Ung thư dạ dày : triệu chứng, nguyên nhân và cách dự phòng

Bài viết được tổng hợp và chia sẻ bởi BS YHDP Trần Hoàng Giang



Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư thường gặp ở cả hai giới, phổ biến sau ung thư phế quản ở nam giới và ở nữ giới là sau ung thư vú. 

Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể phòng ngừa, nhận biết sớm và điều trị hiệu quả nếu phát hiện ở giai đoạn đầu thông qua nội soi hoặc chụp X-quang dạ dày. Nhưng đa số người bệnh đến khám và điều trị căn bệnh này ở giai đoạn muộn, đã di căn, gây khó khăn trong việc điều trị và tốn kém về kinh phí.

Ở những vùng nguy cơ mắc bệnh thấp, ung thư dạ dày hay gặp ở người khoảng 50-60 tuổi, hiếm gặp ở người dưới 40 tuổi. Trong số những người mắc ung thư dạ dày, có tới 96% là người ở độ tuổi từ 40 trở lên. Ở những vùng nguy cơ mắc bệnh cao, tuổi trung bình mắc bệnh thấp hơn. Tuy nhiên dù ở vùng nào thì nguy cơ mắc bệnh của nam giới cũng nhiều hơn nữ giới khoảng 2 lần.

Dấu hiệu ung thư dạ dày

Triệu chứng của ung thư dạ dày thường khởi phát muộn và không đặc hiệu, tức là người bệnh cần các biện pháp sàng lọc để có thể phát hiện và điều trị.

  • Đau là dấu hiệu của ung thư dạ dày hay gặp nhất với hơn 90% bệnh nhân. Đau thượng vị không điển hình, không có chu kỳ. Đầy bụng, ợ hơi ợ chua, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, gầy sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân thường hay gặp (8/10), thiếu máu, xuất huyết.
  • Bệnh nhân có thể có nôn do hội chứng hẹp môn vị do khối u ở môn vị, nôn ra máu, và khó nuốt, nôn (do khối u ở tâm vị), đi ngoài phân màu bất thường,…

Tuy nhiên, có khoảng 1% bệnh nhân mắc bệnh ung thư dạ dày nhưng không có triệu chứng. Thăm khám lâm sàng ở giai đoạn sớm thường không phát hiện được gì nhưng khi sờ thấy u hay đám cứng thì đã trở thành ung thư dạ dày giai đoạn cuối. Lúc này, có thể thấy những dấu hiệu của ung thư di căn gan to, cổ trướng, hạch thượng đòn trái.

Ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Nên khám bệnh định kỳ và nếu như thấy những dấu hiệu trên cần đến gặp ngay bác sĩ tiêu hoá để được thăm khám và tư vấn, điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày

Yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến khả năng mắc bệnh ung thư dạ dày. Những thống kê cho thấy tỷ lệ mắc bệnh của người Nhật di cư sang Mỹ cao hơn cho thấy vai trò của ăn uống.

Chế độ ăn nhiều muối, những thức ăn khô, thức ăn hun khói, thức ăn chứa nhiều nitrosamines và nitrosamides được xác định có liên quan đến ung thư dạ dày. Những quan sát cho thấy rằng thức ăn chứa nhiều vitamin C như cam, chanh có thể trung hòa các chất gây ung thư. Phát hiện gần đây cho thấy viêm dạ dày do HP (Helicobacter-pylori) có liên quan rất nhiều tới ung thư dạ dày.

Thói quen ăn uống mặn, đồ nướng, chiên,….những thực phẩm được chế biến như hun khói, thức ăn ngâm tẩm, muối, món ăn chứa lượng muối cao thường có tỉ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn những người có thói quen ăn uống nhạt và thanh đạm.

Hút thuốc lá là một trong những thói quen mà đa số người mắc ung thư dạ dày vẫn duy trì sử dụng. Tại bệnh viện K hầu hết nam giới mắc ung thư dạ dày đều sử dụng thuốc lá. Đây có thể xem là yếu tố nguy cơ gây nên căn bệnh này.

Một số tổn thương và một số bệnh lý được coi là nguy cơ cao dẫn đến ung thư dạ dày như: viêm dạ dày, vô toan, thiếu máu ác tính, dị sản ruột, u tuyến dạ dày,… Những bệnh nhân đã cắt loét dạ dày có nguy cơ cao gấp 2-4 lần, loét dạ dày rất khó phân biệt với ung thư dạ dày thể loét ở giai đoạn sớm.

