Sưng mí mắt dưới: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bác Sĩ Đoàn Hồng Dung
Tư vấn các Bệnh lý về mắt
Bác Sĩ Đoàn Hồng Dung
Phòng Khám Chuyên Khoa Mắt


Sưng mí mắt dưới là một tình trạng thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến mí mắt dưới bị sưng lên. Dù trong đa số trường hợp, tình trạng này không nguy hiểm, tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng khác. Do đó, hãy cùng Docosan tìm hiểu về chủ đề này qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân gây sưng mí mắt dưới

Thiếu ngủ

Thiếu ngủ hay rối loạn giấc ngủ sẽ làm giảm khả năng tái tạo tế bào và phục hồi của da. Khi không được nghỉ ngơi đầy đủ, da quanh mắt có thể bị tổn thương, dễ bị sưng và bọng mắt. Đồng thời, khi bạn thiếu ngủ, cơ thể không thể loại bỏ đủ chất thải và nước, dẫn đến việc giữ lại nước trong các mô, đặc biệt là ở khu vực quanh mắt. Điều này dễ khiến mí mắt dưới bị sưng lên. Tình trạng này sẽ diễn biến nhiều hơn nếu mất ngủ kéo dài đi kèm với những biểu hiện khác như stress, lo âu,…

Dị ứng

Sưng mắt do dị ứng thường kèm theo đỏ mắt và chảy nước mắt
Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân gây sưng mí mắt dưới

Các tác nhân như phấn hoa, bụi, lông động vật hoặc mỹ phẩm đều có thể gây dị ứng và khiến mí mắt dưới sưng lên. Khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng bằng cách giải phóng histamine. Histamine là một chất hóa học làm giãn mạch máu và tăng tính thấm của các mao mạch, gây tích tụ dịch và dẫn đến hiện tượng sưng.

Sưng mí mắt dưới do dị ứng thường đi kèm với những triệu chứng khác như: ngứa, đỏ mắt, chảy nước mắt không kiểm soát,…

Khóc nhiều

Khi bạn khóc, tuyến lệ sản xuất nhiều nước mắt hơn bình thường, dẫn đến tình trạng tích tụ nước mắt quanh mắt, đặc biệt là ở mí mắt dưới. Ngoài ra, khóc còn làm tăng lưu lượng máu và dịch lỏng trong cơ thể, có thể gây sưng và phồng mí mắt dưới. Tuy nhiên, tình trạng sưng mí mắt dưới do khóc thường chỉ là tạm thời và sẽ giảm dần sau khi bạn ngừng khóc và thư giãn.

Mệt mỏi

Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây sưng mí mắt dưới
Căng thẳng kéo dài là một trong những nguyên nhân gây sưng mí mắt dưới

Cảm giác mệt mỏi có thể gây căng thẳng, làm tăng sản xuất cortisol – hormone căng thẳng. Cortisol có thể làm tăng tích tụ chất lỏng trong cơ thể, trong đó có vùng mắt. Vì vậy, khi cơ thể mệt mỏi, đặc biệt là sau một đêm thiếu ngủ hoặc căng thẳng kéo dài, việc sưng mí dưới là một triệu chứng phổ biến và có thể giảm dần khi bạn nghỉ ngơi đầy đủ và thư giãn.

Viêm kết mạc

Viêm kết mạc (hay còn được gọi là đau mắt đỏ) xảy ra do nguyên nhân dị ứng, nhiễm trùng hoặc nhiễm virus. Đối với viêm kết mạc do virus, bệnh thường dễ lây qua đường hô hấp tuy nhiên không quá nguy hiểm và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Một số biểu hiện của bệnh bao gồm: Mí mắt dưới sưng, đỏ mắt, chảy nước mắt, và có thể kèm theo cảm giác cộm trong mắt. Viêm kết mạc do dị ứng thường kèm theo ngứa và chảy nước mũi.

