Tê bì chân tay uống thuốc gì? Cách phòng ngừa tại nhà

Tình trạng tê bì chân tay ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Mặc dù có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cho đến các bệnh lý nghiêm trọng, tê bì chân tay đều mang lại cảm giác khó chịu và hạn chế vận động. Nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các tai nạn khi tham gia giao thông hay lao động hoặc các biến chứng nặng lâu dài như bại liệt. Vậy, tê bì chân tay là bệnh gì? Khi bị tê bì chân tay uống thuốc gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Tê bì chân tay uống thuốc gì?
Tê bì chân tay uống thuốc gì?

Tóm tắt nội dung

Tê tay chân là bệnh gì?

Chúng ta đều từng trải qua cảm giác tê tạm thời ở tay hoặc chân, thường xảy ra sau khi ngủ gục trên tay hoặc ngồi khoanh chân quá lâu. Triệu chứng tê liệt, đau hoặc yếu có thể xảy ra kèm theo ở cả vùng tay và chân.
Triệu chứng tê liệt, đau hoặc yếu có thể xảy ra kèm theo ở cả vùng tay và chân
Triệu chứng tê liệt, đau hoặc yếu có thể xảy ra kèm theo ở cả vùng tay và chân

Biểu hiện tê chân tay

  • Cảm giác tê tái: Cảm giác tê rần thường ở vùng tay hoặc và chân.
  • Châm chích: Cảm giác như kim châm, thường ở vùng xa của chi là ở các ngón tay và ngón chân.
  • Nóng rát: Cảm giác nóng rát, có thể đi kèm với cảm giác đau nhức .
  • Tê liệt: Cảm giác mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng cảm nhận, vận động ở khu vực bị ảnh hưởng trong một thời gian ngắn.
  • Yếu cơ: Khả năng vận động giảm, cảm thấy yếu và khó kiểm soát cử động của tay và chân.
  • Đau: Đau nhức hoặc khó chịu ở vùng tay và chân.
  • Mất thăng bằng: Khó khăn trong việc duy trì thăng bằng hoặc đi lại.
Cảm giác tê rần thường ở vùng tay hoặc và chân
Cảm giác tê rần thường ở vùng tay hoặc và chân

Đối tượng có nguy cơ mắc tê bì chân tay

Tê bì chân tay có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao hơn do đặc điểm sinh lý, bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt như: người cao tuổi, người mắc một số bệnh lý mạn tính thường có liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên, người làm công việc ít vận động,…
Tê bì chân tay có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau
Tê bì chân tay có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau

Nguyên nhân gây tê bì chân tay

Nguyên nhân sinh lý

  • Sinh hoạt sai tư thế: Ngồi làm việc lâu, ngủ sai tư thế, hoặc đứng quá lâu ở một vị trí có thể gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến tê bì.
  • Bị vật nặng đè lên tay chân lâu: Khi một vùng cơ thể bị đè nặng hoặc bó chặt trong thời gian dài, mạch máu và dây thần kinh tại đó bị chèn ép, gây tê bì.
  • Thừa cân, ít vận động: Thừa cân làm tăng áp lực lâu dài lên các dây thần kinh, đặc biệt là ở vùng chân. Thường kèm theo Ít vận động khiến tuần hoàn máu kém, cũng góp phần gây tê bì.
Thừa cân làm tăng áp lực lâu dài lên các dây thần kinh, đặc biệt là ở vùng chân
Thừa cân làm tăng áp lực lâu dài lên các dây thần kinh, đặc biệt là ở vùng chân

Nguyên nhân bệnh lý

  • Đái tháo đường: Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên, chiếm khoảng hơn 30% trường hợp, làm tổn thương khó hồi phục các dây thần kinh ngoại vi, gây ra các triệu chứng như tê bì, đau nhức.
  • Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa trong lòng mạch làm hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu lưu thông đến các chi, gây tê bì.
  • Hội chứng ống cổ tay: Đây là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép tại cổ tay, gây ra cảm giác tê, ngứa ran ở lòng bàn tay và các ngón tay.
Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tê bì chân tay như mang thai, căng thẳng, bệnh lý thần kinh ngoại biên,…

