Xạ trị là gì? Khi nào áp dụng phương pháp xạ trị?

Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia bức xạ chiếu trực tiếp lên khối u, tế bào ung thư hay mục tiêu đã định. Mục đích của liệu pháp này là tiêu diệt hoàn toàn hoặc thu nhỏ khối u. Cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn phương pháp điều trị này.

Xạ trị là gì?

Xạ trị là một trong những phương pháp điều trị bệnh ung thư được giới y học hiện đại công nhận về mức độ hiệu quả. Nguyên tắc hoạt động của liệu pháp này là dùng chùm năng lượng cao chiếu trực tiếp lên khối u, tế bào ung thư hay mục tiêu đã định. Các phương pháp xạ trị sử dụng tia X, tia gamma, chùm proton hoặc electron. Bên cạnh đó, một số hạt vật chất có khối lượng cũng có thể được sử dụng.

xạ trị
Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia bức xạ chiếu trực tiếp lên khối u, tế bào ung thư hay mục tiêu đã định

Hiện nay, xạ trị được xem là một hình thức điều trị bệnh ung thư phổ biến. Theo thống kê mới đây cho thấy, có hơn 60% bệnh nhân ung thư lựa chọn liệu pháp này. Có thể áp dụng đơn độc hoặc kết hợp với phương pháp điều trị khác (hóa trị, phẫu thuật,…). Mỗi trường hợp cố định, bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Khi nào áp dụng phương pháp xạ trị?

Phương pháp xạ trị được bác sĩ chỉ định áp dụng với các mục đích sau:

  • Giảm hoặc chữa khỏi ung thư ở giai đoạn đầu nhằm tránh trường hợp di căn hoặc tái phát trở lại;
  • Ngăn chặn ung thư lây lan sang các cơ quan hay bộ phận khác trong cơ thể;
  • Điều trị bệnh ung thư tái phát trở lại;
  • Giảm thiểu các triệu chứng của ung thư ở giai đoạn cuối.

Viện Ung thư Quốc gia (NCI) cho phép bác sĩ chỉ định điều trị bệnh ung thư bằng bức xạ chùm bên ngoài cho các trường hợp sau:

  • Ung thư phổi
  • Ung thư vú
  • Ung thư ruột kết
  • Ung thư tuyến tiền liệt
  • Ung thư đầu hoặc cổ
xạ trị
Xạ trị được chỉ định điều trị cho nhiều bệnh ung thư khác nhau

NCI còn cho biết liệu pháp xạ trị có thể là một phương pháp điều trị đặc biệt hiệu quả đối với một số bệnh ung thư ở một số bộ phận của cơ thể như: âm đạo, tử cung, cổ tử cung, trực tràng, mắt, đầu và cổ. Tuy nhiên, trước khi đưa ra chỉ định, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể của bệnh nhân và thảo luận về phương án điều trị.

Mặt khác, trong một số trường hợp, bác sĩ chuyên khoa có thể kết hợp liệu pháp xạ trị cùng với phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như phẫu thuật hoặc hóa trị. Một số bệnh nhân sẽ được yêu cầu xạ trị trước khi phẫu thuật để thu mỏ khối u. Điều này còn giúp loại bỏ khối u một cách dễ dàng.

Đôi khi, bác sĩ có thể sử dụng liệu pháp bức xạ như một phần chăm sóc đặc biệt nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh ung thư ở giai đoạn cuối như đau đớn, tắc nghẽn ruột, khó nuốt hay các vấn đề liên quan đến hô hấp.

Các loại xạ trị đã được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại

Có 2 loại xạ trị chính đã được ứng dụng rộng rãi trong y học hiện đại là xạ trị bên trong và xạ trị bên ngoài. Một số trường hợp khác có thể áp dụng xạ trị toàn thân.

Xạ trị bên ngoài

Một tên gọi khác của xạ tia bên ngoài là liệu pháp điều trị từ xa. Liệu pháp này sử dụng chùm năng lượng từ một hệ thống máy móc tác động vào bên ngoài cơ thể. Chuyên gia hoặc bác sĩ sẽ nhắm chính xác chùm bức xạ sao cho chùm tia xuyên qua cơ thể đến bị trí khối u hoặc tế bào ung thư cần tiêu diệt.

