Các loại thuốc cúm: Những thông tin bạn cần biết 

Các loại thuốc cúm đang được sử dụng phổ biến ngày nay với mục đích điều trị triệu chứng của bệnh và giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Người bệnh cần biết các thông tin sử dụng thuốc cúm trong dân gian, Đông và Tây y để mang lại hiệu quả tốt. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về các loại thuốc cúm trong bài viết sau đây nhé!

Bị bệnh cúm uống thuốc gì?

Bệnh cúm cảm do nhiều loại virus khác nhau gây ra, phổ biến nhất là là virus cúm và Rhinovirus. Virus xâm nhập vào cơ thể thông qua đường mũi hoặc miệng và có khả năng phát triển lây lan cho người khác qua đường lây tiếp xúc trực tiếp, dùng chung đồ cá nhân hay đường giọt bắn và chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh.

Mọi lứa tuổi đều có thể bị bệnh cúm, nhất là các trẻ đang trong độ tuổi mẫu giáo và tiểu học. Sau khi tiếp xúc với virus, thời gian ủ bệnh khoảng 1 – 3 ngày rồi các triệu chứng bệnh bắt đầu xuất hiện. Người bệnh có các biểu hiện như sốt cao, đau rát họng, nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho khan, đau đầu và đau nhức toàn bộ cơ thể. Hiện nay có nhiều loại thuốc sử dụng để làm giảm các triệu chứng khó chịu và giúp người bệnh mau chóng khỏi bệnh. 

Thuốc trị cảm cúm trong dân gian

Khi bị cảm cúm nhẹ, nhiều người thường áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh tại nhà vừa tiện lợi vừa đơn giản. Vì các nguyên liệu có sẵn trong nhà vườn như lá hẹ, tía tô, rau tần dày lá, nghệ… có thể giúp hỗ trợ làm thuyên giảm các triệu chứng bệnh cúm một cách tự nhiên.

Bài thuốc cúm từ lá hẹ

Trong lá hẹ có chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng ức chế vi khuẩn, virus cúm và làm giảm tình trạng sưng viêm đường hô hấp, từ đó giảm các triệu chứng ho khan, nghẹt mũi, khó thở.

thuốc cúm
Bài thuốc cúm dân gian từ lá hẹ

Hàng ngày người bệnh cần lấy khoảng 100g lá hẹ đem cắt khúc ngắn rồi bỏ vào chén hấp cách thủy kèm một tí mật ong hay đường phèn. Chia dùng 2 – 3 lần trong ngày, bạn cần uống nước và ăn cả lá hẹ. Ngoài ra còn có cách làm hấp cách thủy lá hẹ chung với nghệ và chanh tươi sẽ giúp đẩy nhanh hiệu quả chữa bệnh.

Bài thuốc cúm từ lá tía tô

Dân gian ta có mẹo xông hơi lá tía tô có thể giúp giải cảm, kích thích mồ hôi, hạ sốt và cải thiện các triệu chứng khác của bệnh cúm. Bạn cần chuẩn bị 1 nắm cây, gồm cả cành, lá, thân rồi đun sôi với 1 lít nước trong 5 đến 10 phút. Sau đó trùm kín người lại bằng chăn và xông hơi toàn thân. Lưu ý khi xông, hé mở nắp nồi từ từ để hơi nước không thoát ra quá mạnh sẽ làm bạn bị bỏng.

Thuốc cúm của Tây y

Nhiều người thắc mắc bị cúm uống thuốc gì cho nhanh gọn và tiện lợi, khi đó thường sẽ cần sử dụng thuốc tây y và các loại thuốc giúp giảm nhẹ triệu chứng cho người bệnh bao gồm

Thuốc kháng virus cúm

  • Tamiflu
  • Zanamivir
  • Oseltamivir
  • Peramivir
  • Baloxavir marbocyl

Các loại thuốc kháng virus cúm được bào chế sản xuất dưới dạng viên uống hoặc đường tiêm tĩnh mạch. Tác dụng chính là ức chế sự phát triển của virus cúm ở đường hô hấp. Trong đó, Oseltamivir được đánh giá có mức độ an toàn cao và có thể dùng cho phụ nữ mang thai bị bệnh cúm. Tuy nhiên các trường hợp bị cúm nhẹ thì sẽ không cần dùng nhóm thuốc kháng virus này, mà chỉ các các loại thuốc hỗ trợ dưới đây. 

