Bị phù nề là gì? 9 nguyên nhân gây bệnh

Phù nề là biểu hiện bệnh lý do sự mất cân bằng lượng dịch bên trong cơ thể, một người khoẻ mạnh bình thường sẽ không thể bị phù.  Tình trạng phù nề có thể xảy ra trên mọi bộ phận của cơ thể, điển hình nhất là tay, chân và mắt cá chân. Ở bài viết này hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu phù nề là bệnh gì, nguyên nhân nào gây nên tình trạng này và cách chữa trị ra sao bạn nhé.

Bài viết được tham khảo ý kiến chuyên môn của Bác sĩ Trần Diễm Hương

Phù nề là gì?

Phù nề là hiện tượng gia tăng lượng dịch tại mô kẽ bên trong cơ thể và bị mắc kẹt ở đó khiến mô sưng phù. Phù là biểu hiện của bệnh lý gây ra bởi một nguyên nhân nào đó. Phù có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể, ở một vài bộ phận hoặc toàn thân, tuy nhiên vị trí bị phù thường gặp là bọng mắt, tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân.  Một số loại phù nề thường gặp như:

  • Phù bàn chân:  xảy ra khi có dịch tích tụ ở chân và bàn chân. Phù chân thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc người cao tuổi khiến chân bị đau, tê, giảm cảm giác và đi lại trở nên khó khăn hơn.
  • Phù mặt: Thường xảy ra ở những bệnh nhân dùng nhiều hoặc lạm dụng các loại thuốc có tác dụng phụ gây giữ nước, khiến mặt bệnh nhân sưng phù nề, căng tròn. Thậm chí phù mắt làm bệnh nhân sụp mi.
  • Phù phổi: là tình trạng các chất lỏng ứ lại bên trong phế nang của phối làm giảm lưu lượng trao đổi khí, khiến bệnh nhân khó thở, bứt  tim đập nhanh, thậm chí ho  khạc ra bọt hồng, máu.
  • Phù bạch huyết: hạch bạch huyết là các mô có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lọc vi trùng và chất thải ra khỏi cơ thể. Khi hạch bạch huyết bị tổn thương có thể dẫn đến tình trạng sưng ở cánh tay và chân. Những tổn thương này thường là kết quả của các phương pháp điều trị ung thư, bao gồm xạ trị, hóa trị và phẫu thuật.

Tình trạng phù nề có thể nhận biết dễ dàng bằng mắt thường, tuy nhiên phù nhẹ cũng dễ bị bỏ sót. Thông thường, các triệu chứng của phù nề sẽ tùy thuộc vào tình trạng sưng và khu vực bị sưng của cơ thể. Cách nhận biết bị phù nề:

  • Nhìn sẽ thấy mi mắt mọng, mất các nếp gấp mi. Da vùng bị phù căng bóng, không còn nếp nhăn. Các chỗ bình thường có các hõm như hõm sau và trước mắt cá chân sẽ đầy và mất đi các hõm này.
  • Bệnh nhân có cảm giác nặng nề ở nơi phù.
  • Dùng ngón tay ấn vào các vùng da trên nền xương khoảng 10 giây, sau khi nhấc ngón tay ra sẽ để lại một vết lõm có bờ hơi gờ cao do nước bị dồn ra xung quanh tạo nên. Vết lõm này không phục hồi lại ngay như bình thường mà cần nhiều giây mới lấp đầy trở lại
  • Phù nề thường đi kèm với tăng cân đột ngột trong khoảng thời gian ngắn như vài ngày người bệnh tăng 1-2 kg.
Phù nề là biểu hiện của bệnh lý gây ra bởi một nguyên nhân nào đó.
Phù nề là biểu hiện của bệnh lý gây ra bởi một nguyên nhân nào đó.

Nguyên nhân gây bệnh phù nề

Tuỳ vào vị trí phù mà nguyên nhân có thể khác nhau, phù khu trú duy nhất một vị trí có thể do nguyên nhân đơn giản như côn trùng cắn, do té ngã, do viêm nhiễm. Tuy nhiên nếu phù nhiều vị trí cùng lúc có thể bạn đã gặp vấn đề sức khoẻ tương đối nghiêm trọng như:

