Top 10 loại thuốc hạ sốt người lớn và cách sử dụng chi tiết

Thuốc hạ sốt là một trong những thuốc thông dụng với nhiều người, cả trẻ em và người lớn. Bị sốt nên uống gì? Hiện nay có nhiều loại thuốc hạ sốt dành cho người lớn và cách sử dụng có phần khác nhau. Vậy top 10 thuốc hạ sốt người lớn và cách sử dụng như thế nào? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu nhé!

Thuốc hạ sốt Panadol

Thuốc sốt Panadol có thành phần chính là paracetamol, được sản xuất dạng viên nén đóng vỉ màu xanh dương. Thuốc có tác dụng giảm đau từ nhẹ đến vừa, bao gồm: đau bụng kinh, đau cơ, các thủ thuật nha khoa hoặc đau khi tiêm vắc xin… và giảm cơn sốt. Panadol chứa các thành phần tá dược khác được bào chế dưới dạng viên nén, đảm bảo hiệu quả giảm sốt trong thời gian nhanh.

Cách dùng thuốc sốt đơn giản: Dùng khi bị sốt, đau và mỗi lần uống 1 đến 2 viên, chia làm 3, 4 lần / 1 ngày, khoảng cách tối thiểu giữa mỗi lần uống là 4 giờ. Đồng thời bạn cần tránh dùng chất kích thích như trà, cà phê và caffeine trong khi sử dụng thuốc.

Giá thuốc hạ sốt Panadol: 18.000 đồng/vỉ 12 viên

thuốc hạ sốt
Hình ảnh thuốc hạ sốt Hapacol (thường dùng cho trẻ em)

Thuốc hạ sốt Paracetamol

Khi bạn cần mua thuốc, dược sĩ sẽ giới thiệu nhiều loại paracetamol để lựa chọn như loại kết hợp với codein có tác dụng chống đau đầu và hạ sốt, paracetamol đơn thuần dùng để kháng viêm, thuốc hạ sốt dạng nước và thuốc hạ sốt hapacol (dùng cho trẻ em nhiều hơn)…

Ưu điểm của các loại thuốc hạ sốt này là rất an toàn, có tác dụng nhanh, hiệu lực giảm sốt nhanh, ít có biến chứng và rất dễ sử dụng. Lưu ý là không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

Giá thuốc hạ sốt Paracetamol: 10.000 đồng/vỉ 10 viên

Thuốc hạ sốt Efferalgan

Efferalgan không chỉ là một thuốc hạ sốt cho người lớn mà trẻ em cũng có thể sử dụng được. Thuốc có chứa paracetamol dạng hoạt tính giúp làm giảm cơn đau và giảm sốt một cách nhanh chóng. Đây là một trong những loại thuốc được sử dụng rộng rãi nhất trong điều trị hạ sốt và giảm đau.

thuốc hạ sốt
Hình ảnh thuốc hạ sốt cho người lớn Efferalgan

Cách dùng có thể là: 

  • Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Sử dụng dạng viên sủi bọt.
  • Đối với trẻ em từ 12 – 18 tuổi: Dùng 1 viên sủi bọt Efferalgan cách nhau 4 đến 6 giờ, tối đa 6 viên mỗi ngày.
  • Đối với người trên 18 tuổi: Dùng 1 viên sủi bọt Efferalgan cách nhau 4 đến 6 giờ, tối đa 8 viên mỗi ngày.
  • Lưu ý thận trọng khi sử dụng cho người nghiện rượu và tránh sử dụng đồ uống có cồn khi dùng thuốc.

Giá thuốc hạ sốt Efferalgan: 18.000 đồng/vỉ 4 viên sủi

Thuốc hạ sốt Tiffy

Tiffy là thuốc hạ sốt được chuyên dùng để làm giảm các triệu chứng cảm thông thường như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, nhức đầu… Thuốc chứa thành phần paracetamol 500mg, clorpheniramin maleat 2mg, phenylephrin HCL 10mg. Cần thận trọng khi sử dụng cho trẻ em, người già và phụ nữ có thai, đang cho con bú, người bị tăng huyết áp, viêm tụy cấp.

