Tê bì chân tay do thiếu canxi cần bổ sung chất gì? Cách khắc phục

Tê bì chân tay do thiếu Canxi là một triệu chứng thường gặp do tình trạng thiếu hụt Canxi trong máu. Nhận biết được các dấu hiệu, triệu chứng tê bì và bổ sung Canxi kịp thời có thể điều trị hiệu quả. Hãy cùng Docosan tìm hiểu vấn đề tê bì chân tay do thiếu Canxi trong bài viết dưới đây nhé!

Vai trò, tác dụng của Canxi

Canxi là thành phần chính của xương và răng, đồng thời giúp duy trì cấu trúc và chức năng của cơ thể. Bạn có thể được bổ sung chúng từ các loại thực phẩm, thuốc uống, dịch dinh dưỡng… Canxi tham gia vào các quá trình như co cơ, dẫn truyền thần kinh, điều hòa nhịp tim, đông máu và tiết hormone. 98% lượng Canxi trong cơ thể được lưu trữ trong xương và răng.

Cơ thể hấp thụ Canxi từ thực phẩm qua hai quá trình: vận chuyển chủ động và khuếch tán thụ động, vitamin D là chất không thể thiếu cho quá trình hấp thụ này. Cung cấp đủ Canxi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương, đặc biệt là ở người lớn tuổi, có nguy cơ loãng xương cao. Tuy nhiên, nếu bổ sung quá nhiều Canxi từ thực phẩm hoặc thuốc có thể dẫn đến biến chứng như sỏi thận hoặc tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Canxi đóng vai trò quan trọng trong cơ thể
Canxi đóng vai trò quan trọng trong cơ thể

Bạn nên tiêu thụ bao nhiêu Canxi mỗi ngày?

Cơ thể con người thường nhận đủ lượng Canxi cần thiết từ các bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là từ các sản phẩm sữa có chứa nhiều Canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt, cá hải sản, một số loại rau củ như bông cải, hạnh nhân, hạt mè,… Nhu cầu Canxi hàng ngày thay đổi theo độ tuổi và giới tính. Người lớn từ 19 đến 50 tuổi cần tiêu thụ 1.000 mg Canxi mỗi ngày, trong khi phụ nữ trên 51 tuổi và nam giới trên 71 tuổi cần tới 1.200 mg để hạn chế nguy cơ loãng xương, gãy xương.

Trung bình mỗi ngày cần tiêu thụ 1.000mg Canxi
Trung bình mỗi ngày cần tiêu thụ 1.000mg Canxi

Tê bì tay chân do thiếu Canxi là do đâu?

Thiếu hụt Canxi hay hạ Canxi máu có thể xảy ra ở mức độ nhẹ hoặc nghiêm trọng tùy vào mức độ thiếu hụt. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

Nguyên nhân gây mất cân bằng Canxi trong cơ thể có thể do:

  • Thiếu hụt vitamin D, ảnh hưởng chu trình chuyển hóa của Canxi.
  • Bệnh gan và thận.
  • Mức hormone tuyến cận giáp thấp, gặp trong bệnh lý suy tuyến cận giáp.
  • Rối loạn điện giải, như thiếu magie hoặc dư phosphate.
  • Một số thuốc có thể làm giảm Canxi như bisphosphonates.
  • Viêm tụy.
Tê bì chân tay do Canxi có thể do nhiều bệnh lý khác nhau
Tê bì chân tay do Canxi có thể do nhiều bệnh lý khác nhau

Một số ảnh hưởng khác khi thiếu Canxi trong cơ thể

Dưới đây là các triệu chứng có thể chỉ ra sự thiếu hụt Canxi, thông thường thiếu Canxi máu ở mức độ nhẹ thường gây triệu chứng và người bệnh có thể hoàn toàn thích nghi, tuy nhiên trong một số trường hợp Canxi thiếu hụt nhiều, một số triệu chứng sẽ xuất hiện:

Mệt mỏi

Triệu chứng mệt mỏi gặp trong nhiều bệnh lý khác nhau, do nhiều nguyên nhân gây ra. Mệt mỏi đơn thuần không kèm các triệu chứng khác thường khó khăn để nhận biết tình trạng hạ Canxi máu, cần kết hợp thêm các triệu chứng khác như cứng cơ, đau nhức cơ thể, rối loạn nhịp tim,…

Các vấn đề về răng miệng

Lưu ý rằng răng không phải là xương, nhưng chúng được gắn chặt vào hai lớp xương hàm trên và xương hàm dưới. Khi thiếu hụt Canxi, vùng xương giữ răng có thể dễ bị lung lay, trong một số trường hợp có thể dẫn đến sâu răng, bệnh lý nha chu.