  • Suy tim: Đây là nguyên nhân gây phù nề rất thường gặp. Bệnh nhân suy tim có tim hoạt động không hiệu quả khiến nước và muối ứ đọng tại nhiều nơi trong cơ thể. Người bệnh suy tim trái thường bị phù phổi, suy tim phải thường phù 2 chân.
  • Suy thận: Suy thận cấp hay suy thận mạn khiến thận bị tổn thương, chức năng lọc suy giảm gây tình trạng ứ muối, nước thường gây phù ở mắt và chân. Người mắc hội chứng thận hư còn bị giảm nồng độ albumin protein trong máu gây giảm áp lực keo khiến nước thoát ra lòng mạch gây phù nề.
  • Do thuốc: Các thuốc điều trị cao huyết áp làm giãn mạch có thể gây ứ đọng muối và nước hay corticoid giữ nước gây phù nề.
  • Tắc mạch: Phù khu trú do tắc tĩnh mạch do chèn ép từ bên ngoài, do huyết khối, hoặc sung huyết. Thông thường tắc mạch gây phù còn kèm với triệu chứng đau, sưng, sờ thấy tĩnh mạch nổi lên.
  • Xơ gan: Xơ gan là tổn thương nhu mô gan không hồi phục. Bệnh nhân xơ gan thường bị báng bụng và phù nề 2 chân. Nguyên nhân xơ gan có thể do rượu, nhiễm vi rút, gan nhiễm mỡ, bệnh di truyền,…
  • Suy dinh dưỡng: Người ăn uống kém, suy dinh dưỡng bị giảm albumin trong máu, gây giảm áp lực keo trong lòng mạch và dịch thoát ra mô kẽ gây phù. Suy dinh dưỡng thiếu đạm thường gặp ở trẻ em do chế độ ăn ít hoặc do trẻ mắc bệnh ruột mất đạm (ruột kém hấp thu protein).
  • Rối loạn trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai có nhiều yếu tố gây phù như cơ thể tiết ra các hormone kích thích giữ lại natri và nước nhiều hơn bình thường, khiến các vùng mặt, tay, chân, bàn chân có thể bị phù và sưng. Tử cung mở rộng gây áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, làm tắc nghẽn các tĩnh mạch đùi và dẫn đến phù chân. Máu đông dễ dàng hơn cũng làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra phù. 
  • Dị ứng: Tình trạng dị ứng khi gặp các dị nguyên hải sản, côn trùng,… đôi khi biểu hiện nhẹ bằng việc ngứa, nổi mề đay nhưng cũng có thể diễn tiến nặng khiến bệnh nhân phù và sốc phản vệ. Đây là tình trạng nguy hiểm, bệnh nhân sưng ở họng có thể chèn ép khí quản gây ngạt thở dẫn đến tử vong.
  • Bị bỏng: gây ra phản ứng tiết dịch vào khoảng giữa các tế bào và gây phù toàn thân.
Nguyên nhân gây bệnh phù nề
Nguyên nhân gây bệnh phù nề

Điều trị phù như thế nào?

Để điều trị phù, trước tiên phải tìm ra căn nguyên gây nên nó. Nếu phù do dị ứng, phải lập tức ngưng tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và dùng thuốc chống dị ứng.

  • Dùng thuốc lợi tiểu để giảm lượng nước và muối ứ trong cơ thể, giảm bớt triệu chứng phù nề, như thuốc lợi tiểu thiazide, furosemide hoặc spironolactone. Trong một số trường hợp, thuốc lợi tiểu có thể không thích hợp để điều trị phù nề, chẳng hạn như trong một số những người có suy tĩnh mạch mạn tính hoặc trong hầu hết các phụ nữ mang thai.
  • Hạn chế muối trong chế độ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ để giảm giữ nước.
  • Quan trọng nhất vẫn là tìm ra căn nguyên hoặc bệnh lý đã biết gây phù, từ đó điều trị triệt để chấm dứt tình trạng phù. Do đó khi nghĩ mình gặp phải tình tạng phù hãy đến gặp bác sĩ ngay để được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.
Điều trị phù nề bằng cách dùng thuốc
Điều trị phù nề bằng cách dùng thuốc

Phòng tránh bệnh phù nề như thế nào?

Để phòng tránh bệnh phù nề bạn có thể tham khảo một số cách sau:

  • Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh. Một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp giảm viêm và giảm phù nề.
  • Tránh ăn mặn. Khi ăn quá nhiều muối cơ thể sẽ tự động tích trữ nước dẫn đến phù nề.
  • Tập thể dục thường xuyên. Tập thể dục có thể giúp tăng lưu lượng máu và giảm viêm, cả hai đều có thể giúp giảm phù nề.
  • Ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc có thể giúp cơ thể phục hồi và giảm viêm.
  • Tránh vận động quá mức: tránh các hoạt động vận động quá mức hoặc có tác động mạnh lên các khớp và cơ. 
  • Điều chỉnh tư thế khi làm việc: đảm bảo tư thế ngồi, đứng và làm việc đúng cách để giảm áp lực lên các khớp và cơ.
  • Tránh đứng hoặc ngồi lâu. Nếu bạn phải đứng hoặc ngồi lâu, hãy nghỉ ngơi và di chuyển thường xuyên.
  • Điều trị các bệnh mãn tính. Nếu bạn bị bệnh mãn tính như tim, thận hoặc gan, hãy điều trị bệnh này để ngăn ngừa phù nề.
  • Ngừng hút thuốc. Hút thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim, thận và gan, tất cả đều có thể dẫn đến phù nề.
  • Giảm cân. Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy giảm cân để giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như tim, thận và gan, những bệnh này đều có thể dẫn đến phù nề.

Nếu bạn bị sưng phù nề nghiêm trọng hoặc không cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp phòng ngừa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Dinh dưỡng cho người bị phù nề

Cũng giống như những bệnh khác, khi bị phù nề ngoài việc điều trị bằng thuốc người bệnh cũng cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý để giúp cải thiện tình trạng sưng phù nề. 

Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng cho người bị phù nề:

  • Uống đủ nước. Có vẻ khó tin song uống nước lọc cũng giúp giảm sưng phù nề. Các chuyên gia cho biết đôi khi tình trạng mất nước có thể gây giữ nước. Vì vậy, uống đủ nước sẽ giúp giảm vấn đề này. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh uống quá nhiều nước, vì điều này có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phù nề.
  • Tránh ăn mặn. Muối có thể làm tăng giữ nước, có thể dẫn đến phù nề. Bạn nên cố gắng ăn ít hơn 2,3 gram muối mỗi ngày.
  • Ăn nhiều trái cây và rau. Trái cây và rau có chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, bao gồm vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và chất xơ. Chất xơ có thể giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, từ đó có thể giúp bạn giảm cân, điều này có thể giúp giảm sưng phù nề.
  • Ăn các loại thực phẩm có tính lợi tiểu. Các loại thực phẩm có tính lợi tiểu có thể giúp cơ thể loại bỏ chất lỏng dư thừa. Một số loại thực phẩm có tính lợi tiểu bao gồm: Dưa chuột, Rau diếp, Rau cần tây, Dứa, Dưa hấu, Gừng…
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa chất béo bão hòa vì nó có thể làm tăng viêm, góp phần gây phù nề.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa đường. Đường có thể làm tăng insulin, có thể dẫn đến giữ nước.
  • Tránh ăn các loại thực phẩm có chứa caffeine. Caffeine có thể làm tăng bài tiết nước tiểu, có thể làm trầm trọng thêm phù nề.
u003cstrongu003eUống gì để giảm phù nề?u003c/strongu003e

Một số loại đồ uống có thể giúp giảm sưng phù nề như: nước lọc, trà gừng, trà xanh, nước ép dứa, nước ép dưa hấu, nước ép cà chua.

u003cstrongu003eCách chữa phù nề niêm mạc mũi tại nhà?u003c/strongu003e

Khi bị phù niêm mạc mũi tại nhà bạn có thể dùng nước muối xịt mũi để làm loãng chất nhầy và làm dịu niêm mạc mũi.

u003cstrongu003eBị phù nề kiêng ăn gì?u003c/strongu003e

Khi bị phù nề bạn nên kiêng ăn muối, chất béo bão hòa, đường, rượu, caffeine, thực phẩm chế biến sẵn cũng như các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột vì chúng có thể làm tăng sản xuất insulin và dẫn đến giữ nước.

u003cstrongu003ePhù nề sau khi cắt bao quy đầu?u003c/strongu003e

Sau khi cắt bao quy đầu, dương vật phù nề là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Triệu chứng phù nề sẽ làm bệnh nhân rất lo lắng trong một vài ngày đầu sau phẫu thuật. Thông thường, hiện tượng phù nề tại vùng phẫu thuật sẽ giảm dần trong 1 – 2 tuần.

u003cstrongu003eThuốc giảm phù nề sau chấn thương?u003c/strongu003e

Các loại thuốc giảm phù nề sau chấn thương phần mềm thường gặp là aspirin, alphachymotrypsin, ibuprofen, naproxen đều là các thuốc chống viêm giảm phù nề không steroid.

u003cstrongu003eNgâm chân giảm phù nề cho bà bầu?u003c/strongu003e

Phụ nữ khi mang thai thường xuất hiện triệu chứng phù nề đặc biệt là ở chân và bàn chân. Đổ nước ấm vào bồn ngâm chân, sau đó thêm một chút gừng và muối vào và ngâm chân trong 15 – 20 sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương, sưng phù nề ở bà bầu.

u003cstrongu003ePhù nề sau chấn thương bao lâu thì hết?u003c/strongu003e

Phù nề sau chấn thương có thể kéo dài trong một khoảng thời gian khá lâu, tùy thuộc vào mức độ và loại chấn thương. Thông thường, phù nề sẽ giảm dần và hết sau khoảng vài tuần đến vài tháng.

u003cstrongu003eBệnh phù nề não có nguy hiểm không?u003c/strongu003e

Bệnh phù nề não là 1 tình trạng khá nguy hiểm, có thể dẫn đến tình trạng thiếu oxy não hoặc thậm chí tử vong.

u003cstrongu003eThuốc chống phù nề cho phụ nữ cho con bú?u003c/strongu003e

Paracetamol và các thuốc kháng viêm không steroid như ibuprofen và diclofenac là những lựa chọn phổ biến và an toàn cho phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên, vẫn cần tư vấn từ bác sĩ để đảm bảo sử dụng đúng liều lượng và thời gian.

Cảm ơn bạn đã tìm đọc bài viết “Chế độ ăn cho người tăng huyết áp: ăn gì và kiêng gì?”. Mong rằng bài viết đã cung cấp những thông tin bổ ích, thiết thực cho bạn và người thân. Hãy cố gắng kiểm soát chế độ ăn lành mạnh để có huyết áp thường nói riêng và sức khoẻ tốt nói chung bạn nhé.


Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo