Thoái hóa cột sống là gì? Thuốc trị thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống đang trở thành vấn đề phổ biến, gây phiền toái, không chỉ xuất hiện ở người trung niên mà gặp ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi. Bệnh gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người bệnh sẽ thường rất băn khoăn “Thoái hóa cột sống uống thuốc gì?”. Bài viết sẽ giúp bạn giải đáp những băn khoăn ấy và cung cấp thêm nhiều kiến thức hữu ích để chăm sóc cột sống một cách khỏe mạnh, khoa học. 

Thoái hóa cột sống đang trở thành vấn đề phổ biến và nhức nhối
Thoái hóa cột sống đang trở thành vấn đề phổ biến và nhức nhối

Thoái hóa cột sống là bệnh gì?

Thoái hóa cột sống là tình trạng sụn khớp, đĩa đệm mòn dần theo thời gian, làm tăng sự cọ xát giữa các đầu xương đốt sống, gây đau, hạn chế vận động.

Cấu trúc của cột sống bị mòn đi theo thời gian gây ra thoái hóa cột sống
Cấu trúc của cột sống bị mòn đi theo thời gian gây ra thoái hóa cột sống

Ai có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống?

Bệnh thoái hóa cột sống phổ biến nhất ở người lớn tuổi, ngoài ra người gặp những tình trạng sau có nguy cơ cao mắc thoái hóa cột sống:

  • Chấn thương cột sống.
  • Béo phì.
  • Hút thuốc.
  • Làm công việc nặng, thường xuyên làm việc quá sức.
Người béo phì có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống
Người béo phì có nguy cơ cao bị thoái hóa cột sống

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống lưng

Lão hóa

Theo thời gian, cột sống và đĩa đệm trải qua những thay đổi tự nhiên, Khi sụn khớp và đĩa đệm chịu áp lực trong nhiều năm, dẫn đến tổn thương sụn khớp, phần xương dưới sụn, mất tính đàn hồi của đĩa đệm, xơ cứng dây chằng bao khớp tạo nên những triệu chứng và biến chứng trong thoái hóa cột sống.

Lão hóa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh
Lão hóa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh

Thói quen sinh hoạt

Những thói quen liên quan đến tư thế như ngồi gù lưng, gập cổ, nằm gối quá cao hoặc vận động thể thao không đúng cách là những yếu tố góp phần gây ra thoái hóa ở cột sống.

Sinh hoạt sai tư thế dễ dẫn đến thoái hóa cột sống
Sinh hoạt sai tư thế dễ dẫn đến thoái hóa cột sống

Ăn uống không lành mạnh

Chế độ dinh dưỡng không lành mạnh, thiếu chất như Canxi, Magie có thể khiến cột sống ngày càng yếu đi và tăng nguy cơ mắc thoái hóa cột sống.

Ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân chính
Ăn uống không lành mạnh cũng là nguyên nhân chính

Đặc thù của công việc

Vận động quá nhiều hay quá ít có thể tăng nguy cơ mắc bệnh. Trong khi dân văn phòng thường ít vận động, ngồi sai tư thế thì những công việc tay chân lại yêu cầu dùng sức nhiều, gây áp lực liên tục lên cột sống.

Công việc văn phòng thường ít vận động và dễ gây ra thoái hóa
Công việc văn phòng thường ít vận động và dễ gây ra thoái hóa

Tiền sử gia đình

Người có nhiều người thân trong gia đình bị thoái hóa cột sống có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn bình thường.

Hút thuốc

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh và làm bệnh trầm trọng hơn.

Hút thuốc cũng được xem là nguyên nhân của bệnh này
Hút thuốc cũng được xem là nguyên nhân của bệnh này

Triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng

Các triệu chứng thường gặp
Các triệu chứng thường gặp

Đau nhức

Triệu chứng thường gặp nhất là đau cột sống âm ỉ đôi khi đau dữ dội, đau có tính chất cơ học: đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Di chuyển khó khăn

Việc cúi người, xoay người, nâng vật nặng trở nên khó khăn hơn, thậm chí gây đau hoặc nghe thấy tiếng lục cục khi cử động. Bên cạnh đó người bệnh thường cảm thấy cứng khớp, đặc biệt là vào buổi sáng hoặc sau khi ngồi ở một tư thế quá lâu.

Các triệu chứng của chèn ép dây thần kinh

Tê bì, yếu cơ hay rối loạn cảm giác cũng là những triệu chứng dễ gặp phải. Các đĩa đệm bị thoái hóa chèn ép lên dây thần kinh khiến các chi bị yếu đi và gây mất cảm giác hoặc cảm giác khác thường ở vùng bị chèn ép.

Biến dạng cột sống

Khi tình trạng đau cột sống trở nên thường xuyên, nghiêm trọng khiến người bệnh không thể làm việc trong tư thế bình thường, họ có xu hướng duy trì tư thế để giảm đau như nghiêng, cúi người. Lâu dài, tình trạng này khiến cột sống bị biến dạng (gù, vẹo hoặc cong), ảnh hưởng lớn nhiều đến công việc, sinh hoạt.