Giá thuốc hạ sốt Tiffy: 20.000 đồng/ chai 60ml

Thuốc hạ sốt Yuraf

Yuraf là thuốc có tác dụng hỗ trợ giảm đau trong các trường hợp đau vừa đến đau nặng, và khả năng dự phòng khi các loại thuốc giảm đau không đạt hiệu quả. Thuốc có thành phần gồm Tramadol HCL 37,5mg, acetaminophen 325mg và tá dược vừa đủ. Thuốc hạ sốt cho người lớn Yuraf là bán theo kê đơn, nên bạn cần gặp bác sĩ để được tư vấn liều lượng uống.

thuốc hạ sốt
Hình ảnh thuốc hạ sốt cho người lớn Yuraf

Cách dùng thuốc:

  • Người lớn: Mỗi lần uống 1 hoặc 2 viên, từ 1 đến 2 lần / ngày.
  • Người suy gan thận và người già trên 65 tuổi: Mỗi lần uống nửa viên hoặc 1 viên, 1 lần / ngày
  • Uống thuốc sau khi ăn no.
  • Lưu ý tuyệt đối không nên sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 15 tuổi, người bị suy hô hấp, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người bị bệnh động kinh.

Giá thuốc Yuraf: 75.000 đồng/ vỉ 10 viên

Thuốc hạ sốt Coldacmin

Coldacmin là thuốc hạ sốt dành cho trẻ em được sử dụng nhằm điều trị những triệu chứng như hạ sốt, đau đầu, viêm mũi, đau nhức xương khớp. Đồng thời hỗ trợ chữa những bệnh như viêm da tiếp xúc, dị ứng, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp.

thuốc hạ sốt

Coldacmin được bào chế dưới dạng viên nang, mỗi viên có các thành phần chính là Clorpheniramin maleat, paracetamol và các tá dược vừa đủ.

Lưu ý rằng không nên sử dụng thuốc cho người lớn trên 60 tuổi và trẻ nhỏ và không uống chung với rượu, phenytoin hoặc thuốc an thần gây ngủ. Bạn cần theo dõi khi dùng thuốc lâu dài có thể làm tăng tác động của thuốc chống đông máu.

Giá thuốc Coldacmin: 3.300 đồng/ vỉ 10 viên

Thuốc hạ sốt E – cox 90

Một loại thuốc hạ sốt nhanh và hiệu quả E – cox 90 đang được sử dụng khá thông dụng trên thị trường. Chuyên điều trị những trường hợp như hạ sốt, giảm đau, chống viêm… nhưng không phải ai cũng hiểu và sử dụng một cách đúng đắn. Vì thế bạn hãy đến nhà thuốc tây gần nhất để được các dược sĩ hướng dẫn cụ thể hơn về cách dùng loại thuốc mới này.

Giá thuốc E – cox 90: 350.000 đồng/hộp 3 vỉ

Thuốc hạ sốt Pabemin

Pabemin có tác dụng tương tự như Aspirin, là nhóm chống viêm không Steroid – thuốc điều trị các bệnh xương khớp và bệnh gout. Đặc biệt hơn nữa, thuốc này là thuốc hạ sốt hiệu quả nhất cho cả trẻ em và người lớn, uống vào sẽ có tác động làm giảm thân nhiệt, do tác dụng lên vùng dưới đồi gây tỏa nhiệt, hạ nhiệt do tăng lưu lượng máu ngoại biên và giãn mạch.

thuốc hạ sốt

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 11 tuổi: Mỗi lần uống 325 hoặc 650mg, cách nhau 4 đến 6 giờ nhưng không quá 4g / ngày.
  • Lưu ý một số phản ứng dị ứng và ban da thường xảy ra khi sử dụng thuốc, bạn cần đến các cơ sở y tế để được có sự giám sát của bác sĩ khi gặp phải tác dụng phụ.

