Bệnh bại liệt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc khiến cho người mắc phải bị tàn tật vĩnh viễn. Vaccine OPV là một loại vaccine dùng đường uống giúp cơ thể có phòng ngừa bệnh bại liệt. Hãy cùng Docosan tìm hiểu về vaccine OPV trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Vaccine OPV là gì và phòng ngừa bệnh gì?
Tổng quát về bệnh bại liệt
Bệnh bại liệt (Poliomyelitis) là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus có tên Polio gây ra. Bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá và có thể trở thành dịch. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là hội chứng liệt mềm cấp. Virus sau khi đi vào cơ thể sẽ lần lượt tấn công hạch bạch huyết, xâm nhập vào hệ thần kinh, làm tổn thương sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động vỏ não. Bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc dẫn đến bại liệt, tàn tật vĩnh viễn.
Con người là vật chủ duy nhất của virus Polio, con đường lây truyền từ người sang người chủ yếu thông qua con đường phân – miệng. Virus bại liệt có trong phân đi vào nguồn nước, thực phẩm sau đó đi vào cơ thể và tiếp tục phát triển trong đường tiêu hóa. Người lành mang mầm bệnh cũng có thể trở thành nguồn lây bí ẩn và kéo dài trong cộng đồng.
Triệu chứng bệnh bại liệt
- Liệt mềm cấp: tỉ lệ 1%, triệu chứng bao gồm sốt, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ, dần dần mất vận động dẫn đến liệt không đối xứng. Mức độ liệt cao nhất là liệt tủy sống, liệt hành tủy, hậu quả nặng nề nhất là suy hô hấp rồi tử vong. Liệt chi không hồi phục khiến người bệnh gặp khó khăn vận động hoặc mất khả năng vận động.
- Viêm màng não vô khuẩn: sốt, nhức đầu, đau cơ, cổ gượng.
- Thể nhẹ: sốt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, táo bón, dễ giới hạn.
- Thể ẩn thường gặp, thể nhẹ có thể biến chuyển sang nặng nếu không được điều trị kịp thời.
Vì sao cần dùng OPV vaccine để phòng ngừa bại liệt?
Uống và tiêm vaccine bại liệt là phương pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất, giúp hạn chế tình trạng nhiễm bệnh ở người. Việc sử dụng vaccine bại liệt giúp cơ thể sản xuất kháng thể chống lại virus polio, tạo được lớp bảo vệ khi tiếp xúc và tránh được bệnh bại liệt. Hiện nay, có 3 loại vaccine phòng ngừa bệnh bại liệt đang được lưu hành: Vaccine OPV, Vaccine IPV và vaccine phối hợp.
- Vaccine OPV phòng ngừa bệnh bại liệt đường uống.
- Thuốc thuộc loại vaccine sống giảm độc lực dạng uống (vaccine OPV) chứa virus bại liệt đã được làm suy yếu, cơ chế kích thích cơ thể tạo miễn dịch chủ động. Miễn dịch sinh ra giúp cho cơ thể phòng vệ và không cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể.
- Vaccine OPV này nằm trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng nên bố mẹ cần sắp xếp, chú ý thời gian để đưa trẻ đến các cơ sở y tế và uống thuốc theo đúng lịch, đúng liều.
- Trẻ nên uống vaccine OPV vào lần lượt các thời điểm 2,3, và 4 tháng tuổi (tổng cộng 03 liều).
- OPV Vaccine dạng uống dễ sử dụng, không gây đau, sưng cho trẻ so với dạng tiêm, giúp cơ thể trẻ tạo ra được kháng thể phòng vệ khỏi bệnh bại liệt, đảm bảo sức khỏe cho trẻ nhỏ.
- Vaccine bại liệt đường tiêm IPV
- Vaccine bất hoạt dạng tiêm (IPV) chứa virus bại liệt được làm chết (bất hoạt), kích thích cơ thể tạo miễn dịch phòng bệnh.
- Vaccine IPV được đưa vào chiến dịch tiêm nhắc lại cho trẻ.
