Đau mắt đỏ đeo kính gì? Đeo kính rồi có lây bệnh không?

Những thay đổi đột ngột của môi trường tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh đau mắt đỏ bùng phát và lây lan nhanh chóng. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa khi cơ thể nhạy cảm hơn với các tác nhân gây bệnh. Đau mắt đỏ thường không quá nghiêm trọng nếu được vệ sinh, chăm sóc và điều trị tốt. Vậy đau mắt đỏ đeo kính gì để bảo vệ và chăm sóc mắt được tốt nhất? Hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ qua bài viết sau.

đau mắt đỏ đeo kính gì

Tổng quan về đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ hay thuật ngữ y học thường gọi là viêm kết mạc, là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng kết mạc – lớp màng mỏng bao phủ bề mặt bên trong mí mắt và lòng trắng mắt (nhãn cầu).

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ

Các nguyên nhân gây đau mắt đỏ có thể chia thành 2 loại:

  • Viêm kết mạc nhiễm trùng: Chủ yếu là do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Đây là loại viêm kết mạc có khả năng lây lan từ người này sang người khác.
  • Viêm kết mạc không nhiễm trùng: Là tình trạng viêm kết mạc do dị ứng hoặc kích ứng với các tác nhân môi trường như phấn hoa, bụi, hóa chất,…

Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ

Viêm kết mạc có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai mắt với các triệu chứng thường gặp như:

  • Xuất hiện mảng đỏ ở lòng trắng mắt: Đây là triệu chứng điển hình của bệnh đau mắt đỏ và thường không gây tổn thương mắt cũng như thị lực khi được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Sưng mắt, chảy nước mắt: Triệu chứng thường bắt đầu ở một bên mắt và ảnh hưởng đến mắt còn lại sau vài ngày nếu nguyên nhân là do vi khuẩn. Sưng mắt phổ biến hơn với bệnh nhân đau mắt đỏ do virus hoặc dị ứng và thường xuất hiện ở cả hai mắt cùng một lúc.
  • Cộm mắt, ngứa mắt: Người bệnh đau mắt đỏ thường có cảm giác cộm mắt, ngứa nhiều rất khó chịu.
  • Có thể tiết dịch hoặc đổ ghèn ở mắt: Trường hợp đau mắt đỏ do virus và dị ứng, thường có hiện tượng chảy nước mắt, tiết dịch trong. Khi dịch tiết có màu vàng hoặc xanh, đôi khi làm dính ở mí mắt là dấu hiệu cảnh báo mắt bị nhiễm khuẩn.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Khi bị đau mắt đỏ, mắt có thể cảm thấy khó chịu, đau nhức nhẹ khi tiếp xúc với ánh sáng. Tình trạng có thể nghiêm trọng hơn như mờ mắt, thay đổi thị lực hoặc đau dữ dội cần phải có sự can thiệp sớm của bác sĩ.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị đau mắt đỏ:

Điều trị đau mắt đỏ ở đâu?

Mặc dù bệnh đau mắt đỏ thường tự khỏi sau vài tuần, nhưng điều quan trọng là đôi khi bạn vẫn phải kiểm tra tình trạng bệnh bởi các bác sĩ có chuyên môn nếu có các dấu hiệu sau:

  • Mắt đau và đỏ dữ dội.
  • Nhạy cảm với ánh sáng hoặc mờ mắt mà không cải thiện khi lau sạch chất dịch ra khỏi mắt.
  • Các triệu chứng không cải thiện và trở nên nặng hơn.
  • Người có hệ thống miễn dịch suy yếu như bệnh nhân ung thư, bệnh nhân HIV,…
  • Trẻ sơ sinh có triệu chứng viêm kết mạc cần được khám bác sĩ ngay.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị đau mắt đỏ:

Dưới đây là địa chỉ các phòng khám, bệnh viện mắt uy tín tham khảo:

FMP Group – Family Medical Practice

Family Medical Practice là hệ thống phòng khám tư nhân có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành lập từ năm 1997 và hiện đang cung cấp các dịch vụ y tế theo tiêu chuẩn quốc tế.

Với đội ngũ y bác sĩ đến từ khắp nơi trên thế giới cùng trang thiết bị y tế tối tân, Family Medical Practice là một địa điểm chăm sóc sức khỏe chất lượng cao cho tất cả bệnh nhân kể cả bệnh nhân có nhu cầu điều trị đau mắt đỏ.