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu tê bì chân tay xảy ra do bị vật nặng đè lên tay hoặc ngồi sai tư thế và tự hết sau một thời gian ngắn điều chỉnh thì đây là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên cần đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng đi kèm sau:
  • Cảm thấy tê bì liên tục, không giảm khi tự điều chỉnh và thường không rõ nguyên nhân.
  • Kèm chóng mặt thường xảy ra khi thay đổi tư thế.
  • Đôi khi có dấu hiệu co giật cơ bắp.
  • Có thể phát ban.
Ngoài ra, hãy báo ngay cho bác sĩ nếu hiện tượng tê bì xảy ta trầm trọng hơn khi vận động, đặc biệt là tê bì chân.
Cảm thấy tê bì liên tục, không giảm khi tự điều chỉnh và thường không rõ nguyên nhân
Cảm thấy tê bì liên tục, không giảm khi tự điều chỉnh và thường không rõ nguyên nhân

Những triệu chứng nguy hiểm cần lưu ý

Nếu có những dấu hiệu khẩn cấp dưới đây, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu có những dấu hiệu khẩn cấp dưới đây, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt
Nếu có những dấu hiệu khẩn cấp dưới đây, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt

Chấn thương ở lưng, cổ hoặc đầu

Các vết thương, va đập mạnh vào vùng lưng, cổ hoặc đầu có thể gây chèn ép làm tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê bì chân tay. Các chấn thương này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như tổn thương tủy sống, ảnh hưởng đến khả năng vận động và cảm giác.

Không thể đi bộ hoặc di chuyển

Mất hoặc giảm dần khả năng đi lại hoặc cử động các bộ phận cơ thể là một dấu hiệu báo động nghiêm trọng vì điều này có thể là do các vấn đề về thần kinh, cơ bắp hoặc xương khớp nghiêm trọng, cần được khám và điều trị ngay lập tức.

Cảm giác yếu ớt hoặc đau dữ dội

Cảm giác yếu ớt, tê bì kèm theo đau nhức dữ dội có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thần kinh, mạch máu hoặc viêm nhiễm.

Mất kiểm soát đại tiểu tiện.

Khó kiểm soát đại tiểu tiện là một triệu chứng nghiêm trọng, đặc biệt khi đi kèm với tê bì chân tay vì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thần kinh, đặc biệt là ở tủy sống.

Mất ý thức, ngay cả chỉ trong một thời gian ngắn

Mất ý thức tạm thời, dù chỉ trong vài giây, cũng có thể là dấu hiệu báo động của đột quỵ, hạ đường huyết hoặc chấn thương sọ não.

Lẫn lộn hoặc khó suy nghĩ rõ ràng

Khó tập trung, suy nghĩ chậm chạp hoặc nói lắp xuất hiện kèm theo cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ, một số bệnh lý nhiễm trùng nặng hoặc các vấn đề về thần kinh khác.

Nói lắp

Nói lắp đột ngột xuất hiện có thể là dấu hiệu của đột quỵ, tổn thương thần kinh hoặc các vấn đề về thần kinh khác.

Vấn đề về thị giác

Mờ mắt, nhìn đôi, mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn là những triệu chứng thị giác liên quan đến các bệnh lý thần kinh, mạch máu hoặc não.

Tê bì chân tay nên uống thuốc gì?