- Vaccine phòng bệnh bại liệt phối hợp
- Đây là loại vaccine nằm trong chương trình tiêm phòng dịch vụ bố mẹ có thể chủ động hơn trong thời gian cũng như địa chỉ tiêm phòng, cùng với đó sẽ mất phí khi tiêm dạng vaccine này
- Các loại vaccine phối hợp có thành phần ngừa bại liệt bao gồm: vaccine 6 in1 Infanrix Hexa (Bỉ) và 6in1 Hexaxim (Pháp) phòng ngừa 6 bệnh gồm: bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do vi khuẩn Haemophilus influenzae týp B (Hib) gây ra. Vaccine 5in1 Pentaxim (Pháp) phòng ngừa các bệnh: Ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt và các bệnh viêm phổi, viêm màng não mủ do H.Influenzae týp B (Hib), 4in1 Tetraxim (Pháp) phòng ngừa 4 bệnh khác nhau ở trẻ em: ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt…Bố mẹ có thể lựa chọn loại vắc xin phù hợp với tình trạng của trẻ, điều kiện gia đình và sự tư vấn của bác sĩ
- Bố mẹ vẫn cần chú ý thời gian để đưa trẻ đi tiêm đúng lịch cũng như đúng liều quy định.
- Sử dụng vaccine phòng bệnh bại liệt phối hợp không chỉ giúp phòng ngừa bệnh bại liệt mà còn giúp ngăn ngừa thêm các bệnh khác nữa.
ĐỊA ĐIỂM TIÊM CHỦNG VACCINE BẠI LIỆT UY TÍN
Bên cạnh việc sử dụng miễn phí cho trẻ theo chương trình tiêm chủng mở rộng, tùy vào điều kiện kinh tế, công việc, thời gian, bố mẹ còn có thể cho bé tiêm phòng dịch vụ tại các phòng tiêm chủng trên địa bàn mình đang sinh sống. Điều quan trọng là bố mẹ cần tìm hiểu xem trung tâm đó có uy tín, đảm bảo chất lượng để gửi gắm hay không? Một số trung tâm, phòng khám bố mẹ có thể tham khảo:
Phòng bệnh | Tên Vacccine | Nước sản xuất | Giá/Mũi |
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib | Pentaxim | Pháp | 795.000đ |
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, Hib và viêm gan B | Infanrix Hexa (6in1) | Bỉ | 1.015.000đ |
Hexaxim (6in1) | Pháp | 1.048.000đ | |
Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván – Bại liệt | Tetraxim | Pháp | 558.000đ |
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Golden Healthcare – Tân Bình, TPHCM
Phòng bệnh | Tên vaccine | Nước sản xuất | Giá/Mũi |
Bạch hầu- Ho gà- Uốn ván – Bại liệt | Tetraxim | Pháp | 458.000đ |
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt và HIB | Pentaxim (5 in 1) | Pháp | 785.000đ |
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt , HIB và viêm gan B | Infanrix Hexa | Bỉ | 1.015.000đ |
Bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt , HIB và viêm gan B | Hexaxim | Pháp | 1.015.000đ |
Phòng khám Đa khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn – Tân Bình, TPHCM
Phòng bệnh | Giá/Mũi |
Bạch cầu, ho gà , uốn ván, bại liệt, viêm gan siêu vi B, viêm màng mủ do Hib | 1.007.000đ |
Bạch cầu, ho gà , uốn ván, bại liệt, viêm màng não mủ do Hib | 842.000đ |
Trẻ em sống cùng hoặc có tiếp xúc với người mang mầm bệnh bại liệt đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đối tượng có nguy cơ cao nhất là trẻ em dưới 5 tuổi và những người chưa được uống vaccine OPV và tiêm phòng vắc xin bại liệt. Vì thế, các đối tượng cần được tiêm phòng bại liệt bao gồm:
- Trẻ em từ 2 tháng tuổi cần được tiêm phòng vắc xin bại liệt theo quy định của Bộ y tế. Trẻ cần uống 3 liều vaccine OPV lần lượt ở độ tuổi: 2,3,4 tháng; tiêm 2 lần vaccine bại liệt IPV khi ở tháng tuổi thứ 5 và 9.