Phòng khám Đa khoa Quốc tế Victoria Healthcare

Victoria Healthcare thành lập từ năm 2005 với nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe y tế cao cấp và tạo được sự tín nhiệm cao đối với bệnh nhân. Tại Victoria Healthcare, bạn sẽ được chăm sóc, tư vấn và điều trị bởi các bác sĩ chuyên môn khi có nhu cầu khám bệnh đau mắt đỏ.

Phòng khám Vigor Health

Phòng khám Vigor Health có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc chăm sóc, thăm khám sức khỏe và chữa bệnh. Cơ sở vật chất hoàn toàn tự động dựa trên hệ thống Hitachi và nằm trong TOP 6 phòng khám đạt chuẩn chất lượng trong đợt kiểm tra năm 2019 của Sở Y Tế TP.HCM. Đội ngũ bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm sẽ thăm khám và điều trị nhanh chóng, kịp thời các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh đau mắt đỏ.

Phòng khám Chuyên khoa Mắt – BS CKII. Lê Hồng Hà

Phòng khám Mắt BS.CKII Lê Hồng Hà được thành lập vào năm 2016 tọa lạc tại quận Phú Nhuận, TPHCM là một trong những địa điểm đáng tin cậy trong các phòng khám điều trị nhãn khoa trong đó bao gồm tư vấn khám chữa bệnh đau mắt đỏ.

Phòng khám Chuyên khoa Mắt Thu Ba

Phòng khám mắt Bác Sĩ Thu Ba do Bác sĩ Huỳnh Thị Thu Ba, nguyên Trưởng Khoa Mắt bệnh viện An Sinh từ năm 2006 đến năm 2019 với hơn 30 năm kinh nghiệm trực tiếp chữa và khám mắt cho bệnh nhân. Phòng khám đặc biệt chuyên điều trị về các bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) cho các bệnh nhân từ trẻ em đến người lớn.

Bệnh viện Mắt Thành Phố Hồ Chí Minh

Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay là trung tâm đầu ngành về nhãn khoa của khu vực và cả nước với chức năng khám, điều trị các bệnh lý về mắt cho người dân thành phố Hồ Chí Minh và toàn khu vực phía Nam. Để đảm bảo tiết kiệm và hiệu quả, bệnh viện mắt là nơi uy tín được nhiều bệnh nhân đau mắt đỏ lựa chọn điều trị.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Được thành lập vào năm 2004 với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm cùng cơ sở vật chất, thiết bị y khoa hiện đại. Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã trở thành lựa chọn tin cậy của gia đình Việt trên khắp cả nước trong việc khám, điều trị, phục hồi và chăm sóc sức khỏe đôi mắt. Bệnh nhân có thể tìm đến bệnh viện để được tư vấn, điều trị bệnh đau mắt đỏ nhanh chóng và hiệu quả.

Bệnh viện Mắt Hà Nội

Bệnh viện Mắt Hà Nội ở địa chỉ số 37 Hai Bà Trưng, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Là bệnh viện chuyên khoa đầu ngành Mắt của thành phố Hà Nội có chức năng khám điều trị các bệnh lý về mắt bao gồm bệnh đau mắt đỏ. Bệnh viện hiện đang áp dụng các kỹ thuật tiên tiến để phục vụ người bệnh đến khám và điều trị thành công cho hơn 2,1 triệu khách hàng.

Tại sao đau mắt đỏ nên đeo kính?

Đau mắt đỏ đeo kính gì là một trong những thắc mắc phổ biến của những người đang mắc bệnh. Nhưng liệu rằng lý do tại sao nên đeo kính thì chắc hẳn không nhiều người biết. Dưới đây là những lợi ích mà người bệnh nhận được khi sử dụng kính như:

Giúp mắt dễ chịu khi tiếp xúc với ánh sáng

Khi mắc bệnh đau mắt đỏ, mắt sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Lúc này, mắt có tình trạng khó chịu và đau nhức khi tiếp xúc với ánh sáng. Việc đeo kính, nhất là kính râm, có hiệu quả giúp mắt tránh các tia sáng chiếu trực tiếp vào mắt và giảm bớt sự khó chịu.

Bảo vệ mắt trước các tác nhân môi trường, tránh bị nhiễm trùng

Việc đeo kính như là tấm chắn ngăn chặn mắt tiếp xúc với các tác nhân có hại từ môi trường như khói, bụi, vi sinh vật,… Điều này giúp bảo vệ mắt vốn đang bị tổn thương khỏi tình trạng viêm và nhiễm trùng nặng hơn. Qua đó rút ngắn thời gian khỏi bệnh và hạn chế khả năng tái nhiễm.

