Cách vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ: Hướng dẫn chi tiết

Đau mắt đỏ là bệnh lý mắt thường gặp, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Để đẩy nhanh quá trình hồi phục và ngăn ngừa biến chứng, việc vệ sinh mắt đúng cách là vô cùng quan trọng. Cùng Docosan tìm hiểu hướng dẫn chi tiết về cách vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ, giúp bạn bảo vệ đôi mắt của mình một cách hiệu quả.

Tổng quan về bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ, hay viêm kết mạc, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt phủ bề mặt mắt và mặt trong mí mắt. Đây là bệnh lý rất phổ biến, với nhiều nguyên nhân khác nhau. Thời gian mắc bệnh có thể ngắn hạn (cấp tính), dưới bốn tuần, hoặc kéo dài hơn (mãn tính), trên bốn tuần. Bệnh có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt. Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ là: do virus, do vi khuẩn, các chất dị ứng, các chất kích ứng,….

Đau mắt đỏ, hay viêm kết mạc, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt phủ bề mặt mắt và mặt trong mí mắt
Đau mắt đỏ, hay viêm kết mạc, là tình trạng viêm lớp màng trong suốt phủ bề mặt mắt và mặt trong mí mắt

Đau mắt đỏ biểu hiện qua nhiều triệu chứng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đỏ ở phần trắng của mắt (màng cứng) hoặc ở bề mặt bên trong mí mắt.
  • Dịch tiết mắt (thường đặc hơn nước mắt bình thường và có thể có màu vàng, xanh lục hoặc trắng; có thể gây đóng vảy trên lông mi hoặc mí mắt).
  • Cảm giác có vật lạ.
  • Mắt khô hoặc chảy nước mắt .
  • Mắt ngứa hoặc bị kích ứng.
  • Mắt nóng rát.
  • Nhìn mờ (có thể xuất hiện rồi biến mất).
  • Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng).
  • Sưng mí mắt (viêm bờ mi).
  • Đau hoặc khó chịu ở mắt (thường nhẹ).

Bệnh có thời gian ủ bệnh khoảng 8 ngày, và các triệu chứng khó chịu dữ dội sẽ xuất hiện trong vòng hai tuần. Vì vậy, việc vệ sinh mắt đúng cách là vô cùng quan trọng.

Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ

Sau đây là hướng dẫn vệ sinh mắt khi bị đau mắt đỏ:

  • Vệ sinh tay: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước khi bắt đầu, sau đó lau khô hoàn toàn bằng khăn sạch. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng mắt.
  • Chuẩn bị dung dịch: Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% NaCl hoặc thuốc nhỏ mắt chuyên dụng đã được bác sĩ kê đơn. Không sử dụng chung dụng cụ nhỏ mắt cho cả hai mắt.
  • Thứ tự nhỏ mắt: Nếu bị đau ở cả hai mắt, hãy nhỏ thuốc vào mắt ít đau hơn trước, sau đó mới nhỏ vào mắt đau hơn. Điều này giúp tránh lây nhiễm từ mắt bị nặng sang mắt bị nhẹ.
  • Tiến hành nhỏ mắt: Nhỏ một lượng nhỏ dung dịch vào kết mạc ở góc trong của mắt (gần sống mũi).
  • Hút dịch tiết: Dùng gạc hoặc khăn giấy mềm, sạch để thấm nhẹ dịch tiết chảy ra từ khóe mắt. Thay gạc/khăn giấy sau mỗi lần lau.
  • Lau sạch nhẹ nhàng: Dùng tăm bông sạch lau nhẹ nhàng từ khóe mắt gần sống mũi ra phía ngoài. Sau khi lau xong, vứt ngay tăm bông đã sử dụng vào thùng rác. Chỉ sử dụng một tăm bông cho mỗi lần lau mắt.
  • Vệ sinh tay lần cuối: Rửa tay sạch sẽ một lần nữa sau khi hoàn tất quá trình vệ sinh mắt.
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước khi bắt đầu vệ sinh mắt
Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng và nước trước khi bắt đầu vệ sinh mắt