Giá thuốc Pabemin: 26.100 đồng/hộp 30 gói

Thuốc hạ sốt Aspirin

Thuốc hạ sốt Aspirin là thuốc cổ điển được dùng từ lâu trong điều trị hạ sốt, giảm đau, chống viêm và ức chế kết tập tiểu cầu. Ngoài ra còn được sử dụng trong các trường hợp tình trạng viêm mạn tính và chỉ định trong điều trị bệnh tự miễn Kawasaki bởi tác dụng hạ sốt, chống viêm và chống huyết khối. Đồng thời thuốc có tỉ lệ tác dụng phụ cao nên nhiều người đã ưu tiên lựa chọn uống thuốc hạ sốt từ paracetamol để dung nạp tốt hơn.

Giá thuốc Aspirin: 115.000 đồng/hộp 20 vỉ x 10 viên

Thuốc hạ sốt Biragan

Biragan là thuốc hạ sốt cấp tốc cho mọi lứa tuổi được nhiều người tin tưởng sử dụng nhất hiện nay với thành phần chính là paracetamol. Sử dụng điều trị những trường hợp hạ sốt, giảm đau khi người bệnh bị sốt xuất huyết, sốt do virus, cúm, viêm gan, sốt thương hàn, …

thuốc hạ sốt

Đối với người lớn bị bệnh uống 1 viên nang, ½ hoặc 1 viên nén dài bao film, 1 viên 625mg hoặc 1 hoặc 2 viên 325mg mỗi lần và không quá 4g / ngày. Nhiều người có thắc mắc thuốc hạ sốt mấy tiếng uống 1 lần, và câu trả lời cách sử dụng sẽ là 4 đến 6 tiếng uống liều thuốc tiếp theo nhé.  

Xem thêm:

Giá thuốc Biragan: 40.000 đồng/Hộp 4 vỉ x 4 viên


Câu hỏi thường gặp

Vì sao trẻ uống thuốc hạ sốt mà không hạ?

Có nhiều trường hợp trẻ em uống thuốc hạ sốt nhưng không giảm được sốt như mong đợi. Có một số lý do có thể khiến thuốc hạ sốt không có tác dụng hiệu quả trên trẻ em:
  • Liều lượng không đúng: Trẻ em có thể cần một liều lượng thuốc hạ sốt cụ thể, tuỳ thuộc vào trọng lượng và tuổi của trẻ. Nếu liều dùng không đúng, thuốc có thể không hoạt động hiệu quả.
  • Khả năng hấp thụ thuốc không tốt: Một số trẻ có khả năng hấp thu thuốc kém hơn, điều này có thể làm cho thuốc hạ sốt không hiệu quả như mong đợi.
  • Nguyên nhân gây sốt không liên quan tới nhiễm trùng: Sốt của trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, không chỉ bị nhiễm trùng. Nếu nguyên nhân gây sốt không phải là nhiễm trùng, thuốc hạ sốt có thể không giúp giảm sốt.
  • Chống chỉ định hoặc tương tác thuốc: Có một số trường hợp trẻ không nên sử dụng một số loại thuốc hạ sốt, hoặc thuốc đã được kê đơn có thể gây tương tác với một số loại thuốc khác trẻ đang dùng, dẫn đến hiệu quả hạ sốt không như mong đợi.
  • Nếu trẻ không hạ sốt sau khi uống thuốc, tốt nhất bạn hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và xác định nguyên nhân chính xác để kịp thời xử lý.

Uống thuốc hạ sốt khi không sốt có sao không?

Thuốc hạ sốt thường được sử dụng để giảm sốt khi có một tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm nhiễm. Uống thuốc hạ sốt khi không sốt có thể không có tác dụng gì hoặc gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Một số thuốc hạ sốt có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, chóng mặt, hoặc rối loạn tiêu hóa. Do đó, nếu không cần thiết, không nên uống thuốc hạ sốt khi không có sốt.
Nếu bạn muốn dùng thuốc hạ sốt cho mục đích khác, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Thuốc hạ sốt có phải kháng sinh không?