- Người lớn: Người lớn được khuyến khích tiêm phòng vắc xin bại liệt nếu họ chưa được tiêm phòng hoặc chưa hoàn thành đủ số liều vắc xin bại liệt. Nếu người lớn có kế hoạch đi du lịch đến những khu vực có nguy cơ cao về bệnh bại liệt, cũng cần được tiêm phòng vắc xin bại liệt trước đó.
- Những người có nguy cơ mắc bệnh bại liệt cao: người chăm trẻ, người làm việc trong ngành y tế, ở khu vực có tình trạng dịch bệnh hoặc đi đến các nơi có nguy cơ mắc bệnh bại liệt cao.
“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Để giảm nguy cơ mắc bệnh bại liệt, mọi người nên chủ động sử dụng vaccine OPV phòng bệnh bại liệt. Điều này không chỉ tự bảo vệ bản thân mình mà còn bảo vệ cho gia đình, cộng đồng xung quanh. Nếu không biết về bệnh cũng như vaccine OPV bạn có thể đến các cơ sở y tế, các trung tâm tiêm chủng để được kiểm tra và tư vấn.
Thời gian sử dụng vaccine OPV
Đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm virus bại liệt Polio là những người chưa dùng vaccine phòng bệnh. Trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi là những đối tượng có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh do virus bại liệt gây ra.
Hiện nay, vaccine OPV nằm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được quy định uống 3 liều, vào thời điểm trẻ 2, 3 và 4 tháng tuổi, khi trẻ đủ 5 tháng tuổi sẽ tiêm 1 mũi vaccine bại liệt (IPV).
Vì OPV vaccine nằm trong Chương trình tiêm chủng mở rộng nên được miễn phí hoàn toàn khi các bé tiêm tại các trạm y tế xã, phường, quận, huyện trong cả nước.Việc bố mẹ cần làm là theo dõi, chú ý và đưa bé đến cơ sở y tế gần nhất để cho bé uống đúng liều theo quy định của Bộ y tế.
Cho trẻ uống vắc xin opv là một hình thức bảo vệ trẻ vô cùng hiệu quả trước sự xâm nhập và tấn công của virus Polio. Bố mẹ hoàn toàn có thể yên tâm vì vaccine được kiểm định, chứng nhận an toàn khi dùng cho trẻ. Vaccine OPV dạng uống dễ sử dụng, không gây đau cho trẻ như với dạng tiêm.
Lưu ý khi cho trẻ dùng vaccine OPV
Cũng như các loại vaccine khác, vaccine OPV ngừa bệnh bại liệt qua đường uống hoặc đường tiêm cũng không tránh khỏi có những tác dụng phụ không mong muốn như: sốt, sưng, đau tại vị trí tiêm, quấy khóc sau khi sử dụng vaccine.
Tuy nhiên, các bậc cha mẹ không nên quá lo lắng vì đây đều là những phản ứng bình thường của cơ thể đáp ứng lại với vaccine. Tuỳ vào cơ địa của mỗi trẻ mà sẽ có tình trạng sốt hay không sốt, mức độ xảy ra các tác dụng phụ cũng khác nhau giữa các trẻ. Các phản ứng này thường nhẹ và có thể tự hết sau vài ngày.
Để giảm phản ứng phụ sau khi uống vaccine OPV, mẹ có thể thực hiện các cách sau:
- Để trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, thoải mái sau khi dùng thuốc
- Cho trẻ uống nhiều nước
- Trong trường hợp bé bị đau và sốt có thể dùng thuốc nhưng phải có chỉ định của bác sĩ.
- Nếu phản ứng phụ của bé nặng, kéo dài bất thường, bố mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra
Các trường hợp chống chỉ định sử dụng vaccine OPV:
- Có tiền sử sốc hoặc phản ứng phản vệ sau tiêm chủng bất kì loại vaccine .
