Mỏi mắt – Eye strain là gì? Cách chăm sóc mắt cho người làm văn phòng


Mỏi mắt đã trở thành một vấn đề phổ biến, đặc biệt với người làm việc trong môi trường tiếp xúc lâu dài với màn hình thiết bị điện tử. Tình trạng này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến hiệu suất công việc và sức khỏe. Vì vậy, hãy cùng Docosan tìm hiểu rõ về nguyên nhân mỏi mắt và các cách chăm sóc, bảo vệ đôi mắt qua bài viết dưới đây.

Mỏi mắt – Eye strain là gì?

mỏi mắt là gì? Đây là một tình trạng phổ biến xảy ra khi mắt cảm thấy mệt mỏi do phải hoạt động liên tục với cường độ cao
Mỏi mắt là gì? Đây là một tình trạng phổ biến xảy ra khi mắt cảm thấy mệt mỏi do phải hoạt động liên tục với cường độ cao

Mỏi mắt (Eyestrain) là gì? Đây là một tình trạng phổ biến xảy ra khi mắt cảm thấy mệt mỏi do phải hoạt động liên tục với cường độ cao như khi lái xe đường dài hoặc nhìn vào màn hình máy tính và các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài.

Mặc dù mỏi mắt có thể gây khó chịu, nhưng hầu hết các trường hợp không quá nghiêm trọng và sẽ cải thiện khi bạn để mắt nghỉ ngơi hoặc áp dụng các bài tập giảm bớt căng thẳng cho mắt. Mặt khác, đôi khi triệu chứng mỏi mắt có thể là dấu hiệu sớm của một vấn đề sức khỏe về mắt cần được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Triệu chứng, dấu hiệu của Mỏi mắt là gì?

Triệu chứng của mỏi mắt là gì? Thường là khô mắt, đau, nóng rát hoặc chảy nước mắt nhiều
Triệu chứng của mỏi mắt là gì? Thường là khô mắt, đau, nóng rát hoặc chảy nước mắt nhiều

Các triệu chứng của mỏi mắt thường rất dễ nhận biết và gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số dấu hiệu phổ biến mà bạn có thể gặp phải:

  • Mắt đau, mỏi, nóng rát hoặc cảm giác ngứa ngáy.
  • Mắt bị khô hoặc chảy nước mắt nhiều.
  • Nhìn mờ hoặc thỉnh thoảng thấy hình ảnh bị nhân đôi.
  • Đau đầu, mỏi cổ, vai hoặc lưng.
  • Mắt nhạy cảm hơn với ánh sáng.
  • Gặp khó khăn trong việc cố định mắt tập trung.
  • Cảm giác nặng nề, như không thể giữ mắt mở được.

Nếu bạn thường xuyên cảm thấy những triệu chứng này, rất có thể mắt bạn đang bị căng thẳng hoặc làm việc quá sức, vậy nên việc điều chỉnh thói quen sử dụng mắt là điều cần thiết.

Nguyên nhân gây mỏi mắt

Nhìn vào màn hình của các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài
Nguyên nhân thường là nhìn vào màn hình của các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài

Triệu chứng mỏi mắt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau liên quan đến việc mắt phải hoạt động căng thẳng trong thời gian dài, bao gồm:

  • Nhìn vào màn hình của các thiết bị kỹ thuật số trong thời gian dài.
  • Đọc sách hoặc tài liệu mà không nghỉ ngơi để mắt thư giãn.
  • Lái xe đường dài hoặc thực hiện các công việc đòi hỏi sự tập trung và nhìn liên tục trong một khoảng thời gian dài.
  • Tiếp xúc với ánh sáng chói hoặc ánh sáng quá mạnh.
  • Cố gắng nhìn trong điều kiện ánh sáng yếu hay quá mạnh (chói)
  • Mắc những bệnh lý về mắt như khô mắt hoặc tật khúc xạ (cận, viễn, loạn thị)
  • Tình trạng căng thẳng hoặc mệt mỏi kéo dài.
  • Tư thế ngồi không đúng khi làm việc.
  • Cách bố trí bàn làm việc không phù hợp.
  • Không khí khô, thiếu độ ẩm như từ quạt, hệ thống sưởi hoặc máy lạnh.