Thuốc hạ sốt không phải là kháng sinh. Thuốc hạ sốt là loại thuốc được sử dụng để làm giảm sốt trong cơ thể. Chúng có tác động làm giảm nhiệt độ cơ thể và giảm triệu chứng đau hoặc khó chịu liên quan đến sốt. Các loại thuốc hạ sốt thường được dùng cho các triệu chứng như đau đầu, đau cơ, hoặc đau họng. 
Trong khi đó, kháng sinh là nhóm thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm trùng vi khuẩn. Kháng sinh hoạt động bằng cách ức chế hoặc tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong cơ thể. Việc sử dụng kháng sinh cần được chỉ định bởi bác sĩ, và chúng thường được dùng trong điều trị các bệnh như viêm họng, viêm phổi, viêm đường tiết niệu và nhiễm khuẩn da.

Uống thuốc hạ sốt nhiều có sao không?

Uống thuốc hạ sốt nhiều có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, bạn không nên sử dụng tùy tiện mà hãy tuân thủ những điều quan trọng sau:
  • Liều lượng: Hãy tuân thủ liều lượng theo hướng dẫn được in trên bao bì hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Không vượt quá liều lượng được khuyến cáo bởi điều đó có thể gây tác dụng phụ như tổn thương gan hoặc thận.
  • Thời gian: Tuân thủ khoảng thời gian giữa các liều theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc trên bao bì sản phẩm. Uống quá nhiều thuốc hạ sốt trong một thời gian ngắn không những không hiệu quả mà còn có thể gây tác dụng phụ.
  • Tìm hiểu tác dụng phụ: Các thuốc hạ sốt có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn hoặc tiêu chảy. Nếu bạn gặp các triệu chứng không mong muốn sau khi dùng thuốc hạ sốt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Sử dụng theo chỉ định: Thuốc hạ sốt chỉ nên được sử dụng để giảm sốt và giảm triệu chứng liên quan như đau đầu hoặc đau cơ. Nếu triệu chứng không giảm hoặc tồi tệ hơn sau khi sử dụng thuốc hạ sốt, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và điều trị phù hợp.

Bé uống thuốc hạ sốt bị nôn phải làm sao?

Khi bé uống thuốc hạ sốt và bị nôn, bạn có thể xử lý như sau:
  • Dừng cho bé uống thuốc để tránh việc nôn thêm.
  • Hãy đưa bé nằm hoặc ngồi nghiêng về phía trước để giảm cảm giác buồn nôn.
  • Sau khi bé nôn, hãy lau sạch miệng của bé bằng một miếng vải sạch để làm sạch và giảm cảm giác khó chịu.
  • Nếu bé vẫn tiếp tục nôn sau khi đã ngừng cho uống thuốc, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn về tình trạng sức khỏe và xem xét sự thay đổi cần thiết về liều lượng hoặc loại thuốc.
  • Ngoài ra, cần lưu ý các triệu chứng khác của bé sau khi nôn như sốt cao, khó thở hoặc ngứa ngáy nghiêm trọng. Thông báo cho bác sĩ về những biểu hiện này để được tư vấn kỹ và xử lý kịp thời.

Uống thuốc hạ sốt quá liều phải làm sao?

Khi người bệnh uống thuốc hạ sốt quá liều, ngay lập tức gọi cấp cứu tại địa phương hoặc đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất. Trình bày tình huống cho bác sĩ để họ có thể đưa ra giải pháp tốt nhất dựa trên loại thuốc và liều lượng bạn đã uống. Nếu có thể, hãy mang theo hộp thuốc hoặc bất kỳ thông tin nào về loại thuốc và liều lượng đã uống. 
Ngoài ra, tuyệt đối không để người bệnh tự lái xe đến bệnh viện vì thuốc có thể gây mất tập trung và làm ảnh hưởng tới khả năng lái xe an toàn.

Khi nào dùng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ?

Việc sử dụng thuốc hạ sốt nhét hậu môn cho trẻ chỉ nên được thực hiện theo hướng dẫn chi tiết của bác sĩ. Trường hợp cần sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn phổ biến là do trẻ không thể hoặc khó uống thuốc qua đường miệng.
Có những trẻ không thể uống thuốc ngoại tử hoặc khó khăn khi tiếp nhận thuốc qua đường miệng do sự căng thẳng, nôn mửa hoặc một số lý do y tế khác. Trong trường hợp này, việc sử dụng thuốc hạ sốt qua đường hậu môn có thể được cân nhắc.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện phương pháp này, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tại sao uống thuốc hạ sốt lại toát mồ hôi?