- Suy giảm miễn dịch bẩm sinh, trẻ nhiễm HIV giai đoạn lâm sàng IV hoặc có biểu hiện suy giảm miễn dịch nặng
- Các trường hợp chống chỉ định khác theo hướng dẫn của nhà sản xuất trong mỗi loại vaccine. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng vaccine OPV phụ huynh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Các trường hợp tạm hoãn tiêm chủng:
- Suy chức năng các cơ quan như suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy tim, suy thận, suy gan, hôn mê…
- Đang mắc các bệnh cấp tính, các bệnh nhiễm trùng.
- Trẻ đang sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C (đo nhiệt độ tại nách).
- Điều trị bằng sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng.
- Đang hoặc mới kết thúc đợt điều trị có dùng corticoid (uống, tiêm) liều cao, hóa xạ trị trong vòng 14 ngày.
- Mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc mạn tính có kèm tăng áp lực động mạch phổi.
Trước khi tiến hành dùng vaccine OPV, trẻ cần được khám sàng lọc để đánh giá tình trạng sức khỏe và chỉ định thuốc phù hợp. Sau khi uống vaccine OPV, bố mẹ cần theo dõi và chăm sóc trẻ. Hiếm khi xảy ra các phản ứng nghiêm trọng tới sức khoẻ, đa số các tác dụng phụ xảy ra ở mức độ nhẹ và tự hết.
Tuy nhiên, để đề phòng những phản ứng không mong muốn, sau khi theo dõi tại điểm tiêm trong vòng 30 phút, khi về nhà phải tiếp tục theo dõi bé trong vòng 48h tới, các dấu hiệu cần theo dõi bao gồm:
- Toàn trạng: sốt, da niêm, tri giác, có quấy khóc hay bỏ bú không…
- Nhịp thở: bé có khó thở hay thở vội hơn không
- Nhiệt độ, có nổi mẩn hay phát ban không
- Các biểu hiện tại vị trí tiêm (sưng, đỏ…)
Trẻ em sau khi uống vaccine OPV cần bú mẹ hoặc uống nước nhiều hơn. Ba mẹ bế, quan sát trẻ thường xuyên. Trẻ cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để theo dõi, điều trị nếu có dấu hiệu bất thường đe dọa đến tính mạng bao gồm khó thở, sốc phản vệ, hội chứng sốc nhiễm trùng, sốt co giật, khóc kéo dài, tím tái, ngưng thở…
Docosan hy vọng bài viết trên đã giúp cho bạn đọc biết được vaccine OPV có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng bệnh bại liệt do virus Polio gây ra. Các bậc cha mẹ cần chú ý đưa trẻ đi dùng vaccine OPV đúng lịch, đủ liệu trình và đúng phác đồ sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Bố mẹ đừng chủ quan mà hãy luôn nâng cao cảnh giác với bệnh tật “phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Uống vaccine bại liệt có bị sốt không?
Khi uống vắc xin opv, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: sốt, mệt mỏi, khó thở, phát ban, đau bụng, nôn…Đây có thể là triệu chứng bình thường nhưng bạn cần theo dõi nếu chúng kéo dài, nặng hơn thì cần đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.
Vaccine bại liệt tiêm mấy mũi?
Vaccine bại liệt dạng tiêm IPV có trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2018 và được chỉ định tiêm phòng cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên với lịch tiêm như sau:
Mũi 1 (IPV1): Vào lúc trẻ 5 tháng tuổi
Mũi 2 (IPV2): Vào lúc trẻ 9 tháng tuổi đến dưới 1 tuổi
Vaccine bại liệt uống hay tiêm?
vaccine bại liệt có 3 loại: vaccine bại liệt dạng tiêm (Inactivated Polio Vaccine – IPV), vaccine bại liệt dạng uống (Oral Polio Vaccine OPV) và vaccine bại liệt hỗn hợp
Uống vaccine bại liệt khi nào?
Uống 03 liều vắc xin bại liệt ( vaccine OPV) vào thời điểm trẻ được 2,3,4 tháng tuổi. Sau đó, trẻ sẽ cần tiêm thêm 1 mũi vắc xin bại liệt (IPV) khi đã đủ 5 tháng tuổi
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Poilio Vaccination, CDC.