Đau nhức cơ

Canxi không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn đảm bảo cơ bắp được hoạt động một cách trơn tru. Cụ thể, nó giúp các cơ co và thư giãn. Nói cách khác, hạ Canxi máu sẽ khiến cơ của bạn yếu hơn, người bệnh có thể trải qua các cơn đau, nhức mỏi, cứng và co thắt cơ.

Rối loạn nhận thức

Nếu các tế bào bị thiếu Canxi, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng liên quan đến nhận thức, từ chóng mặt, lú lẫn đến lơ mơ, rối loạn ý thức. Có một số nghiên cứu cho thấy lượng Canxi không ổn định có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Tê và ngứa ran ở ngón tay của bạn

Canxi đóng vai trò quan trọng trong hệ thống dẫn truyền của hệ thần kinh trung ương, nếu cơ thể thiếu hụt Canxi, hoạt động của các dây thần kinh có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở các chi ví dự như tay, ngón tay, bàn chân và ngón chân.

Động kinh

Hạ Canxi máu là một trong những nguyên nhân thúc đẩy người bệnh khởi phát các cơn động kinh, co giật. Do đó, ở bệnh nhân có rối loạn chức năng thận kinh, việc duy trì nồng độ Canxi máu ổn định trong cơ thể là rất cần thiết.

Nhịp tim bất thường

Nếu bạn thấy nhịp tim của mình có những sự bất thường như đập không đều, quá nhanh hoặc quá chậm, bạn cần thăm khám bác sĩ ngay để kịp thời tìm ra các nguyên nhân, một trong các nguyên nhân đó có thể là thiếu hụt Canxi nghiêm trọng.

Rối loạn nhịp tim là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất của hạ Canxi máu
Rối loạn nhịp tim là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất của hạ Canxi máu

Tê bì tay chân do thiếu chất gì?

Tê bì tay chân thường gặp do tình trạng thiếu vitamin. Cơ thể cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin E, B1, B6, B12 và niacin để có dây thần kinh khỏe mạnh. Ví dụ, thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến thiếu máu ác tính, một nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh thần kinh ngoại biên. Nhưng quá nhiều vitamin B6 có thể gây ngứa ran ở tay và chân.

Vitamin B6 (Pyridoxine)

Thiếu hụt lẫn dư thừa vitamin B6 đều có thể gây ra chứng tê bì tay chân. Thường thì cảm giác châm chích bắt đầu xuất hiện từ bàn chân, lan lên cẳng chân và tay, kèm theo cảm giác nóng rát ở một số bệnh nhân. Ở trẻ sơ sinh, thiếu B6 thậm chí có thể gây co giật.

Thiếu B6 có thể bắt nguồn từ:

  • Chế độ ăn thiếu B6 và suy dinh dưỡng (thường gặp ở người uống rượu nhiều).
  • Bệnh nhân suy thận, chạy thận nhân tạo.
  • Tương tác thuốc, như hydralazine và isoniazid.

Vitamin B12 (Cobalamin)

Thiếu hụt vitamin B12 có thể gây tê bì ở cả tay và chân. Các vấn đề thần kinh khác như yếu cơ và thay đổi thị lực cũng có thể xảy ra khi cơ thể thiếu vitamin B12. B12 còn quan trọng trong việc sản xuất tế bào máu mới, vì vậy thiếu B12 có thể dẫn đến thiếu máu hồng cầu to, gây ra cảm giác yếu và mệt mỏi.