Xạ trị bên trong

Ở loại xạ trị này, bác sĩ sẽ đặt một vật (ống, viên con nhộng, hạt giống, viên nén,…) có chứa bức xạ trong khối u hoặc bên trong khoang của cơ thể gần với khối u hoặc tế bào ung thư.

Xạ trị toàn thân

Xạ trị toàn thân là một loại xạ trị bên trong. Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nuốt một chất phóng xạ, chất này sẽ đi khắp cơ thể để phát hiện và tiêu diệt tế bào ung thư. Ngoài ra, bác sĩ có thể tiêm chất phóng xạ vào tĩnh mạch của bệnh nhân.

Phương pháp xạ trị hoạt động như thế nào?

Phương pháp xạ trị hoạt động dựa trên nguyên tắc sử dụng chùm năng lượng lập trung để làm tổn thương hoặc phá hủy tế bào ung thư, đồng thời giảm thiểu sự tiếp xúc với các mô khỏe mạnh. Lúc này, bức xạ làm hỏng DHA trong tế bào ung thư, làm gián đoạn khả năng sinh sản của chúng, khiến chúng bị tiêu diệt hoặc thu nhỏ lại. Các tế bào bình thường có thể phục hồi sau khi thực hiện.

Trước khi áp dụng liệu pháp xạ trị, đội ngũ y bác sĩ cần chỉ định thực hiện một số xét nghiệm tổng thể bao gồm chụp CT, MRI hoặc PET. Thông qua hình ảnh và các xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định kỹ thuật điều trị cao cho từng trường hợp cụ thể.

xạ trị
Nguyên tắc và quá trình hoạt động của phương pháp xạ trị

Ưu và nhược điểm của xạ trị

Mỗi phương pháp điều trị đều tồn tại những mặt ưu và nhược điểm, liệu pháp xạ trị cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Chi tiết hơn:

Ưu điểm của phương pháp xạ trị

Những ưu điểm điển hình của phương pháp xạ trị mang lại:

  • Các buổi điều trị hoàn toàn có thể thực hiện ngoại trú
  • Xạ trị giúp điều trị một phần hoặc toàn phần, giảm nhẹ triệu chứng bệnh (đối với trường hợp mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối)
  • Hỗ trợ thu nhỏ của khối u và giảm đau
  • Xạ trị có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các phương pháp khác để gia tăng công dụng. Chẳng hạn như được chỉ định trước khi phẫu thuật hoặc sau khi phẫu thuật để ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào ung thư còn sót lại
  • Xạ trị có thể được đưa ra trước, trong hoặc sau khi hóa trị hoặc điều trị hormone với mục đích cải thiện kết quả tổng thể
  • Xạ trị giảm nhẹ giúp kéo dài tuổi thọ của người bệnh.

Mặt rủi ro của phương pháp xạ trị

Song song với mặt ưu điểm là những mặt rủi ro của phương pháp xạ trị:

  • Xạ trị có thể phá hủy tế bào ung thư nhưng cũng vô tình gây tổn hại cho các tế bào bình thường, từ đó phát sinh tác dụng phụ
  • Tác dụng phụ của xạ trị có thể là triệu chứng thông thường và loại bỏ trong thời gian ngắn nhưng cũng có thể kéo dài trong nhiều ngày. Nhưng may mắn hơn là trường hợp nghiêm trọng hiếm khi gặp phải. Lúc này, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bệnh nhân vài thông tin hữu ích để khắc phục
  • Vì xạ trị có thể gây ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của thai nhi nên người bệnh không nên mang thai trước hoặc trong quá trình xạ trị.

Xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến, đặc biệt là bệnh ung thư. Bệnh nhân có thể điều trị bằng xạ trị hoặc kết hợp với phương pháp điều trị khác nhằm gia tăng kết quả. Nếu có ý định điều trị bằng liệu pháp này, bệnh nhân nên trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ chuyên khoa, mọi thắc nào còn vương vấn có thể thẳng thắn trao đổi.

Xem thêm: Chi phí xạ trị


Bài viết được tham khảo bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.