch chi dưới.
  • Suy van tĩnh mạch.
  • Chấn thương làm tổn thương mạch máu.
  • Do đang sử dụng thuốc. Nếu người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc điều trị như: Thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc chẹn beta, Clonidine, thuốc chẹn kênh canxi, Hydralazine, Minoxidil,… đây được xem là một số loại thuốc làm tăng việc giữ nước và muối gây phù nề.
Phù chân ở người già
Phù chân ở người già

Những triệu chứng thường gặp khi bị phù chân ở người già

Các triệu chứng phù chân ở người già không chỉ bao gồm sưng chân. Phù chân ở người già cũng bao gồm các dấu hiệu khác như:

  • Các bộ phận cơ thể đau nhức.
  • Sưng hoặc da sưng húp.
  • Da căng, bóng hoặc đổi màu.
  • Phù nề rỗ hoặc khi da vẫn còn vết lõm sau khi bị ấn trong vài giây.
  • Tăng kích thước bụng và thay đổi trọng lượng là triệu chứng phù chân ở người già ít phổ biến hơn.
  • Khớp cứng.

Ban đầu, dấu hiệu phù chân khó có thể xác định. Tuy nhiên người bệnh thường có dấu hiệu tăng cân.

Ở những giai đoạn sau, bệnh phù chân ngày càng thể hiện rõ hơn. Đôi lúc tình trạng này xuất hiện vào buổi sáng hoặc chiều. Thậm chí kéo dài liên tục kèm theo cảm giác mệt mỏi và nặng nhọc.

Phù chân có thể xuất hiện ở các vị trí như: mắt cá chân, cẳng chân, thậm chí là phù cả chân khiến chân bị biến dạng (có thể gặp dạng phù chân voi). Người lớn tuổi thường sẽ cảm thấy đau, nóng và nhức ở 1 hoặc cả 2 chân bị phù.

Biến chứng khi bị phù chân ở người già

Khi bị phù chân ở người già, sưng chân không phải là mối quan tâm duy nhất. Một số biến chứng của tình trạng chân bị phù ở người già bao gồm:

  • Sưng đau và cứng khớp.
  • Đi lại khó khăn.
  • Da ngứa và khó chịu.
  • Giảm tuần hoàn máu.
  • Giảm tính đàn hồi của động mạch, khớp, cơ và tĩnh mạch.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng ở vùng bị sưng là một biến chứng nguy hiểm của tình trạng phù chân ở người già.
  • Sẹo giữa các lớp mô.
  • Tăng nguy cơ loét da.

Chẩn đoán bệnh phù chân ở người già

Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách ấn nhẹ vào vùng chân bị sưng, và khi tạo áp lực lên vùng phù sẽ khiến chân bị lõm từ vài giây đến vài phút trước khi trở về trạng thái bình thường. Đồng thời, bác sĩ quan sát xem người bệnh có bị giãn tĩnh mạch chân, đổi màu da, loét da hoặc khô da hay không..

Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra nhịp tim, mạch đập và huyết áp để xác định nguyên nhân gây bệnh. Dựa trên những thông tin mà người bệnh cung cấp như tiền sử bệnh và những gì mà bác sĩ thăm khám. Sau đó bác sĩ sẽ xác định xem liệu có cần làm cận lâm sàng bổ sung hay không.

Cách chữa phù chân ở người già

Có thể thấy rằng, người già bị phù chân do những nguyên nhân không giống nhau. Vì thế, muốn khắc phục hiệu quả tình trạng này thì trước tiên cần phải tìm ra căn nguyên gây nên. Việc điều trị phù chân thường gồm: chữa trị căn nguyên nền tảng, giảm muối trong chế độ ăn và có thể sẽ cần tới thuốc lợi tiểu để loại bỏ phần dịch thừa.

Đeo vớ áp lực có thể điều trị và ngăn ngừa được phù chân ở người già vì nó tạo ra lực nén lên chân, chủ yếu là ở mắt cá chân. Áp lực này khiến cho áp lực trong mô dưới da tăng lên, nhờ đó mà giảm rò rỉ dịch dư thừa ở bên ngoài mô kẽ. Điều trị bằng vớ áp lực không được chỉ định với người mắc bệnh xơ vữa động mạch ngoại biên, bệnh thần kinh ngoại biên, bị viêm da nghiêm trọng, bệnh suy tim.

