Dị ứng sưng mắt làm mắt bạn ngứa, đỏ, sưng đau và chảy nước mắt. Những triệu chứng này tuy không quá nặng nề và có thể tự hết nếu bạn tránh xa các nguyên nhân gây dị ứng, nhưng nó sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc của bạn. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về dị ứng sưng mắt.
Tóm tắt nội dung
- 1 Dị ứng sưng mắt là gì?
- 2 Dị ứng sưng mắt do nguyên nhân nào?
- 3 Triệu chứng của dị ứng mắt sưng
- 4 Biến chứng của dị ứng sưng mắt
- 5 Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị dị ứng sưng mắt?
- 6 Chẩn đoán dị ứng sưng mắt
- 7 Điều trị dị ứng sưng mắt như thế nào?
- 8 Tôi bị dị ứng thuốc sưng mắt phải làm sao?
- 9 Các biện pháp hạn chế dị ứng sưng mắt
Dị ứng sưng mắt là gì?
Dị ứng mí mắt là sự sưng phù nề của một hoặc cả hai mí mắt trên và dưới, ở một hoặc cả hai mắt. Đó là do chất lỏng tích tụ hoặc viêm trong các mô mỏng manh xung quanh mắt. Mí mắt bị sưng do tích tụ chất lỏng hoặc ‘giữ nước’ cũng có thể được gọi là mắt sưng húp hoặc mí mắt sưng húp.
Dị ứng sưng mắt do nguyên nhân nào?
Một loạt các bệnh, rối loạn và tình trạng từ nhẹ đến nghiêm trọng đều có thể dẫn đến sưng mí mắt. Sưng mắt có thể do những nguyên nhân vô hại như khóc nhiều, cọ xát hoặc nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, chấn thương và ung thư. Nhưng nguyên nhân phổ biến nhất của sưng mắt là do tiếp xúc trực tiếp với chất gây dị ứng.
Các tác nhân gây dị ứng sưng mắt mắt thường gặp là:
- Các chất gây dị ứng ngoài trời, chẳng hạn như phấn hoa từ cỏ, cây và cỏ dại gây sốt cỏ khô.
- Các chất gây dị ứng trong nhà, chẳng hạn như lông thú cưng, mạt bụi và nấm mốc.
- Chất kích ứng, chẳng hạn như khói thuốc lá, nước hoa và khí thải diesel.
Ngoài nhũng tác nhân gây dị ứng trên, dị ứng với thức ăn, thuốc hoặc ong đốt là những trường hợp thường gặp gây dị ứng sứng mắt.
Triệu chứng của dị ứng mắt sưng
Dị ứng sưng mắt sẽ bao gồm các triệu chứng:
- Sưng mí mắt một hoặc cả 2 mí, ở một hoặc hai bên mắt.
- Đỏ mắt. Ngứa mắt. Đau mắt. Cay mắt.
- Chảy nước mắt.
- Nhạy cảm với ánh sáng.
- Kèm theo các triệu chứng toàn thân như hắt xì, chảy nước mũi, nổi mẫn da.

Biến chứng của dị ứng sưng mắt
Các biến chứng liên quan đến sưng mí mắt có thể tiến triển và thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân. Vì sưng mí mắt có thể do các bệnh lý nghiêm trọng, nếu không tìm cách điều trị có thể biến chứng và tổn thương vĩnh viễn. Còn nguyên nhân dị ứng thường sẽ tự giới hạn và hồi phục hoàn toàn sau vài ngày. Hãy đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Khi nào bạn nên đến gặp bác sĩ để điều trị dị ứng sưng mắt?
Trong một số trường hợp, sưng mí mắt là triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng cần được chuyên gia y tế đánh giá ngay lập tức.
- Mất thị lực đột ngột
- Sưng mí mắt sau chấn thương đầu
- Các triệu chứng phản vệ, có thể bao gồm sưng lưỡi, môi hoặc miệng; ngứa; khó thở, thở khò khè
- Sốt cao (hơn 38,5 độ C)
Chẩn đoán dị ứng sưng mắt
Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán dị ứng mắt thông qua hỏi kĩ tiền sử bệnh và khám lâm sàng.