Nguyên nhân thiếu B12 bao gồm:

  • Chế độ ăn mất cân đối, thường gặp ở người ăn chay trường.
  • Tác dụng phụ của thuốc (như Metformin và PPIs).
  • Sau phẫu thuật dạ dày.
Thiếu hụt vitamin B12 cũng gây tê bì tay chân
Thiếu hụt vitamin B12 cũng gây tê bì tay chân

Biotin

Biotin (vitamin B7) là một loại vitamin B ít gặp hơn B6 và B12, ngoài triệu chứng tê bì ở tay và chân, thiếu biotin có thể gây ra:

  • Tóc thưa và rụng tóc.
  • Nhiễm trùng và nổi ban da.
  • Ảo giác, co giật.

Thiếu hụt biotin khá hiếm, thường liên quan đến thai kỳ, phụ nữ đang cho con bú, nghiện rượu mạn tính và thiếu enzyme biotinidase.

Có thể tham khảo Sản phẩm bổ sung Vitamin B, là sự kết hợp hoàn hảo của các vitamin nhóm B thiết yếu, bao gồm B1, B2, B6, B12, với hàm lượng phù hợp, giúp hỗ trợ chức năng thần kinh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, cải thiện giấc ngủ và tăng cường năng lượng cho cơ thể. Sản phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu thiên nhiên, an toàn và dễ hấp thu, phù hợp với người bị thiếu vitamin B, người bị stress, mất ngủ,…

Lợi ích:

  • Hỗ trợ chức năng thần kinh, giảm tê bì, đau nhức.
  • Giảm căng thẳng, lo âu, cải thiện tâm trạng.
  • Cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu giấc hơn.
  • Tăng cường năng lượng, giảm mệt mỏi.

Ưu điểm:

  • Công thức độc đáo, dễ hấp thu.
  • Nguồn gốc thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe.
  • Tiện lợi sử dụng

Vitamin E

Thiếu vitamin E gây ra dáng đi loạng choạng (chứng thất điều) kèm theo tê bì tay chân. Nguyên nhân thiếu hụt bao gồm:

  • Vấn đề hấp thu chất béo, như trong bệnh xơ nang.
  • Rối loạn di truyền, như abetalipoproteinemia.

Magie

Magie có nhiều vai trò trong cơ thể, trong đó phải kể đến vai trò cân bằng Kali và Canxi trong cơ thể. Do đó, mức Magie thấp có thể gây ra các triệu chứng tương tự như thiếu Canxi, như tê quanh mặt và miệng. Thiếu Magie cũng có thể gây yếu cơ, chuột rút và rối loạn nhịp tim. Nguyên nhân thiếu bao gồm:

  • Nghiện rượu, uống rượu bia nhiều, lâu năm.
  • Tiêu chảy kéo dài.
  • Thuốc kháng sinh nhóm aminoglycosid (gentamicin) và thuốc lợi tiểu (furosemide).
Tê bì tay chân cũng gặp do giảm Maige máu
Thiếu hụt vitamin B12 cũng gây tê bì tay chân

Đồng

Thiếu đồng có thể gây ra tê bì ở chân và khó khăn khi đi lại. Thiếu đồng hiếm gặp nhưng thường liên quan đến việc bổ sung quá nhiều kẽm hoặc do phẫu thuật dạ dày, làm giảm khả năng hấp thu đồng.

Hàm lượng Canxi cần bổ sung cho cơ thể

Chế độ bổ sung Canxi theo khuyến cáo:

Độ tuổi Nam Nữ Mang thai Cho con bú
0-6 tháng 200 mg 200 mg    
7-12 tháng 260 mg 260 mg    
1-3 tuổi 700 mg 700 mg    
4-8 tuổi 1,000 mg 1,000 mg    
9-13 tuổi 1,300 mg 1,300 mg    
14-18 tuổi 1,300 mg 1,300 mg 1,300 mg 1,300 mg
19-50 tuổi 1,000 mg 1,000 mg 1,000 mg 1,000 mg
51-70 tuổi 1,000 mg 1,200 mg    
>70+ tuổi 1,200 mg 1,200 mg    

Các phương pháp bổ sung Canxi cho cơ thể

Bổ sung Canxi từ các loại thực phẩm

Hấp thu Canxi từ sữa và thực phẩm tăng cường đóng góp khoảng 30%. Sữa và các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua là nguồn Canxi tự nhiên chính, chiếm khoảng 72% lượng Canxi ở Hoa Kỳ. Các nguồn Canxi khác không từ sữa bao gồm cá mòi, cá hồi, cải xoăn, bông cải xanh và cải thảo,  nước trái cây, đậu phụ và ngũ cốc, là nhóm những thực phẩm có thể sử dụng tăng cường để bổ sung Canxi cho cơ thể.

