Tê bì tay trái là cảm giác bất thường như ngứa râm ran, giảm cảm giác hoặc yếu ở tay trái. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về tê bì bàn tay trái và cách điều trị trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Tê bì tay trái là gì?
Tê bì tay trái là tình trạng mất cảm giác hoặc cảm thấy yếu tay trái, cảm giác châm chích như kim đâm, kiến bò. Nguyên nhân có thể do ngủ chưa đúng tư thế hoặc có thể do các tình trạng nghiêm trọng khác như đau tim, đột quỵ hoặc các vấn đề về cột sống, thần kinh gây ra. Một số dấu hiệu, triệu chứng kèm theo có thể là đau ngực, chóng mặt, khó thở. Nếu xuất hiện các triệu chứng kể trên, người bệnh cần được thăm khám và can thiệp kịp thời. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh cần phải đi khám bác sĩ ngay.
Nguyên nhân gây tê bì bàn tay trái
Có nhiều nguyên nhân gây ra tê bì bàn tay trái, trong đó có những nguyên nhân sinh lý và trong một số trường hợp một số bệnh lý cũng gây tê bì bàn tay kèm theo.
Nguyên nhân sinh lý:
- Thường xuyên nằm ngủ sai tư thế, thường xuyên nằm võng, vận động mạnh.
- Thiếu hụt dinh dưỡng như vitamin, khoáng chất cần thiết cho dẫn truyền thần kinh như: Canxi, Kali, Magie, Vitamin B…
- Một số thuốc có tác dụng phụ gây tê bàn tay, bàn chân.
- Căng thẳng, áp lực trong cuộc sống có thể dẫn đến tê bì tay chân.
Nguyên nhân bệnh lý:
- Bệnh lý về cột sống: Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống.
- Bệnh lý về thần kinh: Hội chứng ống cổ tay, viêm đa rễ thần kinh, tổn thương đám rối thần kinh cánh tay.
- Bệnh lý tim mạch: Nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Bệnh lý khác: Bệnh đa xơ cứng, tiểu đường, lưu thông máu kém, dị ứng
Xét nghiệm chẩn đoán tê bì bàn tay trái
Để chẩn đoán tê bì bàn tay trái, bên cạnh việc thăm khám, hỏi bệnh sử, khai thác các thông tin về tình trạng tê bì của người bệnh, bác sĩ có thể cho bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm, từ đó định hướng nguyên nhân của tê bì bàn tay xuất phát từ đâu. Xét nghiệm máu có thể được chỉ định để kiểm tra lượng đường huyết trong máu, tầm soát nguyên nhân đái tháo đường, kiểm tra cholesterol, lipid máu, vitamin B12… để loại trừ các bệnh lý liên quan. Các xét nghiệm hình ảnh học có thể được chỉ định khi bệnh nhân bị tê bì bàn tay trái, bao gồm:
- Chụp X-quang cột sống cổ: Phát hiện thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, chụp phim X-quang dễ thực hiện, hạn chế tiếp xúc tia X cho người bệnh.
- Chụp MRI cột sống cổ: Cung cấp hình ảnh chi tiết về cấu trúc cột sống cổ, phát hiện các tổn thương thần kinh có thể bị bỏ sót trên các loại chẩn đoán nguy cơ cơ tim khác.
- Siêu âm Doppler mạch máu: Kiểm tra lưu thông máu ở tay, tắc nghẽn mạch máu cần loại trừ huyết khối tắc gây nghẽn mạch.
- Điện cơ – thần kinh: Đánh giá chức năng hoạt động của dây thần kinh, đo điện cơ có thể phát hiện tình trạng chèn ép dây thần kinh, tổn thương dây thần kinh.
- Xét nghiệm khác: Xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để chẩn đoán các bệnh lý nhiễm trùng.
Cách chăm sóc và điều trị tê bì tay trái
Để giảm bớt sự khó chịu do tê bì bàn tay trái gây ra, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp sau để cải thiện triệu chứng, giảm bớt khó chịu, cụ thể là:
- Nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, hạn chế xoay khớp bàn tay.
- Massage, chườm nóng hoặc chườm lạnh vị trí tê.
- Tập luyện nhẹ nhàng cho tay, tránh bất động tay quá lâu có thể ảnh hưởng tới máu nuôi và rối loạn chức năng gan.
- Bổ sung Sản phẩm bổ sung Vitamin B, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Các biện pháp điều trị giảm đau, giảm tê bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng cho bệnh nhân để cải thiện triệu chứng như:
- Thuốc giảm đau, chống viêm, thuốc giãn mạch máu.
- Kết hợp các biện pháp trị liệu vấn đề thần kinh cột sống như kết hợp các bài tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng đúng chỉ định và phù hợp cho từng người bệnh.
- Điều trị theo nguyên nhân cụ thể (kiểm soát đường huyết, điều trị bệnh tim mạch…).
Các biện phòng ngừa tê bì bàn tay trái
Để hạn chế tình trạng tê bì bàn tay trái, bạn có thể áp dụng các nguyên tắc phòng ngừa như sau:
- Xây dựng lối sống lành mạnh, bữa ăn khoa học, ăn uống đầy đủ các nhóm dinh dưỡng.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, ngủ đủ giấc mỗi ngày.
- Hạn chế vận động sai tư thế, ngồi một chỗ làm việc quá lâu.
- Thư giãn, giải tỏa căng thẳng.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý nền (đái tháo đường, tim mạch…).
Khi nào cần đi khám bác sĩ?
Dấu hiệu, triệu chứng bất thường
Khi xuất hiện các triệu chứng bất thường sau, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để chẩn đoán và điều trị kịp thời:
- Tê bì bàn tay trái kéo dài.
- Số lần hay thời gian tê bì mỗi ngày tăng dần, khó kiểm soát.
- Tê tay kèm theo các triệu chứng khác như đau đầu, chóng mặt, khó thở, khó nói…
Một số bệnh viện chuyên khoa uy tín
Khi các triệu chứng xuất hiện, người bệnh cần thăm khám các bệnh viện lớn có chuyên khoa phù hợp. Bên cạnh đó, hiện nay có nhiều phòng khám chuyên khoa chỉnh hình hoặc chuyên đa khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, bạn có thể lựa chọn thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời như:
- Bệnh viện Gia An 115.
- Bệnh viện Chợ Rẫy.
- Bệnh viện Quốc tế City.
- Phòng khám Bệnh viện Đại học Y Dược 1.
Xem thêm:
- 12 mẹo chữa tê bì chân tay tại nhà, đơn giản, dễ thực hiện
- Tê bì chân tay uống thuốc gì? Cách phòng ngừa tại nhà
- Tê tay chân: Nguyên nhân do đâu? Điều trị thế nào?
Bài viết đã cung cấp những thông tin về triệu chứng tê bì bàn tay trái. Thăm khám, tìm nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp sẽ cải thiện tình trạng tê cho người bệnh. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!
Nguồn tham khảo:
1. Left Arm Numb – Cleveland Clinic
- Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/symptoms/21971-left-arm-numb
- Ngày tham khảo: 15/10/2024