Bác sĩ sẽ khai thác thời điểm xuất hiện cũng như diễn tiến của các triệu chứng, qua đó khám vùng mắt để đánh giá mức độ của bệnh. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể cần thêm một số xét nghiệm dị ứng để chẩn đoán xác định, như là:
- Xét nghiệm chích da để xác định cụ thể chất gây dị ứng đã gây ra các triệu chứng của bạn. Bác sĩ sẽ chích và đưa vào một lượng nhỏ các loại chất dị ứng vào các vùng da khác nhau. Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ chất nào trong số đó, vùng tại chỗ da bị chích sẽ bị mẩn đỏ, sưng tấy và ngứa trong vòng 15 đến 20 phút.
- Xét nghiệm máu đo IgE, là một loại kháng thể có liên quan đến hầu hết các trường hợp dị ứng. Nồng độ IgE tăng cao tuy không thể giúp xác định được tác nhân gây dị ứng, nhưng có thể giúp xác định các triệu chứng của bạn liên quan đến dị ứng hơn là nhiễm trùng.
Điều trị dị ứng sưng mắt như thế nào?
Bạn có thể điều trị hầu hết các trường hợp sưng mắt dị ứng bằng các biện pháp đơn giản tại nhà, chẳng hạn như chườm mát để thỉnh thoảng sưng và đỏ mắt. Tuy nhiên, bạn nên đi khám bác sĩ kịp thời nếu mắt bị sưng đột ngột, nghiêm trọng, kéo dài hoặc tái đi tái lại, đặc biệt là xuất hiện các triệu chứng thay đổi thị lực.
Đối với sưng mí mắt do dị ứng như dị ứng theo mùa hoặc dị ứng động vật, hãy thử các biện pháp khắc phục tại nhà và không kê đơn sau:
- Uống thuốc kháng histamine hoặc một loại thuốc dị ứng khác.
- Nhẹ nhàng rửa mắt và vùng xung quanh bằng nước muối vô trùng (không chứa chất bảo quản, dùng một lần).
- Chườm mát và kê cao đầu nghỉ ngơi.
Ngoài ra, tránh dụi mắt tốt nhất có thể, vì dụi mắt sẽ chỉ khiến tình trạng sưng tấy trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến mù tạm thời. Đối với tình trạng sưng mắt kéo dài và không biến mất, hãy đến gặp bác sĩ.

Tôi bị dị ứng thuốc sưng mắt phải làm sao?
Nhiều người lo rằng bản thân bị dị ứng thuốc làm sưng mắt, khi đến bệnh viện sẽ làm tình trạng trầm trọng hơn do các loại thuốc được kê. Nhưng bạn đừng quá lo lắng vì việc điều tị dị ứng sưng mắt do thuốc không quá khó khăn.
Nếu bạn đã chắc chắc mình bị dị ứng với loại thuốc nào thì hãy báo với bác sĩ để có được những điều trị an toàn và thích hợp.
Nếu không rõ loại thuốc nào, bác sĩ sẽ sử dụng các phương pháp thử thuốc như xét nghiệm chích da để tìm ra tác nhân khiến bạn bị dị ứng.
Các biện pháp hạn chế dị ứng sưng mắt
Biện pháp tốt nhất để điều trị dị ứng đó là hạn chế tiếp xúc với các tác nhân dị ứng kể trên (như là cây cỏ, lông thú cưng, mạt bụi nhà, khỏi thuốc lá,…)
- Hạn chế ra ngoài và đặc biệt là không đi dã ngoại công viên vào mùa phấn hoa và những ngày mưa gió, sau cơn giông.
- Hút bụi thường xuyên đầu tư vào cân nhắc đầu tư máy lọc không khí trong nhà
- Đeo kính râm, khẩu trang, mang theo khăn giấy khi ra ngoài. Tắm và giặt đồ kĩ khi về đến nhà. Nhẹ nhàng rửa sạch mắt bằng nước.
- Không đeo kính áp tròng cho đến khi hết sưng mí mắt v ì bạn có thể bị dị ứng với chất liệu kính áp tròng và dung dịch bảo quản.
- Nếu không thể tránh khỏi việc tiếp xúc các tác nhân dị ứng, hãy phòng ngừa dị ứng bằng cách đeo kính bảo hộ và khẩu trang, uống các loại thuốc chống dị ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://www.healthgrades.com/right-care/eye-health/eyelid-swelling