Các biện pháp giúp cải thiện mỏi mắt

Sau đây là một số biện pháp đơn giản và dễ làm mà bạn có thể áp dụng ngay để giúp ngăn ngừa mỏi mắt, bảo vệ sức khỏe đôi mắt của mình:

Áp dụng quy tắc 20-20-20

Để giảm mỏi mắt, hãy tham khảo quy tắc 20-20-20
Để giảm mỏi mắt, hãy tham khảo quy tắc 20-20-20

Khi bạn tập trung vào một hoạt động trong thời gian dài mà không nghỉ, mắt sẽ trở nên căng thẳng. Để giảm mỏi mắt, hãy tham khảo quy tắc 20-20-20:

  • Cứ sau mỗi 20 phút, hãy ngừng nhìn vào màn hình hoặc công việc bạn đang làm.
  • Nhìn vào một vật ở khoảng cách 20 feet (khoảng 6 mét) .
  • Duy trì việc nhìn trong ít nhất 20 giây.

Ngoài ra, hãy dành ra vài giờ mỗi ngày để ngừng các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao độ, như làm việc với màn hình hay lái xe, và thay vào đó thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng cho mắt, chẳng hạn như đi dạo ngoài trời trong ánh sáng tự nhiên.

Giữ khoảng cách đúng với màn hình

Giữ khoảng cách đúng với màn hình
Giữ khoảng cách đúng với màn hình

Khoảng cách nhìn màn hình kỹ thuật số cũng đóng vai trò hỗ trợ giảm thiểu tình trạng mỏi mắt khi phải tập trung thời gian dài:

  • Giữ khoảng cách an toàn cho mắt và màn hình ít nhất 1 cánh tay (khoảng 60cm).
  • Đặt màn hình thiết bị ở ngang tầm mắt hoặc thấp hơn (điện thoại, máy tính bảng) để giảm áp lực lên cổ và mắt.
  • Tăng kích thước chữ trên màn hình nếu thấy chữ quá nhỏ và phải căng mắt để đọc.

Điều chỉnh ánh sáng phù hợp

Việc tối ưu ánh sáng (không quá chói hay mờ) có thể cải thiện tình trạng mỏi mắt bằng cách:

  • Khi đọc sách hoặc làm việc, sử dụng ánh sáng từ sau lưng và chiếu trực tiếp lên sách hoặc thiết bị của bạn để giảm phản chiếu.
  • Giảm độ sáng của đèn khi xem tivi để giảm áp lực lên mắt.
  • Điều chỉnh độ sáng màn hình vừa đủ, tránh chói mắt hay quá mờ.
  • Nếu ánh sáng chói làm phiền, bạn có thể sử dụng rèm che cửa sổ hoặc các bộ lọc chống chói cho màn hình kỹ thuật số.

Sử dụng thuốc nhỏ mắt

Khi tập trung nhìn màn hình, số lần chớp mắt của bạn giảm đi, dẫn đến mắt bị khô và khó chịu. Bạn có thể tham khảo sử dụng một số nước mắt nhân tạo để bôi trơn lại độ ẩm và giảm khô mắt khi hoạt động trong thời gian dài.

Ngoài ra, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng các loại thuốc nhỏ mắt có các thành phần giảm đau rát vì có nguy cơ khô mắt hơn.

Kiểm tra không khí

Không khí khô hoặc bị ô nhiễm cũng làm mắt dễ bị kích ứng. Bạn có thể cải thiện môi trường nhìn qua cách sử dụng máy tạo độ ẩm để tăng độ ẩm cho không khí và hạn chế sử dụng điều hòa nhiệt độ hoặc quạt thổi trực tiếp vào mặt. Ngoài ra, bạn có thể nghỉ ngơi sau tầm 30 phút làm việc bằng cách đến vị trí có không khí dễ chịu hơn để mắt nghỉ ngơi.

Đeo kính mắt phù hợp

Bạn có thể tham khảo một số loại kính hỗ trợ giảm thiểu tác động ánh sáng thiết bị điện tử có hại cho mắt
Bạn có thể tham khảo một số loại kính hỗ trợ giảm thiểu tác động ánh sáng thiết bị điện tử có hại cho mắt

Nếu sử dụng mắt thường xuyên trong thời gian dài, bạn có thể tham khảo một số loại kính hỗ trợ giảm thiểu tác động ánh sáng thiết bị điện tử có hại cho mắt. Hiện nay, một số loại kính có tròng lọc ánh sáng xanh hoặc lớp chống tia UV giúp tạo cảm giác thoải mái khi làm việc hoặc giảm thời gian đeo kính áp tròng để mắt được nghỉ ngơi tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn hãy định kỳ tái khám theo dõi sức khỏe mắt ít nhất 6 tháng/lần ở các bệnh viện về mắt uy tín như bệnh viện Mắt Sài Gòn để có thể phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về mắt như tật khúc xạ,…Ngoài ra, khi bạn thường xuyên bị mỏi mắt, có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ nhãn khoa để kiểm tra xem bạn có cần kính đặc biệt hay không.