Bệnh viêm mí mắt

Sưng mắt dưới do viêm mí mắt
Sưng mắt dưới do viêm mí mắt (lẹo)

Các trường hợp viêm mí mắt như chắp hay lẹo cũng khiến mí mắt dưới bị sưng lên. Nguyên nhân chủ yếu là do viêm hoặc nhiễm trùng tuyến bã nhờn và các nang lông dưới mi mắt. Bệnh nhân thường cảm thấy một cục u mềm, đau và đôi khi có mủ. Việc điều trị viêm mí mắt là quan trọng để tránh các biến chứng như nhiễm trùng nặng hơn, sẹo mí mắt hoặc ảnh hưởng đến thị lực.

Viêm xoang

Viêm xoang có thể gây tích tụ dịch trong xoang mắt dẫn đến sưng mắt dưới
Viêm xoang có thể gây tích tụ dịch trong xoang mắt dẫn đến sưng mắt dưới

Viêm xoang là tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng trong các xoang (khoang chứa không khí trong xương mặt và đầu), có thể ảnh hưởng đến các xoang mắt, gây sưng mí mắt dưới. Viêm xoang thường xảy ra do vi khuẩn và cần được điều trị sớm để tránh nhiễm trùng lan rộng.

Các triệu chứng kèm theo trong trường hợp này bao gồm: đau đầu, nghẹt mũi, có thể kèm theo sốt, mệt mỏi, và đau nhức xung quanh khu vực mắt.

Bệnh thận

Các bệnh lý về thận như suy thận có thể gây ra tình trạng giữ nước trong cơ thể. Nguyên nhân là do chức năng thận bị suy giảm, dẫn đến cơ thể không thể bài tiết nước và chất lỏng dư thừa, dẫn đến sự tích tụ nước, đặc biệt ở các vùng nhạy cảm như mắt.

Ngoài mắt, bệnh nhân bị bệnh thận còn có thể thấy nước tích tụ tại các bộ phân khác như chân, kem theo dấu hiệu tăng huyết áp và mệt mỏi. Do đó, nếu tình trạng sưng mí mắt kéo dài và có đi kèm với những dấu hiệu trên, bạn cần lưu ý đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề về thận nghiêm trọng.

Chấn thương

Khi mắt hoặc vùng mí mắt bị va đập mạnh, mô mềm quanh mắt có thể bị tổn thương, gây chảy máu hoặc tích tụ dịch lỏng trong các mô, dẫn đến sưng mí mắt. Đặc trưng của tình trạng này là bầm tím, đau, và sưng mí mắt. Đôi khi, nếu chấn thương mạnh, có thể làm tổn thương các cấu trúc sâu hơn như mắt, gây nguy hiểm cho thị lực.

Triệu chứng sưng mí mắt dưới

Sưng mí mắt dưới là tình trạng mí mắt phía dưới bị sưng phù, tạo thành một vùng phồng lên ở vùng da bên dưới mắt, chủ yếu là do sự tích tụ dịch ở bên trong mắt hoặc sự viêm nhiễm phía dưới mắt. Ngoài sưng tấy, bệnh nhân còn có thể cảm thấy mí mắt đỏ lên do viêm, đau và khó chịu khi chạm vào. Một số trường hợp có thể xuất hiện cảm giác ngứa quanh mí mắt và kèm theo việc mắt bị chảy nước nhiều hơn bình thường.

Cách điều trị sưng mí mắt dưới

Chườm lạnh giúp giảm sưng mắt và giảm cảm giác khó chịu
Chườm lạnh giúp giảm sưng mắt và giảm cảm giác khó chịu

Trong một số trường hợp, bạn có thể điều trị sưng mí mắt tại nhà, đặc biệt khi nguyên nhân sưng không do nhiễm trùng hay các bệnh lý nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp điều trị sưng mí mắt phổ biến:

  • Chườm lạnh: Bạn có thể sử dụng túi chườm lạnh chuyên dụng, hoặc sử dụng khăn tay hay một miếng vải mềm bọc một vài viên đá lạnh để chườm lên mí mắt bị sưng. Thực hiện nhẹ nhàng khoảng 5 – 10 phút và lặp lại vài lần trong ngày, nhiệt độ lạnh sẽ làm co mạch máu, giúp giảm sưng cũng như xoa dịu cảm giác ngứa và viêm. Phương pháp này phù hợp cho các trường hợp sưng do dị ứng, khóc nhiều, hoặc mệt mỏi.
  • Chườm ấm: Chườm ấm giúp tăng cường tuần hoàn máu, làm giãn nở mạch máu và giúp thông tắc các tuyến nhờn ở mí mắt, phù hợp áp dụng cho các trường hợp sưng mí mắt do bệnh viêm mí mắt (chắp, lẹo). Hãy dùng một chiếc khăn sạch thấm nước ấm 40 – 45°C, vắt khô và đặt lên vùng mí mắt trong 10 – 15 phút.
  • Thuốc nhỏ mắt: Nếu nguyên nhân sưng mí mắt là do dị ứng, khô mắt, hoặc mắt có dịch tiết, hãy rửa mắt bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng thuốc nhỏ mắt có tác dụng cung cấp độ ẩm. Cách này sẽ giúp làm làm dịu mắt và giảm ngứa, giảm sưng mắt hiệu quả.
  • Thuốc uống: Loại thuốc thường được sử dụng là thuốc kháng histamin (dùng trong trường hợp sưng và ngứa mắt do dị ứng), thuốc chống viêm và kháng sinh (trong trường hợp có nhiễm trùng). Tuy nhiên, cần lưu ý phải luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng thuốc từ bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh những tác dụng phụ gây hại cho sức khỏe.

Câu hỏi liên quan

Uống nhiều nước có giúp làm giảm viêm mí mắt?

Uống nhiều nước giúp ngăn ngừa tình trạng khô mắt – một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm bờ mi, nước cũng hỗ trợ thải độc và tăng cường lưu thông máu cho cơ thể, giảm bớt tình trạng viêm tổng thể. Tuy nhiên, chỉ bổ sung nước là không đủ để điều trị một số bệnh viêm mí mắt do tắc nghẽn tuyến nhờ hay nhiễm trùng.

Những thực phẩm nào gây ra viêm bờ mi?

Các thực phẩm sau có thể gây ra viêm bờ mi: thực phẩm giàu đường và tinh bột tinh chế, thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chiên rán, thực phẩm giàu chất béo chuyển hóa, hải sản và những thực phẩm dễ gây dị ứng, đồ ăn mặn, rượu bia,…

Sử dụng nước muối có tốt cho bệnh viêm bờ mi không?

Có. Nước muối có tác dụng kháng khuẩn và giảm sưng nhẹ, đồng thời có khả năng làm sạch mí mắt, loại bỏ bã nhờn, vi khuẩn và bụi bẩn, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng. Do đó việc sử dụng nước muối nhỏ mắt đúng cách sẽ hữu ích đối với tình trạng viêm bờ mi.

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn. Chính vì thế, nếu bạn đang tìm kiếm cho bản thân một địa chỉ khám mắt uy tín và chất lượng để thăm khám mỗi khi bạn lo lắng, Bệnh viện Mắt Sài Gòn sẽ là một gợi ý tối ưu dành cho bạn. Hệ thống Mắt Sài Gòn được thành lập từ 2004, đến nay đã có 17 cơ sở khác nhau trên cả nước, sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực nhãn khoa.

Đặc biệt, Mắt Sài Gòn luôn chú trọng quan tâm đến chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng. Với mỗi vấn đề của bạn, các bác sĩ sẽ luôn đảm bảo đưa ra phác đồ điều trị tối ưu nhất, cùng với sự tận tâm và chuyên nghiệp.

Bài viết trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến hiện tượng sưng mí mắt dưới cùng những phương pháp điều trị đơn giản tại nhà. Hãy nhớ rằng sưng mí mắt có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của những bệnh lý nghiêm trọng, do đó không nên chủ quan và hãy đi khám bác sĩ ngay nếu tình trạng kéo dài và có các dấu hiệu bất thường.

Xem thêm:

Nguồn tham khảo:

1. What Causes a Swollen Eyelid, and How Is It Treated?

  • Link tham khảo: https://www.healthline.com/health/swollen-eyelid-treatment
  • Ngày tham khảo: 18/12/2024
Contact Me on Zalo