Yếu tố di truyền chưa được chứng minh yếu tố di truyền gia đình, tuy nhiên người nhóm máu A có nguy cơ cao hơn một chút.

Chẩn đoán và phát hiện ung thư dạ dày

Các xét nghiệm cận lâm sàng

Nội soi chẩn đoán ung thư dạ dày được khẳng định qua nội soi, có thể biết được chính xác vị trí tổn thương và thể bệnh: sùi, loét, thâm nhiễm. Sinh thiết tổn thương để chẩn đoán ung thư. Phương pháp nội soi dạ dày cho kết quả chính xác hơn X-quang.

X-quang dạ dày: Tuy không hiệu quả bằng nội soi dạ dày nhưng vẫn có vai trò quan trọng trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Tuy nhiên chụp phim dạ dày hàng loạt vẫn có nguy cơ bỏ sót 15% trường hợp. Kỹ thuật chụp đối quang kép cho kết quả chính xác hơn, rất có giá trị trong chẩn đoán phát hiện ung thư dạ dày.

Các xét nghiệm khác: xét nghiệm cơ bản, xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư, siêu âm ổ bụng, CT,…

Xếp loại TMN (đánh giá mức độ khối u nguyên phát T, di căn hạch N, di căn xa M)

Năm 1960 Kennedy đã  phân loại ung thư dạ dày theo giai đoạn tiến triển, áp dụng cho loại ung thư biểu mô tuyến , hệ thống T.M.N . Năm 1963 Hiệp hội chống ung thư quốc tế (UICC) họp tại Geneve cũng đưa ra cách phân loại ung thư theo T.N.M . Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ    (AJCC) cũng đưa ra cách phân loại ung thư theo T.N.M  như sau:

T : U nguyên phát ( primary tumor ):

  • Tx:  Khối u nguyên phát không thể đánh giá
  • To:  Khôí u nguyên phát không chứng minh được
  • Tis: Ung thư tại chỗ hay ung thư bề mặt, khối u trong biểu mô chưa xâm lấn lớp niêm mạc (lamina propria).
  • T1:  Khối u xâm lấn lớp niêm mạc và lớp dưới niêm mạc .
  • T2:  Khối u xâm lấn lớp cơ hoặc lớp dưới thanh mạc .
  • T3:  Khối u xâm lấn vào lớp thanh mạc nhưng chưa xâm lấn vào tổ chức xung quanh.
  • T4:  Khối u xâm lấn ra tổ chức xung quanh .

N:  Hạch bạch huyết vùng (regional lymph nodes)

  • Nx:  Các hạch vùng không xác định được tổn thương.
  • No:  Không có di căn vào hạch vùng.
  • N1:  Có di căn vào 1 đến 6 hạch vùng
  • N2:  Có di căn vào 7 đến 15 hạch vùng
  • N3:  Có di căn vào trên 15 hạch vùng

M :  Di căn xa  (distal metastasis)

  • Mx:  Di căn xa không thể xác định được
  • Mo:  Không có di căn xa
  • M1:  Có di căn xa

Ung thư dạ dày có chữa được không?

Như đã đề cập, nếu được phát hiện sớm thì ung thư dạ dày hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Nên khám bệnh tổng quát định kỳ và nếu như thấy những dấu hiệu trên cần đến gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và tư vấn, điều trị kịp thời. Hiện nay, có một số phương pháp được triển khai để điều trị ung thư dạ dày:

Trong hầu hết các trường hợp ung thư dạ dày, khối u thường to không thể điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật như hóa hay xạ trị. Do đó, việc lấy đi một phần hoặc toàn bộ dạ dày, ngăn chặn tế bào ung thư lan ra các phần khác của cơ thể là cần thiết. cắt dạ dày được xem là phương pháp hiệu quả để chấm dứt bệnh hoặc làm chậm tiến triển của bệnh.

  • Tia xạ: hiện tại phương pháp này còn hạn chế và đang được thảo luận. Có thể tia xạ vào u, vào hạch trong khi phẫu thuật. Ngoài ra tia xạ còn để điều trị các ổ di căn như di căn xương.
  • Hoá chất: điều trị hoá chất đường tĩnh mạch với 5FU, Adramycin, Mitomycin C, Cisplatin và VP 16 đã cho tỷ lệ bệnh nhân đạt được mức độ độ thuyên giảm (đáp ứng khách quan) 20-40% trường hợp nhưng chưa cải thiện thời gian sống cho bệnh nhân. Điều trị hoá chất bổ trợ cho phẫu thuật còn đang được nghiên cứu.