Ngoài ra, để chăm sóc mắt tốt hơn cần lưu ý những điều sau:

  • Mắt sưng, đỏ, phù nề: Hãy chườm lạnh bằng khăn mềm, ẩm và mát để làm dịu tình trạng khó chịu.
  • Ánh sáng chói hay nhạy cảm với ánh sáng: Sử dụng kính bảo hộ tối màu sẽ giúp giảm thiểu khó chịu và hạn chế việc dụi mắt

Lời khuyên giúp bạn mau khỏi bệnh đau mắt đỏ

Tránh chạm tay lên mắt giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập
Tránh chạm tay lên mắt giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập

Để ngăn ngừa sự lây lan của bệnh đau mắt đỏ, hãy thực hiện các biện pháp vệ sinh nghiêm ngặt:

  • Tránh chạm tay lên mắt. Việc này giúp hạn chế vi khuẩn xâm nhập.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch. Đặc biệt là trước và sau khi chạm vào mắt.
  • Sử dụng khăn tắm và khăn mặt riêng, sạch sẽ mỗi ngày. Không dùng chung với người khác.
  • Thay vỏ gối thường xuyên. Giúp loại bỏ vi khuẩn có thể tích tụ trên gối.
  • Hạn chế sử dụng hoặc vứt bỏ mỹ phẩm mắt cũ, đặc biệt là mascara. Vi khuẩn dễ dàng sinh sôi trong các sản phẩm này.
  • Tuyệt đối không dùng chung mỹ phẩm mắt hoặc bất kỳ vật dụng cá nhân nào tiếp xúc với mắt. Đây là biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất.
  • Nếu sử dụng thuốc nhỏ mắt, hãy giữ vệ sinh lọ thuốc và không làm bẩn đầu nhỏ giọt.
  • Trong trường hợp cần thiết, hãy sử dụng đồ bảo vệ mắt.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Nếu bạn gặp triệu chứng sưng, đỏ, nóng quanh mắt thì hãy đến gặp bác sĩ
Nếu bạn gặp triệu chứng sưng, đỏ, nóng quanh mắt thì hãy đến gặp bác sĩ

Nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào sau đây, hãy đến gặp bác sĩ ngay:

  • Đau mắt dữ dội
  • Nhìn mờ không cải thiện khi chớp mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Sưng, đỏ, nóng quanh mắt
  • Triệu chứng kéo dài hơn 3 ngày mà không kèm theo các triệu chứng cảm cúm thông thường
  • Mất thị lực (toàn bộ hoặc một phần)

Tóm lại, vệ sinh mắt đúng cách khi bị đau mắt đỏ rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng và đẩy nhanh quá trình hồi phục. Hãy nhớ tuân thủ các bước trên và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu triệu chứng không thuyên giảm hoặc trở nên nghiêm trọng hơn. Hãy chia sẽ bài viết này đến bạn bè và người thân và đừng quên theo dõi Docosan để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khoẻ hữu ích khác nhé!

Xem thêm:

Nguồn tham khảo

1. Pink Eye (Conjunctivitis)

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/pink-eye-conjunctivitis
  • Ngày tham khảo: 28/11/2024

2. Mate pīkaru

  • Link tham khảo: https://info.health.nz/conditions-treatments/eyes/conjunctivitis
  • Ngày tham khảo: 28/11/2024

3. Đau mắt đỏ: Hướng dẫn chăm sóc khi mắc bệnh

  • Link tham khảo: https://hcdc.vn/dau-mat-do-huong-dan-cham-soc-khi-mac-benh-OTUjLY.html
  • Ngày tham khảo: 28/11/2024

4. A closer look at pink eye: Self-care tips for conjunctivitis

  • Link tham khảo:https://www.mayoclinichealthsystem.org/hometown-health/speaking-of-health/changing-the-approach-to-pink-eye
  • Ngày tham khảo: 28/11/2024
Contact Me on Zalo