Tiểu đường có uống được nước dừa không? Giải đáp lý do và lưu ý

Nước dừa được rất nhiều người yêu thích như một loại nước giải khát và có khả năng cung cấp đường, chất điện giải và nước nhanh chóng. Vậy nước dừa có phải là lựa chọn tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường hay không và liệu rằng nước uống này có ảnh hưởng đến lượng đường trong máu của họ hay không? Hãy cùng Docosan tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tiểu đường có uống được nước dừa không?

Chỉ số đường huyết hay GI của thực phẩm là mối quan tâm hàng đầu của người bệnh tiểu đường. Bất kỳ thực phẩm có GI thấp đều tốt cho người tiểu đường vì chúng chuyển hoá carbohydrate thành glucose nhanh chóng để không làm tăng lượng đường trong máu. Nước dừa có chỉ số GI là 54 – ở mức thấp, điều này có nghĩa là nước dừa sẽ không gây tăng đường huyết và tốt cho người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, nước dừa có hàm lượng đường, carbohydrate và chất béo thấp, đồng thời có tác dụng tăng cường năng lượng bằng cách bổ sung cân bằng điện giải, giúp đảm bảo chức năng trao đổi chất tốt và thúc đẩy chức năng thận. Bên cạnh đó, hàm lượng chất chống oxy hóa của nước dừa cao giúp giảm nguy cơ tổn thương do gốc tự do gây ra, từ đó có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường. Tóm lại, với hàm lượng đường thấp, nước dừa không chỉ phù hợp với người tiểu đường mà còn mang đến những công dụng cụ thể như:

  • Giúp giảm đường huyết: Nước dừa giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ có chứa hàm lượng Kali, Mangan, Vitamin C,L – arginine. Những chất này có tác dụng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin.
  • Ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nước dừa có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng stress oxy hóa. Từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thần kinh,..
  • Giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch: Nước dừa có tác dụng giảm cholesterol, mỡ trong gan và mỡ trong máu. Đồng thời uống nước dừa thường xuyên có thể giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.
Hàm lượng đường trong nước dừa rất thấp vậy tiểu đường có uống được nước dừa không
Hàm lượng đường trong nước dừa rất thấp phù hợp với người bệnh tiểu đường

Tiểu đường thai kỳ uống nước dừa được không?

Mẹ bầu thường lo ngại về vấn đề có nên uống nước dừa khi bị tiểu đường thai kỳ không? Chỉ số đường huyết trong nước dừa rất thấp, đồng thời nước dừa chứa rất nhiều vitamin khoáng chất có lợi cho mẹ bầu và thai nhi, vì vậy mẹ bầu đang bị tiểu đường thai kỳ hoàn toàn có thể uống nước dừa, tuy nhiên cần phải hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng nước dừa có thể uống trong một ngày.

Một số lưu ý khác trong giai đoạn thai kỳ cũng không nên uống quá nhiều nước dừa khi cơ thể đang ở trạng thái mệt mỏi hoặc có tiền sử suy nhược cơ thể. Mẹ bầu cũng không nên uống nước dừa vào buổi tối vì điều này sẽ khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều hơn và dẫn đến mất ngủ. Ngoài ra, nước dừa cũng có tính hàn gây lạnh bụng và có thể gây hạ huyết áp cho nên người bị huyết áp thấp cần cân nhắc trước khi uống.

Mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước dừa có thể uống mỗi ngày
Mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ về lượng nước dừa có thể uống mỗi ngày

Thời điểm uống nước dừa tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường

Bạn có thể uống nước dừa vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nhưng uống vào buổi sáng là tốt nhất. Nước dừa có chứa acid lauric giúp khởi động quá trình trao đổi chất và cung cấp năng lượng cho bạn cả ngày. Điều này cũng giúp tăng cường khả năng miễn dịch và phục hồi sự cân bằng điện giải của cơ thể. Tuy nhiên, bạn cũng không nên uống quá nhiều nước dừa trong một ngày.

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi uống nước dừa?

Nước dừa là một loại đồ uống cung cấp nước, vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Tuy lượng đường trong nước dừa không cao tuy nhiên hãy lưu ý một số điều sau đây để tránh nạp nhiều calo và đường:

  • Nên sử dụng nước dừa tươi nguyên chất, không pha thêm đường.
  • Tránh sử dụng nước dừa đóng lon có chứa chất tạo ngọt.
  • Không nên ăn cùi dừa vì trong cùi dừa có nhiều chất béo bão hòa, làm tăng nguy cơ biến chứng cho người bị đái tháo đường.
  • Bệnh nhân bị tiểu đường thai kỳ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước về lượng nước dừa có thể uống trong ngày.
  • Bệnh nhân bị thấp khớp, thận mạn tính thì không nên uống nước dừa.
  • Chỉ nên uống 250ml nước dừa mỗi ngày và chia làm 2 lần uống.
Bạn nên sử dụng nước dừa tươi thay vì các loại nước dừa đóng chai
Bạn nên sử dụng nước dừa tươi thay vì các loại nước dừa đóng chai

Tiểu đường ăn gì và kiêng gì?

Những thực phẩm nên kiêng

Khi bị tiểu đường, bạn cần cần hạn chế các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết cao. Một số thực phẩm có đường huyết cao bạn nên kiêng đó là:

  • Hạn chế thịt đỏ.
  • Giảm lượng muối.
  • Tránh thực phẩm chế biến.
  • Không dùng rượu bia.
  • Thực phẩm chứa nhiều đường.
  • Đồ ăn chứa nhiều tinh bột hấp thụ nhanh như cơm trắng, bánh mì trắng,…
Người bị tiểu đường không nên thêm đường vào nước dừa
Người bị tiểu đường không nên thêm đường vào nước dừa

Thực phẩm tốt cần bổ sung

Khi bị tiểu đường bạn nên bổ sung thêm thực phẩm nào? Một chế độ ăn hợp lý có thể giúp đường huyết ổn định và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm. Các thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường là:

  • Thức uống không đường.
  • Ngũ cốc nguyên hạt.
  • Chất xơ, trái cây ít đường, rau.
  • Sữa chua, phô mai không đường.
  • Chất béo lành mạnh.
  • Thịt nạc.
Nước dừa là thức uống người bệnh tiểu đường có thể uống
Nước dừa là thức uống người bệnh tiểu đường có thể uống

Xem thêm:

Đối với bệnh nhân tiểu đường, chế độ ăn uống thường được quan tâm. Bệnh nhân tiểu đường có thể uống nước dừa ở một lượng vừa phải và ghi nhớ những lưu ý trên để có thể giảm được lượng đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người xung quanh nhé. Tài liệu tham khảo: 1. Coconut Water Good For Diabetes? Expert Answers

  • Link tham khảo: https://www.onlymyhealth.com/coconut-water-for-diabetes-good-or-bad-1650273735
  • Ngày tham khảo: 22/10/2024.

2. Does Coconut Water Help Manage Diabetes Symptoms?

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/nutrition/coconut-water-and-diabetes#recommendation.
  • Ngày tham khảo: 22/10/2024
Contact Me on Zalo