Lẹo mắt có tự khỏi không? Nguyên nhân và cách điều trị tại nhà

Lẹo mắt là tình trạng phổ biến gây sưng đau ở mí mắt, thường do nhiễm trùng tuyến bã hoặc nang lông mi. Nhiều người thắc mắc liệu lẹo mắt có tự khỏi không và làm thế nào để điều trị hiệu quả tại nhà. Hãy cùng Docosan tìm hiểu chi tiết cách điều trị lẹo mắt trong bài viết dưới đây nhé!

Lẹo mắt là gì?

Lẹo mắt là một bệnh lý nhiễm trùng tại mắt
Lẹo mắt là một bệnh lý nhiễm trùng tại mắt

Lẹo mắt là một dạng viêm nhiễm cục bộ ở mí mắt, thường xảy ra tại tuyến bã nhờn hoặc nang lông mi, gây sưng đỏ và đau nhức. Đây là một bệnh lý mắt phổ biến nhưng không quá nguy hiểm nếu được chăm sóc đúng cách. Ngược lại, nếu không điều trị kịp thời có thể gây biến chứng và ảnh hưởng thẩm mỹ của mắt. Nguyên nhân gây lẹo mắt thường gặp:

  • Nhiễm trùng: Tác nhân gây bệnh thường gặp là vi khuẩn Staphylococcus aureus.
  • Vệ sinh mắt kém: Không thường xuyên vệ sinh mắt hoặc dụi mắt, chạm vào mắt khi tay còn bẩn, chưa vệ sinh tay.
  • Ô nhiễm: Tiếp xúc thường xuyên với môi trường bẩn như nguồn nước bẩn, nhiều khói bụi,… có thể gây lẹo mắt.

Các dấu hiệu lẹo mắt bạn cần lưu tâm:

  • Sưng đỏ một vùng nhỏ ở mí mắt.
  • Đau nhức, khó chịu khi chớp mắt hoặc sờ vào vùng sưng.
  • Có thể xuất hiện mủ tại trung tâm vùng lẹo.

Cách điều trị lẹo mắt tại nhà hiệu quả

Áp dụng các biện pháp điều trị lẹo mắt tại nhà giúp giảm biến chứng
Áp dụng các biện pháp điều trị lẹo mắt tại nhà giúp giảm biến chứng

Điều trị lẹo mắt tại nhà hiệu quả giúp lẹo mắt nhanh khỏi, hạn chế các biến chứng và tránh cho tình trạng nhiễm trùng nặng thêm. Các biện pháp điều trị hiệu quả bao gồm chườm ấm, vệ sinh mắt sạch sẽ và tránh chạm tay vào mắt để ngăn nhiễm trùng lan rộng. Chườm ấm vùng lẹo mắt Với phương pháp chườm ấm bạn cần chuẩn bị khăn sạch thấm nước ấm (không nên sử dụng nước quá nóng). Chườm nhẹ khăn ấm lên vùng lẹo 10-15 phút, 3-4 lần/ngày đến khi tình trạng nhiễm trùng khỏi hẳn. Vệ sinh mắt hàng ngày Sử dụng nước muối sinh lý hoặc dung dịch rửa mắt dịu nhẹ để vệ sinh mắt hàng ngày, đặc biệt sau khi tiếp xúc với khói bụi. Bạn cần lưu ý tránh dụi mắt hoặc chạm tay vào vùng lẹo mắt để tránh làm vỡ tổn thương, nặng thêm tình trạng nhiễm trùng. Không nặn lẹo mắt Việc nặn lẹo mắt có thể gây chảy máu, làm nhiễm trùng lan rộng, nguy cơ nhiễm thêm các tác nhân gây bệnh khác. Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ Việc sử dụng thuốc kháng sinh dạng nhỏ giọt, bôi, uống hay thoa đều cần có sự chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tránh tự ý điều trị vì có thể làm tình trạng lẹo mắt nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, bạn cần phải thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán, lựa chọn phác đồ điều trị phù hợp. Bệnh viện Mắt Sài Gòn với đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm là một sự lựa chọn phù hợp.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi xuất hiện các dấu hiệu đáng lưu ý bạn cần thăm khám bác sĩ ngay
Khi xuất hiện các dấu hiệu đáng lưu ý bạn cần thăm khám bác sĩ ngay

Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ lẹo mắt bạn cần thăm khám bác sĩ ngay. Nếu tình trạng lẹo kéo dài trên 2 tuần, gây đau nhiều hay ảnh hưởng đến thị lực bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để được đánh giá, điều chỉnh bổ sung thuốc nếu cần. Các dấu hiệu người bệnh cần lưu ý:

  • Vùng lẹo mắt sưng đau kéo dài hoặc lan rộng.
  • Sốt hoặc nổi các hạch bạch huyết thường gặp hạch cổ, hạch dưới cằm, hạch nách,…
  • Thị lực giảm hoặc vùng lẹo không đáp ứng với biện pháp điều trị, chăm sóc tại nhà.

Trong một số trường hợp lẹo mắt nghiêm trọng, người bệnh được cho nhập viện để theo dõi. Các biện pháp can thiệp có thể áp dụng:

  • Rạch dẫn lưu lẹo nếu cần.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh đặc hiệu cho từng loại tác nhân hoặc kháng viêm.

Cách phòng ngừa lẹo mắt tái phát

Vệ sinh mắt sạch sẽ giúp phòng ngừa lẹo mắt hiệu quả
Vệ sinh mắt sạch sẽ giúp phòng ngừa lẹo mắt hiệu quả

Phòng ngừa lẹo mắt bằng cách vệ sinh mắt sạch sẽ, không dùng chung đồ cá nhân và tránh dụi mắt khi tay bẩn. Giữ vệ sinh mắt Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi chạm vào mắt. Vệ sinh vùng mắt mỗi ngày, đặc biệt sau khi tiếp xúc với khói bụi hoặc khi tẩy lớp trang điểm. Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân Các vật dụng như khăn mặt, kính mắt, đồ trang điểm nên chỉ dùng cho từng cá nhân, tránh dùng chung đặc biệt với người đang mắc các bệnh về mắt. Hạn chế tác nhân gây kích ứng Môi trường bụi bẩn, các loại hóa chất độc hại đều có thể gây viêm nhiễm, làm tăng nguy cơ mắc phải lẹo mắt.

Xem thêm

  1. Lẹo mắt: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị
  2. Mẹo chữa lẹo mắt cột chỉ an toàn, hiệu quả ngay tại nhà và các lưu ý
  3. Các bệnh về mắt ở trẻ em thường gặp hiện nay ba mẹ cần chú ý

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Lẹo mắt bao lâu thì khỏi?

Thông thường lẹo mắt tự khỏi trong 1-2 tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Thời gian hồi phục phụ thuộc vào quá trình chăm sóc, tuân thủ các nguyên tắc điều trị.

Có nên bôi thuốc mỡ kháng sinh cho lẹo mắt?

Việc sử dụng kháng sinh loại nào, thời gian bao lâu,… hoàn toàn do bác sĩ chỉ định, người bệnh cần tuân theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ để có thể khỏi bệnh nhanh nhất, tránh kích ứng và biến chứng.

Lẹo mắt có lây không?

Lẹo mắt có nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn, do đó bệnh hoàn toàn có thể lây truyền nếu không giữ vệ sinh cá nhân tốt, đặc biệt nếu dùng chung vật dụng cá nhân sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. Nhận biết sớm các dấu hiệu của lẹo mắt giúp phát hiện sớm và điều trị bệnh hiệu quả. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!


Nguồn tham khảo:

1. Stye (Hordeolum) – Mayo Clinic  

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/
  • Ngày tham khảo: 19/01/2025

2. Stye – National Eye Institute

  • Link tham khảo: https://www.nei.nih.gov/
  • Ngày tham khảo: 19/01/2025