Việc lựa chọn thuốc cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây tê bì, tình trạng sức khỏe tổng quát của từng người và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Các nhóm thuốc sẽ được chia ra thành 2 nhóm chính: Thuốc giảm nhẹ triệu chứng và thuốc điều trị nguyên nhân.
Việc lựa chọn thuốc cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây tê bì, tình trạng sức khỏe tổng quát của từng người và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định
Việc lựa chọn thuốc cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây tê bì, tình trạng sức khỏe tổng quát của từng người và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định

Thuốc giảm nhẹ triệu chứng

  • Thuốc giảm đau: Giúp giảm đau nhức do tê bì chân tay gây ra. Ví dụ: Paracetamol, Ibuprofen.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giảm viêm và giảm đau. Ví dụ: Ibuprofen, Naproxen.
  • Thuốc giãn mạch: Cải thiện tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các khu vực bị tê bì. Ví dụ: Pentoxifylline.
  • Thuốc bổ thần kinh: Bổ sung các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), giúp nuôi dưỡng dây thần kinh, cải thiện tình trạng tê bì. Ví dụ: Neurobion, NAT B,…

Thuốc điều trị nguyên nhân

  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Nếu nguyên nhân gây tê bì là do biến chứng của đái tháo đường, bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị.
  • Thuốc huyết áp: Nếu tê bì liên quan đến huyết áp cao, các loại thuốc hạ huyết áp có thể được sử dụng.
  • Thuốc điều trị bệnh lý khác: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tê bì, bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị bệnh lý.
Lưu ý: Đây là các loại thuốc dùng để điều trị nguyên nhân tê bì chân tay, cần có chỉ định loại thuốc và liều dùng của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà.

Cách phòng ngừa tê bì chân tay

Tê bì chân tay đôi khi là dấu hiệu cho những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy nên chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, để cải thiện tiên lượng. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất đều đặn có thể giảm phần lớn nguy cơ mắc bệnh lý mạn tính, từ đó giảm tê bì chân tay. Tăng cường bổ sung vitamin B đều đặn liên tục để duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, giúp cải thiện tình trạng tê bì, đau nhức. Bạn có thể tham khảo bổ sung vitamin B bằng cách sử dụng NAT B, giúp bổ sung vitamin B hàm lượng cao trong trường hợp thiếu hụt.
Tăng cường bổ sung vitamin B đều đặn liên tục để duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, giúp cải thiện tình trạng tê bì, đau nhức
Tăng cường bổ sung vitamin B đều đặn liên tục để duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, giúp cải thiện tình trạng tê bì, đau nhức

Các câu hỏi liên quan

Cách điều trị tê bì chân tay

Tê bì chân tay cần được điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp, có thể bao gồm thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Người bệnh có cần kiêng gì khi bị tê bì tay chân không?

Thực tế người bệnh không cần kiêng gì, tuy nhiên cần giữ lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống hợp lý để giảm thiểu tình trạng này. Xem thêm: Vậy bài viết này đã giải đáp những thắc mắc về hiện tượng tê bì chân tay là bệnh gì, nguyên nhân của tê bì chân tay và tê bì tay chân uống thuốc gì. Để bảo vệ sức khỏe và tránh những biến chứng nguy hiểm, khi có dấu hiệu tê bì chân tay, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện đều đặn và có chế độ ăn uống cân đối cũng là những biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh Nguồn tham khảo: 1. 25 Causes of Tingling in Hands and Feet
  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/tingling-in-hands-and-feet
  • Ngày tham khảo: 07/08/2024
2. Tingling in Hands and Feet
  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/brain/tingling-in-hands-and-feet
  • Ngày tham khảo: 07/08/2024
3. Why Am I Experiencing Numbness and Tingling?
  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/numbness-and-tingling
  • Ngày tham khảo: 07/08/2024

Tình trạng tê bì chân tay ngày càng trở nên phổ biến, ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều người. Mặc dù có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ những thói quen sinh hoạt không lành mạnh cho đến các bệnh lý nghiêm trọng, tê bì chân tay đều mang lại cảm giác khó chịu và hạn chế vận động. Nguy hiểm hơn, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến các tai nạn khi tham gia giao thông hay lao động hoặc các biến chứng nặng lâu dài như bại liệt. Vậy, tê bì chân tay là bệnh gì? Khi bị tê bì chân tay uống thuốc gì? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên.
Tê bì chân tay uống thuốc gì?
Tê bì chân tay uống thuốc gì?