Toát mồ hôi là một trong những tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng thuốc hạ sốt, là cơ chế tự nhiên của cơ thể để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. 
Các loại thuốc hạ sốt thông thường chứa chất được gọi là acid acetylsalicylic (aspirin) hoặc paracetamol (acetaminophen), và chúng có thể tác động lên các vùng điều khiển nhiệt độ của não. Khi nhiệt độ cơ thể tăng lên do cảm lạnh, cúm hoặc bệnh khác, thì thuốc hạ sốt này giúp làm giảm nhiệt độ. Khi nhiệt độ cơ thể giảm, cơ thể của bạn thực hiện cơ chế tự nhiên là tạo mồ hôi để giải nhiệt và duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định. Do đó, việc toát mồ hôi là một phản ứng tự nhiên của cơ thể trước tác động của thuốc hạ sốt.
Hiện tượng này có thể khác nhau đối với từng người và tùy thuộc vào loại thuốc hạ sốt và cơ địa của mỗi người.

Có được uống thuốc hạ sốt khi đói không?

Uống thuốc hạ sốt khi đói không gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó có thể gây những vấn đề tiêu hóa, như buồn nôn hoặc khó chịu dạ dày. Để tránh điều này, bạn có thể cân nhắc một số điều sau:
  • Ăn nhẹ: Nếu bạn đói, hãy ăn một chút thức ăn nhẹ trước khi uống thuốc hạ sốt. Một ít thức ăn trong dạ dày có thể giúp giảm thiểu khả năng gây kích thích và tác động tiêu hóa của thuốc. Tránh ăn quá no hoặc ăn đồ cay, nhiều mỡ, hay chất kích thích trước khi uống thuốc.
  • Uống thuốc sau khi ăn: Nếu có thể, hãy sử dụng thuốc sau khi đã ăn. Điều này có thể giảm khả năng gây khó chịu cho dạ dày và tăng khả năng hấp thụ thuốc vào cơ thể.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về việc uống thuốc hạ sốt khi đói, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn phương pháp sử dụng thuốc phù hợp với tình trạng cá nhân của bạn.

Có thể pha thuốc hạ sốt vào sữa?

Việc pha thuốc hạ sốt vào sữa không được khuyến nghị, trừ khi có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ hoặc những người có chuyên môn. Dưới đây là một số lý do:
  • Hiệu quả giảm sốt bị giảm: Thuốc hạ sốt thường cần được uống một cách trực tiếp để có hiệu quả tốt nhất. Pha thuốc vào sữa có thể làm giảm khả năng hấp thụ và tiếp xúc trực tiếp của thuốc trong cơ thể, từ đó làm giảm hiệu quả hạ sốt.
  • Khó đảm bảo liều lượng: Khi pha thuốc vào sữa, việc đo chính xác liều lượng thuốc có thể trở nên khó khăn và có thể dẫn tới sử dụng không đúng liều, không đạt được tác dụng mong muốn.
  • Có thể gây tương tác với thành phần sữa: Một số loại thuốc có thể tương tác với thành phần sữa và làm giảm hiệu quả hoặc gây phản ứng phụ không mong muốn.
    Do đó, để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng thuốc hạ sốt, nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.

 

 

Xem thêm:

Trên đây Doctor có sẵn đã giới thiệu top 10 các loại thuốc hạ sốt cho người lớn được tin dùng nhất hiện nay giúp bạn trả lời cho câu hỏi khi sốt uống thuốc gì? Bạn hãy nhớ rằng cách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tốt nhất là nắm rõ tác dụng và cách sử dụng của loại thuốc mà mình cần dùng đến. Sau bài viết, chúng tôi hy vọng sẽ giúp ích đến bạn đọc trong việc tìm hiểu được loại thuốc hạ sốt phù hợp cho chính mình.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: MayoClinic.

Contact Me on Zalo