Tăng số lần chớp mắt

Khi bạn làm việc trước màn hình máy tính sẽ gây thói quen chớp mắt ít hơn. Điều này khiến mắt bị khô, gây khó chịu và căng thẳng. Bên cạnh nhỏ mắt, hãy cố gắng nhớ chớp mắt thường xuyên hơn khi làm việc với thiết bị điện tử. Vì khi chớp mắt bạn đã giúp mắt bôi trơn và tránh bị khô rát mắt khi nhìn lâu.

Một số câu hỏi liên quan

Những yếu tố nguy cơ gây mỏi mắt là gì?

Mỏi mắt là tình trạng phổ biến, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ và khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn, bao gồm:

  • Làm việc với máy tính hoặc màn hình trong thời gian dài: Nguyên nhân chủ yếu là từ ánh sáng xanh, ánh sáng chói và việc mắt phải tập trung liên tục mà không nghỉ ngơi.
  • Thực hiện các công việc đòi hỏi mắt phải tập trung lâu dài: Các hoạt động phải tập trung cao độ trong thời gian dài, dẫn đến căng thẳng và mỏi mắt.
  • Tình trạng khô mắt sinh lý: Mắt ít chớp, ở trong môi trường ô nhiễm hoặc do lão hóa tuổi già sẽ khiến mắt dễ bị khô và gây mỏi mắt.
  • Các bệnh lý hoặc bất thường ở mắt mà bạn không tái khám đầy đủ như cơ mắt yếu, và tật khúc xạ mắt, lác mắt,….

Ánh sáng xanh có gây mỏi mắt không?

Không có bằng chứng khoa học khẳng định rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây tổn thương lâu dài đến mắt
Không có bằng chứng khoa học khẳng định rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây tổn thương lâu dài đến mắt

Nhiều người lo ngại rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị kỹ thuật số có thể gây ra mỏi mắt hoặc thậm chí tổn hại lâu dài cho đôi mắt. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học khẳng định rằng ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử gây tổn thương lâu dài đến mắt. Theo các chuyên gia nhãn khoa, ánh sáng xanh không phải là nguyên nhân gây mỏi mắt. Nguyên nhân gây mỏi mắt là kết quả của thói quen sử dụng màn hình kéo dài trong điều kiện không thích hợp và chưa có biện pháp nghỉ ngơi hiệu quả.

Kính lọc ánh sáng xanh có tác dụng giảm mỏi mắt không?

Mặc dù kính chống ánh sáng xanh đã trở nên phổ biến, nhất là với những người thường xuyên làm việc trước màn hình, nhưng các nghiên cứu và chuyên gia nhãn khoa khẳng định rằng ánh sáng xanh không phải là nguyên nhân trực tiếp gây mỏi mắt. Do đó, việc dùng kính chặn ánh sáng xanh hoặc bộ lọc ánh sáng xanh không phải là giải pháp hiệu quả để giảm mỏi mắt thay vào đó là hỗ trợ cải thiện cảm giác thoải mái cho mắt hơn.

Và để có thể được nắm rõ hơn về các loại kính hỗ trợ mắt, bạn có thể tham khảo một số bệnh viện uy tín về mắt như Bệnh viện Mắt Sài Gòn tại TP.HCM. Đây là một trong những cơ sở nhãn khoa đầu ngành của TP.HCM và cả khu vực phía Nam. Với công nghệ tiên tiến và đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm với hợp tác với nhiều bệnh viện quốc tế, bệnh viện sẽ cung cấp dịch vụ dịch vụ chăm sóc mắt đa dạng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc mắt cho cộng đồng.

Tóm lại, tình trạng mỏi mắt chủ yếu đến từ thói quen làm việc liên tục và môi trường sử dụng thiết bị màn hình chưa phù hợp. Để bảo vệ thị lực, bạn nên chú trọng nghỉ ngơi đúng cách, điều chỉnh tư thế làm việc và chăm sóc mắt thường xuyên. Hãy cùng Docosan tìm hiểu thêm qua nhiều bài viết tiếp theo nhé!

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

1. Eye Strain

  • Link tham khảo: https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21059-eye-strain
  • Nguồn tham khảo: 17/12/2024

2. 8 Tips to Prevent Eyestrain

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/eye-health/eye-strain
  • Nguồn tham khảo: 17/12/2024

3. Eyestrain

  • Link tham khảo: https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/eyestrain/symptoms-causes/syc-20372397
  • Nguồn tham khảo: 17/12/2024
Contact Me on Zalo