Tê tay chân là bệnh gì?

Chúng ta đều từng trải qua cảm giác tê tạm thời ở tay hoặc chân, thường xảy ra sau khi ngủ gục trên tay hoặc ngồi khoanh chân quá lâu. Triệu chứng tê liệt, đau hoặc yếu có thể xảy ra kèm theo ở cả vùng tay và chân.
Triệu chứng tê liệt, đau hoặc yếu có thể xảy ra kèm theo ở cả vùng tay và chân
Triệu chứng tê liệt, đau hoặc yếu có thể xảy ra kèm theo ở cả vùng tay và chân

Biểu hiện tê chân tay

  • Cảm giác tê tái: Cảm giác tê rần thường ở vùng tay hoặc và chân.
  • Châm chích: Cảm giác như kim châm, thường ở vùng xa của chi là ở các ngón tay và ngón chân.
  • Nóng rát: Cảm giác nóng rát, có thể đi kèm với cảm giác đau nhức .
  • Tê liệt: Cảm giác mất một phần hoặc hoàn toàn khả năng cảm nhận, vận động ở khu vực bị ảnh hưởng trong một thời gian ngắn.
  • Yếu cơ: Khả năng vận động giảm, cảm thấy yếu và khó kiểm soát cử động của tay và chân.
  • Đau: Đau nhức hoặc khó chịu ở vùng tay và chân.
  • Mất thăng bằng: Khó khăn trong việc duy trì thăng bằng hoặc đi lại.
Cảm giác tê rần thường ở vùng tay hoặc và chân
Cảm giác tê rần thường ở vùng tay hoặc và chân

Đối tượng có nguy cơ mắc tê bì chân tay

Tê bì chân tay có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, một số nhóm người có nguy cơ cao hơn do đặc điểm sinh lý, bệnh lý hoặc thói quen sinh hoạt như: người cao tuổi, người mắc một số bệnh lý mạn tính thường có liên quan đến hệ thần kinh ngoại biên, người làm công việc ít vận động,…
Tê bì chân tay có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau
Tê bì chân tay có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau

Nguyên nhân gây tê bì chân tay

Nguyên nhân sinh lý

  • Sinh hoạt sai tư thế: Ngồi làm việc lâu, ngủ sai tư thế, hoặc đứng quá lâu ở một vị trí có thể gây chèn ép dây thần kinh, dẫn đến tê bì.
  • Bị vật nặng đè lên tay chân lâu: Khi một vùng cơ thể bị đè nặng hoặc bó chặt trong thời gian dài, mạch máu và dây thần kinh tại đó bị chèn ép, gây tê bì.
  • Thừa cân, ít vận động: Thừa cân làm tăng áp lực lâu dài lên các dây thần kinh, đặc biệt là ở vùng chân. Thường kèm theo Ít vận động khiến tuần hoàn máu kém, cũng góp phần gây tê bì.
Thừa cân làm tăng áp lực lâu dài lên các dây thần kinh, đặc biệt là ở vùng chân
Thừa cân làm tăng áp lực lâu dài lên các dây thần kinh, đặc biệt là ở vùng chân

Nguyên nhân bệnh lý

  • Đái tháo đường: Đái tháo đường là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thần kinh ngoại biên, chiếm khoảng hơn 30% trường hợp, làm tổn thương khó hồi phục các dây thần kinh ngoại vi, gây ra các triệu chứng như tê bì, đau nhức.
  • Xơ vữa động mạch: Các mảng xơ vữa trong lòng mạch làm hẹp lòng mạch, giảm lưu lượng máu lưu thông đến các chi, gây tê bì.
  • Hội chứng ống cổ tay: Đây là tình trạng dây thần kinh giữa bị chèn ép tại cổ tay, gây ra cảm giác tê, ngứa ran ở lòng bàn tay và các ngón tay.
Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tê bì chân tay như mang thai, căng thẳng, bệnh lý thần kinh ngoại biên,…

Khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu tê bì chân tay xảy ra do bị vật nặng đè lên tay hoặc ngồi sai tư thế và tự hết sau một thời gian ngắn điều chỉnh thì đây là một hiện tượng bình thường, tuy nhiên cần đi khám bác sĩ nếu có các triệu chứng đi kèm sau:
  • Cảm thấy tê bì liên tục, không giảm khi tự điều chỉnh và thường không rõ nguyên nhân.
  • Kèm chóng mặt thường xảy ra khi thay đổi tư thế.
  • Đôi khi có dấu hiệu co giật cơ bắp.
  • Có thể phát ban.
Ngoài ra, hãy báo ngay cho bác sĩ nếu hiện tượng tê bì xảy ta trầm trọng hơn khi vận động, đặc biệt là tê bì chân.
Cảm thấy tê bì liên tục, không giảm khi tự điều chỉnh và thường không rõ nguyên nhân
Cảm thấy tê bì liên tục, không giảm khi tự điều chỉnh và thường không rõ nguyên nhân

Những triệu chứng nguy hiểm cần lưu ý

Nếu có những dấu hiệu khẩn cấp dưới đây, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Nếu có những dấu hiệu khẩn cấp dưới đây, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt
Nếu có những dấu hiệu khẩn cấp dưới đây, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt

Chấn thương ở lưng, cổ hoặc đầu

Các vết thương, va đập mạnh vào vùng lưng, cổ hoặc đầu có thể gây chèn ép làm tổn thương dây thần kinh, dẫn đến tê bì chân tay. Các chấn thương này có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng hơn như tổn thương tủy sống, ảnh hưởng đến khả năng vận động và cảm giác.

Không thể đi bộ hoặc di chuyển

Mất hoặc giảm dần khả năng đi lại hoặc cử động các bộ phận cơ thể là một dấu hiệu báo động nghiêm trọng vì điều này có thể là do các vấn đề về thần kinh, cơ bắp hoặc xương khớp nghiêm trọng, cần được khám và điều trị ngay lập tức.

Cảm giác yếu ớt hoặc đau dữ dội

Cảm giác yếu ớt, tê bì kèm theo đau nhức dữ dội có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thần kinh, mạch máu hoặc viêm nhiễm.

Mất kiểm soát đại tiểu tiện.

Khó kiểm soát đại tiểu tiện là một triệu chứng nghiêm trọng, đặc biệt khi đi kèm với tê bì chân tay vì đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề về thần kinh, đặc biệt là ở tủy sống.

Mất ý thức, ngay cả chỉ trong một thời gian ngắn

Mất ý thức tạm thời, dù chỉ trong vài giây, cũng có thể là dấu hiệu báo động của đột quỵ, hạ đường huyết hoặc chấn thương sọ não.

Lẫn lộn hoặc khó suy nghĩ rõ ràng

Khó tập trung, suy nghĩ chậm chạp hoặc nói lắp xuất hiện kèm theo cũng có thể là dấu hiệu của đột quỵ, một số bệnh lý nhiễm trùng nặng hoặc các vấn đề về thần kinh khác.

Nói lắp

Nói lắp đột ngột xuất hiện có thể là dấu hiệu của đột quỵ, tổn thương thần kinh hoặc các vấn đề về thần kinh khác.

Vấn đề về thị giác

Mờ mắt, nhìn đôi, mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn là những triệu chứng thị giác liên quan đến các bệnh lý thần kinh, mạch máu hoặc não.

Tê bì chân tay nên uống thuốc gì?

Việc lựa chọn thuốc cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây tê bì, tình trạng sức khỏe tổng quát của từng người và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định. Các nhóm thuốc sẽ được chia ra thành 2 nhóm chính: Thuốc giảm nhẹ triệu chứng và thuốc điều trị nguyên nhân.
Việc lựa chọn thuốc cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây tê bì, tình trạng sức khỏe tổng quát của từng người và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định
Việc lựa chọn thuốc cụ thể phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây tê bì, tình trạng sức khỏe tổng quát của từng người và được bác sĩ chuyên khoa chỉ định

Thuốc giảm nhẹ triệu chứng

  • Thuốc giảm đau: Giúp giảm đau nhức do tê bì chân tay gây ra. Ví dụ: Paracetamol, Ibuprofen.
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): Giảm viêm và giảm đau. Ví dụ: Ibuprofen, Naproxen.
  • Thuốc giãn mạch: Cải thiện tuần hoàn máu, giúp máu lưu thông tốt hơn đến các khu vực bị tê bì. Ví dụ: Pentoxifylline.
  • Thuốc bổ thần kinh: Bổ sung các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), giúp nuôi dưỡng dây thần kinh, cải thiện tình trạng tê bì. Ví dụ: Neurobion, NAT B,…

Thuốc điều trị nguyên nhân

  • Thuốc điều trị đái tháo đường: Nếu nguyên nhân gây tê bì là do biến chứng của đái tháo đường, bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị.
  • Thuốc huyết áp: Nếu tê bì liên quan đến huyết áp cao, các loại thuốc hạ huyết áp có thể được sử dụng.
  • Thuốc điều trị bệnh lý khác: Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tê bì, bác sĩ có thể kê các loại thuốc điều trị bệnh lý.
Lưu ý: Đây là các loại thuốc dùng để điều trị nguyên nhân tê bì chân tay, cần có chỉ định loại thuốc và liều dùng của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà.

Cách phòng ngừa tê bì chân tay

Tê bì chân tay đôi khi là dấu hiệu cho những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, vì vậy nên chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm, để cải thiện tiên lượng. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và hoạt động thể chất đều đặn có thể giảm phần lớn nguy cơ mắc bệnh lý mạn tính, từ đó giảm tê bì chân tay. Tăng cường bổ sung vitamin B đều đặn liên tục để duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, giúp cải thiện tình trạng tê bì, đau nhức. Bạn có thể tham khảo bổ sung vitamin B bằng cách sử dụng NAT B, giúp bổ sung vitamin B hàm lượng cao trong trường hợp thiếu hụt.
Tăng cường bổ sung vitamin B đều đặn liên tục để duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, giúp cải thiện tình trạng tê bì, đau nhức
Tăng cường bổ sung vitamin B đều đặn liên tục để duy trì chức năng thần kinh khỏe mạnh, giúp cải thiện tình trạng tê bì, đau nhức

Các câu hỏi liên quan

Cách điều trị tê bì chân tay

Tê bì chân tay cần được điều trị dựa trên nguyên nhân gây ra. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp, có thể bao gồm thuốc, vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.

Người bệnh có cần kiêng gì khi bị tê bì tay chân không?

Thực tế người bệnh không cần kiêng gì, tuy nhiên cần giữ lối sống lành mạnh, tập luyện thể dục thường xuyên, chế độ ăn uống hợp lý để giảm thiểu tình trạng này. Xem thêm: Vậy bài viết này đã giải đáp những thắc mắc về hiện tượng tê bì chân tay là bệnh gì, nguyên nhân của tê bì chân tay và tê bì tay chân uống thuốc gì. Để bảo vệ sức khỏe và tránh những biến chứng nguy hiểm, khi có dấu hiệu tê bì chân tay, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện đều đặn và có chế độ ăn uống cân đối cũng là những biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa bệnh Nguồn tham khảo: 1. 25 Causes of Tingling in Hands and Feet
  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/tingling-in-hands-and-feet
  • Ngày tham khảo: 07/08/2024
2. Tingling in Hands and Feet
  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/brain/tingling-in-hands-and-feet
  • Ngày tham khảo: 07/08/2024
3. Why Am I Experiencing Numbness and Tingling?
  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/numbness-and-tingling
  • Ngày tham khảo: 07/08/2024
Contact Me on Zalo