 Thuốc hạ sốt, giảm đau

Paracetamol (acetaminophen) là loại thuốc điều trị triệu chứng sốt, đau đầu, đau họng cho người bị cúm. Nhiều bà mẹ lầm tưởng đây là loại thuốc cúm cho bé mà dẫn đến tác dụng không mong muốn. Vì thuốc Paracetamol có khả năng giảm đau nhanh nhưng cũng nhiều tác dụng phụ, nghiêm trọng là tình trạng tổn thương gan. Các bà mẹ cần lưu ý nên dùng thuốc khi cần thiết và không lạm dụng kéo dài.

thuốc cúm
Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau cần lưu ý không được uống quá liều sẽ gây tổn thương gan

Thuốc co mạch

Nhóm thuốc này chủ yếu được bào chế dưới dạng nhỏ, xịt hay xông mũi và có tác dụng cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, tắc mũi thông qua hiện tượng làm co các mao mạch máu trong khoang mũi. Các loại thuốc co mạch thường được sử dụng như : Naphazolin, Oxymetazolin, Phenylpropanolamine, Phenylephrine, …

Một chống chỉ định tuyệt đối không dùng thuốc co mạch cho trẻ em dưới 6 tuổi. Tùy vào tùy người bệnh sử dụng mà các loại thuốc này được bào chế với nhiều dạng hàm lượng khác nhau phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cần kết hợp dùng nước muối sinh lý rửa mũi nhiều lần trong ngày để nhanh hết triệu chứng và giảm thiểu sự lệ thuộc vào thuốc co mạch.

Thuốc giảm ho

Nếu bạn bị cúm có thể gây ho nhiều nên càng làm tăng tình trạng đau họng và cảm thấy mệt mỏi. Trong trường hợp bị bạn ho không có đờm, thì có thể dùng thuốc giảm ho để ức chế trung khu thần kinh gây ho, giảm co thắt các cơ trơn, làm giãn phế quản. Một số thuốc giảm ho thông dụng như: Codein, Dextromethorphan, Decolsin, Rhumenol, …

thuốc cúm
Thuốc giảm ho có tác dụng giúp người bị cúm cảm thấy dễ chịu hơn

Thuốc kháng histamin

Với một số trường hợp thì thuốc kháng histamin có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị bệnh cúm. Với tác dụng chống dị ứng, giảm viêm sưng đường thở, ức chế tiết đờm nhầy sẽ làm cải thiện tình trạng nghẹt mũi, khó thở và mệt mỏi cho người bệnh.

Phổ biến hiện nay có thuốc kháng histamin H1 như Loratadin hay Clorpheniramin maleat,… Bạn nên biết là loại thuốc này có tác dụng phụ gây an thần nhẹ nên dễ buồn ngủ sau khi sử dụng.

Thuốc trị cúm trong Đông y 

Trong Đông y, bệnh cúm mùa bình thường được chia thành hai loại gồm bệnh cảm phong nhiệt và cảm phong hàn. Trong đó, bệnh cảm phong hàn còn có tên gọi khác là cảm mạo – một chứng cảm thường gặp vào mùa đông ở trẻ em và người cao tuổi. Bệnh cảm phong nhiệt thì nguy hiểm hơn, khi gặp phải khí hậu trái mùa và có thể lây lan thành dịch bệnh. Với mỗi dạng cảm cúm phong nhiệt hay phong hàn, Đông y sẽ có bài thuốc điều trị đặc hiệu khác nhau.

thuốc cúm
Thuốc trị cúm trong Đông y có thể mang lại hiệu quả
  • Bài thuốc cúm thể phong nhiệt: Tang tằm (lá dâu) 40g, cúc hoa 4g, tam liên 6g, bạc hà 4g, mơ hạnh (hạnh nhân) 8g, cát cánh 8g, quốc lão 4g, rễ sậy 6g. Tất cả hợp thành 1 thang đem sắc ký lấy nước uống. Ngày dùng từ 1 – 2 thang.
  • Bài thuốc cúm thể phong hàn: Mộc tặc ma hoàng 6g, ô mai 8g, nhục quế 4g, quốc lão 4g. Dùng thuốc theo dạng sắc uống. Kiên trì sử dụng mỗi ngày 1 thang đến khi các triệu chứng chấm dứt hoàn toàn.

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin của thuốc cúm trong dân gian và Đông – Tây y, có thể giúp bạn hiểu thêm và sử dụng thuốc chữa bệnh tốt hơn. Tuy nhiên nếu các triệu chứng của bệnh cúm kéo dài và càng nặng hơn thì bạn nên đi khám bác sĩ để xác định liệu pháp điều trị an toàn và hiệu quả hơn.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Tharaflu.com