Giảm khả năng lây từ mắt bệnh sang mắt lành

Kính mắt là một dụng cụ ngăn cản việc chạm và dụi mắt liên tục của người bệnh. Việc dụi mắt có thể khiến tay người đó dính phải vi khuẩn hoặc virus, từ đó mắt bị bệnh sẽ lan sang mắt lành làm cả hai mắt cùng bị đau. Ngoài ra, người bệnh khi chạm vào mắt sau đó chạm vào các đồ vật khác sẽ dễ lây cho người vô tình tiếp xúc chúng.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị đau mắt đỏ:

Bị đau mắt đỏ đeo kính gì?

Bị đau mắt đỏ đeo kính gì sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh và nhu cầu của từng bệnh nhân.

Kính thuốc

Đối với người bệnh có tật khúc xạ mắt như cận thị, viễn thị hay loạn thị thì kính thuốc vẫn được ưu tiên sử dụng để mắt được điều chỉnh thị lực. Điều này cho phép thị giác của họ có thể nhìn thấy rõ như bình thường đồng thời không để cho mắt tự điều tiết gây khô, mỏi mắt, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục bệnh.

Bên cạnh đó, kính thuốc cũng đóng vai trò là vật cản bảo vệ mắt cũng như hạn chế tình trạng vô thức dụi mắt ở bệnh nhân đau mắt đỏ.

Kính bảo hộ

Một số bệnh nhân có thị lực tốt và không có hiện tượng sợ ánh sáng thì kính bảo hộ có thể được lựa chọn để ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho mắt khi hoạt động ngoài trời.

Kính râm

Kính râm có ưu điểm tạo sự thoải mái và bảo vệ mắt chống lại ánh sáng chiếu trực tiếp. Một số kính râm sử dụng thấu kính quang sắc, là chất cản quang, tránh mắt bị ảnh hưởng khi gặp tia UV gây hại cho mắt. Ngoài ra, kính râm có thể tạo thẩm mỹ cho người sử dụng khi triệu chứng đau mắt đỏ khiến cho người bệnh cảm thấy mắt họ không bình thường.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị đau mắt đỏ:

Tại sao đau mắt đỏ phải đeo kính râm?

Đối với những người nhạy cảm với ánh sáng, đeo kính râm có thể giúp giảm đau nhức và khó chịu mắt do chúng làm dịu ánh sáng đi vào mắt. Bên cạnh đó, sử dụng kính râm có thể bảo vệ mắt khỏi các tia cực tím gây hại từ mặt trời.

Đặc điểm của một chiếc kính râm tốt

Kính râm có nhiều hình dạng và kiểu dáng khác nhau cũng như có nhiều loại tròng kính chống nắng khác nhau, bao gồm kính tráng gương, phân cực và nhiều màu. Kính râm sử dụng cho bệnh nhân đau mắt đỏ nên có các tính năng sau:

  • Có khả năng chống tia cực tím (ngăn chặn tia UVA và UVB)
  • Có kích thước, màu sắc và gọng kính phù hợp gương mặt
  • Chất liệu và chất lượng của gọng kính và tròng kính tốt
  • Lớp thấu kính chống trầy xước và chống phản chiếu.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị đau mắt đỏ:

Một số lưu ý khi chọn kính cho bệnh nhân đau mắt đỏ

Khi chọn kính mắt cho bệnh nhân bị đau mắt đỏ (viêm kết mạc), có một số yếu tố cần cân nhắc như:

  • Tránh đeo kính áp tròng: Nên tránh đeo kính áp tròng nếu bạn bị đau mắt đỏ do chúng có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng hơn hoặc kéo dài quá trình khỏi bệnh. Thay vào đó, hãy đeo kính mắt bên ngoài để kính không tiếp xúc trực tiếp với mắt đang tổn thương.
  • Sử dụng mắt kính chất lượng, vệ sinh tốt: Chọn kính mắt chính hãng, uy tín để chất liệu kính không gây thêm kích ứng lên mắt, đồng thời nên lau chùi và khử trùng kính trước khi đeo.
  • Chọn mắt kính có kích cỡ vừa vặn che kín mắt: Việc đảm bảo kính vừa vặn, thoải mái giúp cho mắt được dễ chịu đồng thời giữ được kính che chắn mắt ổn định, tránh các yếu tố lạ xâm nhập vào mắt.
  • Chọn tròng kính phù hợp: Ưu tiên lựa chọn tròng kính tối màu và có khả năng ngăn chặn tia UV. Điều này tránh trường hợp ánh sáng gây đau nhức và chói mắt.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị đau mắt đỏ:

Đeo kính mắt có phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ?