Dưới đây là một số cách giảm phù nề chân ở người già hiệu quả nhất:

  • Giảm muối trong chế độ ăn là cần thiết vì nó khiến cho tình trạng phù nề trở nên nghiêm trọng hơn. Khi giảm được lượng muối tiêu thụ hàng ngày thì có thể giảm được phù nề. Mặt khác, chế độ ăn hàng ngày của người già cũng cần được cân bằng để đảm bảo không bị thiếu hay dư thừa chất, điều này góp phần giảm thiểu nguy cơ bị phù chân.
  • Thuốc lợi tiểu giúp cho thận bài tiết natri và nước nhiều hơn nên cũng có thể giảm phù chân ở người già. Tuy nhiên, thuốc cần được bác sĩ kê đơn vì nếu không sử dụng cẩn thận sẽ làm chất lỏng bị loại bỏ quá nhanh và quá nhiều dẫn đến tụt huyết áp, ngất, choáng váng và suy giảm chức năng thận.
  • Nâng cao chân hơn so với vị trí của tim trong 30 phút hoặc mỗi ngày 4 lần có thể cải thiện tình trạng phù chân ở người bị suy giảm tĩnh mạch mức độ nhẹ.

Ngoài những biện pháp khắc phục trên đây thì tùy vào nguyên nhân bệnh lý gây nên phù chân ở người già mà bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp. Những trường hợp được bác sĩ kê đơn thuốc cần thực hiện đúng hướng dẫn về thời gian và liều lượng sử dụng để đảm bảo đạt được hiệu quả chữa trị tốt nhất.

Massage vào vùng chân bị sưng phù cũng sẽ giúp giảm cơn co cứng, đau thắt cho người già. Không những thế, việc làm này còn thúc đẩy lưu thông máu, kích thích di chuyển chất lỏng dư ứ đọng ở chân nên cũng sẽ cải thiện cảm giác khó chịu do phù chân gây ra.

Tình trạng phù chân có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ thể trải qua hiện tượng thay đổi nhiệt độ đột ngột. Vì thế, hạn chế sự thay đổi này cũng là yếu tố rất cần thiết khi điều trị phù chân cho người già. 

Người già bị phù chân cũng được bác sĩ khuyến cáo nên tích cực tập thể dục để cải thiện khả năng co bóp và vận động của cơ bắp, khả năng bơm chất lỏng thừa trở về tim. Tránh đứng hay ngồi quá lâu một chỗ cũng giúp cải thiện tình trạng phù nề.

Cách phòng ngừa phù chân ở người già

Để phòng ngừa tình trạng phù chân ở người già, bạn có thể thm khảo một số biện pháp sau:

  • Xây dựng thực đơn ăn uống lành mạnh, hợp lý, hạn chế muối trong các món ăn hàng ngày. Bệnh nhân có bệnh lý thận nên hạn chế thịt, tăng cường các thực phẩm như rau củ, trái cây. Hạn chế thu nạp các nhóm loại đồ ăn chứa nhiều mỡ động vật.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, khoảng 2 lít nước cho người có cân nặng 50-60kg.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao sau khi điều trị khỏi bệnh để giúp máu lưu thông tốt hơn.
  • Hạn chế tư thế ngồi hoặc đứng quá lâu có thể khiến tình trạng phù trở nên trầm trọng hơn, dễ tái phát sau khi điều trị.
  • Thường xuyên xoa bóp những khu vực như bàn chân, cẳng chân.

Một số câu hỏi thường gặp về việc phù chân ở người già

Phù chân ở người già kiêng ăn gì?

Để giảm phù chân ở người già, bệnh nhân nên xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh, ít natri, kiêng ăn muối, các loại thực phẩm cay nóng nhiều gia vị, thực phẩm chứa đường tinh chế, chất béo bão hòa, thực phẩm chứa nhiều chất béo có nguồn gốc động vật, thực phẩm đóng hộp, chế bến sẵn.

Phù chân ở người già có nguy hiểm không?

Nguyên nhân gây phù chân ở người già không giống nhau trong đó có những trường hợp xuất phát từ bệnh lý nguy hiểm. Do đó, nếu phát hiện dấu hiệu phù chân ở người cao tuổi, nên đưa họ đến khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị sớm giúp ngăn chặn các biến chứng không tốt.

    Phù chân ở người già
    Phù chân ở người già

    Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Phù chân ở người già và những thông tin bạn cần biết”. Hy vọng bài viết đã đem đến cho quý bạn đọc những thông tin thú vị về tình trạng phù chân ở người lớn tuổi.

    Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.

    Xem thêm:


    Nguồn tham khảo: NHS