Tay sưng phù: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Tình trạng tay sưng phù có thể xảy ra thoáng qua và tự biến mất, nhưng đôi khi lại phản ánh một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn đáng quan tâm. Vậy những nguyên nhân nào khiến tay bị sưng phù và đau? Điều trị tay bị phù như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Tổng quan về phù

Phù nề là tình trạng sưng nhưng không đau do dịch tích lũy dư thừa trong mô kẽ (mô ngoài mạch máu) của cơ thể. Mặc dù phù nề có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể, bạn lại dễ phát hiện phù hơn khi nó xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, bàn chân, mắt cá chân và chân.

Phù có thể là tác dụng phụ của 1 số loại thuốc, mang thai hoặc một bệnh lý đã từng mắc trước đó, thường là suy tim sung huyết, bệnh thận hoặc xơ gan.

Uống thuốc để loại bỏ dịch dư thừa ở mô kẽ và giảm lượng muối trong khẩu phần ăn của bạn có thể làm giảm phù nề. Khi phù nề là hậu quả của một bệnh lý có từ trước, việc điều trị riêng biệt cho căn nguyên bệnh lý đó mới có thể giúp người bệnh không còn phù nề nữa.

Tay sưng phù

bàn tay sưng phù
Bàn tay sưng phù

Tay sưng phù ở cả cánh tay hoặc chỉ ở khu vực bàn tay thường thoáng qua và có thể tự biến mất. Vì thế bạn cần khám bác sĩ nếu bệnh không thuyên giảm trong vài ngày.

Nguyên nhân phổ biến khiến tay sưng phù bao gồm:

  • Giữ nguyên tay ở 1 vị trí quá lâu
  • Ăn quá mặn (nhiều muối)
  • Phụ nữ mang thai
  • Tác dụng phụ của 1 số loại thuốc – Ví dụ như thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai và steroid

Nó cũng có thể được gây ra bởi:

  • Chấn thương tay- ví dụ như bong gân hoặc căng cơ
  • Thay đổi đột ngột nhiệt độ – Ví dụ như thời tiết quá nóng
  • Bị côn trùng cắn hoặc đốt, nhất là các loại côn trùng có chất độc như ong, kiến ba khoang
  • Dị ứng, quá mẫn da (phù mạch)
  • Huyết khối cánh tay
  • Nhiễm trùng
  • Một số bệnh lý đặc biệt như phù mạch bạch huyết, viêm khớp vảy nến
tay sưng phù
Tay sưng phù do nhiễm trùng (có bóng nước)

Những nguyên nhân bệnh lý có thể khiến tay sưng phù kéo dài, không tự khỏi, bao gồm:

  • Suy tim sung huyết: tình trạng này là khi một hoặc cả hai buồng tim dưới mất khả năng bơm máu hiệu quả (tâm thất). Do đó, máu có thể trào ngược và ứ đọng lại ở hệ tĩnh mạch gây phù nề. Đôi khi, tình trạng này có thể khiến tích tụ dịch trong các phế nang của phổi gây phù phổi cấp, làm bệnh nhân cảm thấy khó thở.
  • Xơ gan: Dịch sẽ tích tụ trong khoang bụng (còn gọi là cổ trướng) và hoặc gây phù tứ chi do tổn thương gan.
  • Bệnh thận: Trong bệnh thận, dịch và natri dư thừa trong máu của bạn có thể là nguyên nhân gây phù nề, ngoài ra người bị bệnh thận có thể phù ở chân và xung quanh mắt.
  • Thận hư: Tổn thương ở các mạch máu lọc nhỏ trong nhu mô thận có thể gây ra hội chứng thận hư. Trong bệnh cảnh này, lượng protein (albumin) trong máu bị giảm do thất thoát qua nước tiểu, từ đó nước không còn bị giữ lại trong lòng mạch mà thoát ra ngoài mô kẽ gây phù nề.
  • Thiếu protein: Người bị suy dinh dưỡng, thiếu hụt quá mức protein trong chế độ ăn uống hàng ngày trong thời gian dài cũng có thể dẫn bị phù.

Các triệu chứng khi tay sưng phù

  • Mặt trong của cẳng tay trắng hơn bình thường, từ cổ đến khuỷu tay. Vì khi 1 cánh tay bị phù sẽ trông to hơn bình thường rất nhiều và da căng bóng.
  • Cánh tay hoặc bàn tay bị phồng rộp hoặc sưng tấy.
  • Da sáng bóng, căng bóng.

Cách tự điều trị tay sưng phù tại nhà

Mặc dù tay sưng phù chỉ là tình trạng tạm thời và sẽ tự biến mất, vẫn có một số mẹo bạn có thể thử tại nhà để hỗ trợ giảm tình trạng tay sưng phù nhanh hơn, chúng bao gồm:

Nên

  • Nằm ngửa và kê cao vùng tay bị sưng phù bằng gối nếu bạn có thể
  • Thử cử động toàn bộ vai và cánh tay của bạn
  • Đưa tay lên trên đầu rồi lần lượt nắm và mở nắm đấm lặp đi lặp lại
  • Xoa bóp tay sưng phù hoặc bàn tay của bạn, vuốt hướng về phía cơ thể với lực mạnh vừa phải không gây đau, cụ thể như: bắt đầu từ đầu ngón tay của bạn và xoa bóp hướng về phía lòng bàn tay của bạn
  • Tập thể dục vừa sức ví dụ như đi bộ, để cải thiện lưu lượng máu về tim của bạn
  • Uống nhiều nước
  • Vệ sinh sạch sẽ, lau khô và dưỡng ẩm đều đặn cho cánh tay hoặc bàn tay để hạn chế nhiễm trùng.
  • Ngâm tay trong bồn nước ấm và sau đó chuyển sang nước lạnh để giúp dịch ở mô kẽ di chuyển ra khỏi khu vực đó.
tay sưng phù
M u bàn tay bị sưng phù nên ngâm tay với nước ấm

Không nên

  • Đặt tay tại một vị trí trong thời gian dài
  • Mặc quần áo quá chật, quá ôm sát.

Bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu tay sưng phù và không được cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà trong vài ngày, hoặc tình trạng sưng phù ngày càng tồi tệ hơn.

Điều trị tay sưng phù

Việc điều trị đối với tình trạng tay sưng phù kéo dài (không tự khỏi) sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân bệnh lý gây ra nó. Các biện pháp điều trị như sau:

  • Thay đổi loại thuốc bạn đang dùng nếu đây là nguyên nhân gây ra sưng phù
  • Điều trị bất kỳ bệnh lý nguyên nhân gây ra sưng phù
  • Thuốc lợi tiểu để giúp loại bỏ bớt dịch ra khỏi cơ thể.
  • Mang găng tay hoặc áo đặc biệt để đề phòng bất kỳ vết sưng tấy nào tái phát trở lại (dụng cụ hỗ trợ nén)
  • Tránh xa, không tiếp xúc với những đồ vật, môi trường bị ô nhiễm để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng tay.
  • Điều trị cũng có thể bao gồm cả việc thay đổi lối sống, chẳng hạn như duy trì mức cân nặng hợp lý hoặc áp dụng chế độ ăn ít muối.

Cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc và tìm hiểu về Bạn có biết: 1 số nguyên nhân và cách điều trị tay sưng phù tại Docosan. Chúng tôi rất vinh hạnh chào đón và nhận được sự tín nhiệm từ các bạn.


Xem thêm:

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org

Contact Me on Zalo