Thoái hóa cột sống ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Thoái hóa cột sống làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng:

  • Biến dạng cột sống.
  • Chèn ép thần kinh.
  • Chèn ép các động mạch đốt sống gây đau đầu, chóng mặt.
  • Chèn ép tủy gây yếu, đau tứ chi, đi lại khó khăn hoặc liệt không vận động được. (Thường gặp ở thoái hóa đốt sống cổ).
Bệnh có thể dẫn đến suy yếu thần kinh vận động nếu không chữa trị kịp thời
Bệnh có thể dẫn đến suy yếu thần kinh vận động nếu không chữa trị kịp thời

Các phương pháp điều trị thoái hóa cột sống

Trong đa số các trường hợp bệnh nhẹ, bác sĩ sẽ ưu tiên các phương pháp không xâm lấn (không phẫu thuật) như tập vật lý trị liệu, đai hỗ trợ, châm cứu hoặc dùng thuốc. Đối với những trường hợp bị nặng, đi kèm với thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống sẽ phải tiến hành phẫu thuật.

Vật lý trị liệu là phương pháp ưu tiên
Vật lý trị liệu là phương pháp ưu tiên

Thoái hóa cột sống lưng uống thuốc gì?

Để điều trị thoái hóa cột sống hiệu quả, song song với thay đổi lối sống, tập vật lý trị liệu, người bệnh cần dùng các thuốc điều trị khác nhau.

Thoái hóa cột sống lưng uống thuốc gì
Thoái hóa cột sống lưng uống thuốc gì

Thuốc giảm đau nhóm Acetaminophen (Paracetamol)

Paracetamol là thuốc giảm đau không kê toa thường gặp và được sử dụng nhiều nhất trên thực tế. Người bệnh cần sử dụng liều lượng phù hợp để giảm đau, tránh sử dụng quá liều có thể gây ra nhiều tác dụng phụ

Thuốc chống viêm không steroid

Thuốc chống viêm không steroid là thuốc giảm đau khác giúp giảm phản ứng viêm và giảm sưng phù nề tại chỗ. Một số loại thuốc trong nhóm như Ibuprofen, Aspirin, Diclofenac và thế hệ Coxibs,…. Mặc dù là những loại thuốc không cần kê toa nhưng việc sử dụng cần theo chỉ dẫn của bác sĩ vì những tác dụng phụ liên quan viêm loét dạ dày và nguy cơ tim mạch.

Thuốc giãn cơ

Khi các đĩa đệm trượt ra khỏi vị trí và chèn ép dây thần kinh và gây ra tình trạng co thắt cơ, bác sĩ có thể kê thuốc giãn cơ có thể làm dịu cơn co thắt và giảm đau.

Thuốc Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid có tác dụng kháng viêm mạnh, giảm phản ứng tại chỗ thoát vị, phù hợp với những trường hợp không đáp ứng với các thuốc khác. Tuy nhiên, Corticosteroid có nhiều tác dụng phụ nếu không được sử dụng hợp lí. Do đó, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nếu không có chỉ định.

Phòng ngừa thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống và thoát vị đĩa đệm gây ra rất nhiều triệu chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống. Do đó, phòng ngừa bệnh rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc phải. Một số cách phòng ngừa như sau:

  • Duy trì cân nặng lý tưởng giúp giảm áp lực lên cột sống.
  • Tránh hoặc bỏ hút thuốc.
  • Tập thể dục thường xuyên.
  • Cân bằng chế độ ăn uống lành mạnh và đủ dưỡng chất là yếu tố then chốt.

Sản phẩm NATB với công thức chứa vitamin B hàm lượng cao, giúp bổ sung vitamin nhóm B trong trường hợp thiếu hụt, mệt mỏi, căng thẳng. Sản phẩm này phù hợp cho người lớn, người bị thiếu hụt vitamin nhóm B.

Tập thể dục thường xuyên là cách hiệu quả để phòng ngừa
Tập thể dục thường xuyên là cách hiệu quả để phòng ngừa

Các câu hỏi liên quan

Những phương pháp điều trị có thể thực hiện tại nhà

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp như: chườm nóng/lạnh, massage nhẹ nhàng, tập các bài tập kéo giãn, yoga, khí công. Người bệnh cũng có thể sử dụng các bài tập vật lý trị liệu như hướng dẫn tại các cơ sở y tế.

Điều trị thoái hóa đốt sống lưng bằng thuốc dân gian được không

Hiện nay, rất nhiều người tự ý mua các loại thuốc dân gian không rõ nguồn gốc và thành phần để điều trị dẫn đến nhiều nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm. Việc sử dụng thuốc đông y, thuốc nam, thuốc bắc cần có nguồn uy tín và chất lượng được đảm bảo. Hãy luôn tham khảo ý kiến của bác sĩ khi có sử dụng những loại thuốc này.

Xem thêm:

Như vậy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về bệnh thoái hóa cột sống và tầm quan trọng của việc điều trị. Với các phương pháp điều trị hiện đại, người bệnh có thể giảm đau, cải thiện khả năng vận động, nâng cao chất lượng cuộc sống và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm. Hãy nhớ rằng, việc chăm sóc sức khỏe là một quá trình lâu dài, vì vậy, bạn nên kết hợp điều trị thuốc với các biện pháp khác như vật lý trị liệu, tập luyện để đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn tham khảo:

1. Degenerative spine conditions

  • Link tham khảo: https://health.ucdavis.edu/spine/specialties/degenerative.html
  • Ngày tham khảo: 30/09/2024

2. Degenerative Disk Disease

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/16912-degenerative-disk-disease
  • Ngày tham khảo: 30/09/2024

3. What Is Degenerative Disk Disease

  • Link tham khảo: https://www.webmd.com/back-pain/degenerative-disk-disease-overview
  • Ngày tham khảo: 30/09/2024
Contact Me on Zalo
Call Now Button