Bổ sung Canxi từ các loại sản phẩm

Canxi có sẵn trong nhiều loại thực phẩm bổ sung, như sản phẩm đa vitamin/khoáng chất hoặc Canxi cộng với vitamin D. Hai dạng phổ biến nhất là Canxi carbonate và Canxi citrate. Canxi carbonate cần acid dạ dày để hấp thu tốt, nên có thể uống cùng hoặc trước bữa ăn. Canxi citrate ít phụ thuộc vào acid dạ dày hơn, có thể uống mà không cần liên quan tới bữa ăn. Khả năng hấp thu giảm khi liều lượng Canxi cao hơn 500 mg. Một số người gặp tác dụng phụ về tiêu hóa, có thể khắc phục bằng cách chia nhỏ liều hoặc đổi loại Canxi khác phù hợp.

Bổ sung Canxi từ thực phẩm chiếm khoảng 30% nhu cầu Canxi
Bổ sung Canxi từ thực phẩm chiếm khoảng 30% nhu cầu Canxi

Lưu ý khi bổ sung Canxi cho cơ thể

Khi bổ sung canxi cho cơ thể, cần chú ý một số điểm sau:

  • Liều lượng phù hợp: Người trưởng thành từ 18-50 tuổi cần khoảng 1000 mg canxi mỗi ngày. Phụ nữ mang thai, sau sinh và người cao tuổi cần nhiều hơn, khoảng 1200-1500 mg mỗi ngày​
  • Kết hợp với vitamin D: Canxi cần vitamin D để được hấp thụ tốt hơn vào cơ thể. Việc bổ sung Canxi nên đi kèm với vitamin D.
  • Lựa chọn nguồn cung cấp canxi: Canxi từ thực phẩm như sữa, rau lá xanh (bông cải xanh, cải xoăn) hoặc từ các thực phẩm tăng cường canxi là cách an toàn và tự nhiên nhất. Nếu không đủ, có thể sử dụng thực phẩm bổ sung​.
  • Tác dụng phụ: Uống quá nhiều canxi, đặc biệt từ viên uống bổ sung, có thể gây ra các vấn đề như táo bón, đầy hơi, thậm chí tăng nguy cơ sỏi thận. Vì vậy, cần bổ sung đúng liều lượng​ theo khuyến cáo của bác sĩ, kết hợp với chế độ ăn uống.
  • Thời điểm uống: Canxi nên được uống cùng bữa ăn để tăng khả năng hấp thụ, đặc biệt với loại Canxi carbonate​.
Lưu ý bổ sung Canxi cần có sự theo dõi, khuyến cáo của bác sĩ điều trị
Lưu ý bổ sung Canxi cần có sự theo dõi, khuyến cáo của bác sĩ điều trị

Xem thêm:

Bài viết đã cung cấp những thông tin về vấn đề vấn đề tê bì chân tay do thiếu Canxi. Nhận biết các dấu hiệu tê bì để thăm khám bác sĩ, tìm nguyên nhân gây tê bì, từ đó triệu chứng sẽ thuyên giảm. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!

Nguồn tham khảo:

1. Telltale Signs That You’re Not Getting Enough Calcium – Cleveland Clinic

  • Link tham khảo: https://health.clevelandclinic.org/are-there-any-telltale-signs-that-youre-not-getting-enough-calcium
  • Ngày tham khảo: 15/10/2024

2. Tingling in Your Hands and Feet? A Vitamin Deficiency Might Be the Problem – GoodRx Logo

  • Link tham khảo: https://www.goodrx.com/well-being/diet-nutrition/vitamin-deficiencies-cause-tingling-hands-feet
  • Ngày tham khảo: 15/10/2024

3. Calcium – Fact Sheet for Health Professionals

  • Link tham khảo: https://ods.od.nih.gov/factsheets/Calcium-HealthProfessional/
  • Ngày tham khảo: 15/10/2024
Contact Me on Zalo