Nói chung, tỷ lệ ung thư dạ dày sống trên 5 năm là 15%, bệnh nhân ung thư dạ dày được mổ triệt để tỷ lệ sống tăng lên 30%. Tiên lượng ung thư dạ dày phụ thuộc vào mức độ xâm lấn và di căn hạch, vị trí u và thể giải phẫu bệnh lý.

Cách phòng tránh ung thư dạ dày

Yếu tố môi trường và thói quen sinh hoạt là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến ung thư dạ dày. Chính vì vậy, mọi người cần chú ý về thói quen ăn uống và sinh hoạt.

  • Hạn chế ăn đồ ăn mặn: Chúng chứa nhiều nitrit và amin thứ cấp khi vào dạ dày sẽ kết hợp thành chất cực độc gây ung thư.
  • Hạn chế ăn đồ hun khói, nướng, chiên: Qua chế biến các thức ăn này chứa rất nhiều chất độc gây ung thư.
  • Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, chất kích thích: Sử dụng những chất này sẽ gây ra nhiều bệnh ung thư không chỉ riêng ung thư dạ dày.
  • Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý: Ăn các thức ăn chứa nhiều vitamin A, B, E.
  • Có chế độ nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hợp lý, điều độ.
  • Tầm soát ung thư dạ dày định kỳ, nhất là sau 50 tuổi là cách dự phòng bệnh tốt nhất.

Mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nữ giới.

Ngoài ra, mời bạn tham khảo Gói khám tầm soát ung thư nam giới.

Docosan là một trong số ít đơn vị cung cấp dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà. Mời bạn tham khảo Gói xét nghiệm MARKER nhận biết/đánh giá nguy cơ ung thư (Nam&Nữ).



Câu hỏi thường gặp về bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày nên ăn gì?

Thực đơn của người bị ung thư dạ dày cần cắt giảm những thức ăn sau:u003cbru003e- Chứa chất ngọt như đường, kẹo, nước trái cây nhiều đường. u003cbru003e- Các loại đồ chua, cay như cóc, xoài, bưởi chua, dấm ớt…u003cbru003e- Thực phẩm làm hư bề mặt dạ dày như rượu bia, café, chè…u003cbru003e- Tránh uống sữa lúc đói vì các men sữa rất có hại cho dạ dày

Ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Như đã đề cập, tỷ lệ ung thư dạ dày sống trên 5 năm là 15%, bệnh nhân ung thư dạ dày được mổ triệt để tỷ lệ sống tăng lên 30%. Tiên lượng ung thư dạ dày phụ thuộc vào mức độ xâm lấn và di căn hạch, vị trí u và thể giải phẫu bệnh lý.

Ung thư dạ dày có biểu hiện gì?

– Đau là dấu hiệu của ung thư dạ dày hay gặp nhất với hơn 90% bệnh nhân. Đau thượng vị không điển hình, không có chu kỳ. Đầy bụng, ợ hơi ợ chua, chán ăn, rối loạn tiêu hoá, gầy sụt cân nhanh không rõ nguyên nhân thường hay gặp (8/10), thiếu máu, xuất huyết.u003cbru003e- Bệnh nhân có thể có nôn do hội chứng hẹp môn vị do khối u ở môn vị, nôn ra máu, và khó nuốt, nôn (do khối u ở tâm vị), đi ngoài phân màu bất thường,…

Ung thư dạ dày đang trở thành một bệnh ung thư phổ biến trong những năm gần đây trên thế giới và tại Việt Nam. Theo Globocan 2018, tại Việt Nam có thêm 17.527 ca mắc mới và 15.065 người tử vong vì căn bệnh này. Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO cũng cho thấy số ca mắc mới ung thư tại Việt Nam không ngừng tăng, từ 68.000 ca năm 2000 lên 165.000 ca vào năm 2018, xếp thứ 16 ở châu Á. Hãy đặt hẹn với các bác sĩ tiêu hoá giỏi trên Docosan để khám và phát hiện bệnh kịp thời.

Bác sĩ chẩn đoán và điều trị ung thư dạ dày

BSCKII. Lê Kim Sang đã có hơn 30 năm kinh nghiệm điều trị trong lĩnh vực nội soi và nội tiêu hóa.

ThS. BS. Trần Quang Đại tốt nghiệp trường Đại học Y Dược TP HCM và đã có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị Ngoại tổng hợp.

Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp nội soi tiêu hoá với kỹ thuật dải tần ánh sáng hẹp NBI


 

Nguồn tham khảo: Webmd

Contact Me on Zalo