Trái ngược với suy nghĩ của nhiều người, việc đeo kính mắt không thể giúp phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ. Các tác nhân gây nhiễm trùng mắt có thể tồn tại trên các bề mặt trong thời gian dài. Điều này khiến mọi người dễ dàng bị lây nhiễm khi vô tình tiếp xúc với chúng hoặc dịch tiết của người bệnh.

Bị đau mắt đỏ cần lưu ý những gì?

Mặc dù rất dễ lây nhưng đau mắt đỏ thường không phải là một tình trạng nghiêm trọng. Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ từ nhẹ đến trung bình đều có khả năng tự khỏi.

Việc điều trị đau mắt đỏ thường tập trung vào việc giảm nhẹ triệu chứng. Với trường hợp đau mắt đỏ do vi khuẩn, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh để rút ngắn thời gian mắc bệnh và giảm nguy cơ lây nhiễm sang người khác.

Một số biện pháp có thể cải thiện tình trạng bệnh và ngăn ngừa lây bệnh được áp dụng như là:

  • Tuân thủ các hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ sau khi được chẩn đoán xác định bệnh.
  • Không chạm tay hay dụi vào mắt, nhất là mắt đang bị nhiễm trùng.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi ho, hắt hơi hoặc sau khi nhỏ thuốc nhỏ mắt đỏ.
  • Rửa sạch các chất dịch chảy ra từ mắt hai lần một ngày bằng bông gòn mới.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân như đồ trang điểm, khăn tắm, cốc nước,…
  • Có thể chườm mát cho mắt khi có các triệu chứng phù nề sưng tấy mắt.
  • Không trang điểm mắt hoặc sử dụng kính áp tròng cho đến khi hết hoàn toàn bệnh đau mắt đỏ.

Đặt lịch hẹn khám và điều trị đau mắt đỏ:


Câu hỏi thường gặp

Có nên đeo kính bảo hộ khi bị đau mắt đỏ không?

Khi bị đau mắt đỏ, bạn nên đeo kính bảo hộ cho mắt. Điều này có thể giúp bảo vệ mắt khi hoạt động ngoài trời, ngăn ngừa gió, bụi và các tác nhân gây bệnh khác, tránh trường hợp tình trạng bệnh nặng hơn. Bên cạnh đó, một số loại tròng kính có khả năng chống chói mắt hoặc chống tia UV mặt trời giúp mắt cảm thấy dễ chịu hơn.

Có thể đeo kính áp tròng khi bị đau mắt đỏ không?

Không nên đeo kính áp tròng khi bị đau mắt đỏ do kính áp tròng có thể làm tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn và kéo dài quá trình lành vết thương.
Kính áp tròng có thể tạo cơ hội cho vi khuẩn, virus hoặc chất gây dị ứng tiếp xúc lên bề mặt mắt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng hoặc kích ứng thêm. Ngoài ra, chúng có thể gây nặng thêm các triệu chứng của bệnh như tăng mẩn đỏ, ngứa hoặc khó chịu.

Sau bao lâu viêm kết mạc có thể đeo kính áp tròng?

Thời điểm có thể đeo lại kính áp tròng sau khi bị đau mắt đỏ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng bệnh của mỗi người.
Nhìn chung, bạn nên đợi cho đến khi các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ khỏi hoàn toàn trước khi đeo lại, thông thường có thể mất từ ​​​​vài ngày đến vài tuần.
Điều quan trọng là cần phải làm sạch và khử trùng kính áp tròng đúng cách trước khi sử dụng, đảm bảo không có mầm bệnh hoặc các chất dị ứng tiềm ẩn dính trên kính. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến ​​​​của bác sĩ để được đánh giá tình trạng cụ thể và đưa ra các hướng dẫn phù hợp. 


Hy vọng qua bài viết này, mọi người sẽ có thêm thông tin cụ thể, chính xác về thắc mắc bệnh đau mắt đỏ đeo kính gì. Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sĩ và các nguồn tin cậy trong và ngoài nước.vTuy nhiên, Doctor có sẵn khuyến khích mọi người tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để được tư vấn cụ thể hơn.

Contact Me on Zalo