Bệnh võng mạc tiểu đường là biến chứng nguy hiểm, có thể gây mù lòa. Tầm soát bệnh võng mạc là cách hiệu quả để bảo vệ thị lực. Hãy cùng Docosan tìm hiểu vai trò của tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường trong bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Bệnh võng mạc tiểu đường là gì?
Bệnh võng mạc tiểu đường là một biến chứng mắt ở người bệnh tiểu đường. Biến chứng ảnh hưởng đến lớp võng mạc – lớp mô mỏng ở mặt sau của mắt có vai trò xử lý hình ảnh.
Theo Bộ Y tế Việt Nam, tỷ lệ người mắc đái biến chứng võng mạc ở người bệnh tiểu đường dao động khoảng 20% đến 35%.
Biến chứng võng mạc xảy ra khi tăng đường huyết không được kiểm soát tốt, làm tổn thương các mạch máu nhỏ cung cấp dinh dưỡng cho lớp võng mạc, hậu quả làm suy giảm thị lực, thậm chí là mù lòa.
Ngoài ra khi các mạch máu nhỏ bị rỉ máu hoặc dịch, xảy ra tình trạng tắc nghẽn, thiếu oxy do ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đều có thể dẫn đến biến chứng tại võng mạc.
Giai đoạn sớm của bệnh võng mạc tiểu đường thường không có triệu chứng rõ ràng. Một số dấu hiệu có thể gặp bao gồm:
- Nhìn mờ hoặc hình ảnh bị méo mó.
- Có những đốm đen hoặc vết mờ trong tầm nhìn.
- Giảm khả năng nhìn vào ban đêm.
Bệnh võng mạc tiểu đường nếu không được điều trị có thể gây mất thị lực không hồi phục và mù lòa. Ngoài ra, bệnh còn làm giảm chất lượng cuộc sống và tăng gánh nặng kinh tế do chi phí điều trị vốn dĩ đã rất tốn kém của người bệnh tiểu đường và có thể làm mất khả năng lao động nếu thị lực bị ảnh hưởng nặng nề.
Vì sao cần tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường?
Những lợi ích và tầm quan trọng của việc tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường:
- Phát hiện sớm: Bệnh thường không có triệu chứng ở giai đoạn đầu do đó tầm soát có vai trò giúp nhận diện sớm các tổn thương của bệnh để có kế hoạch can thiệp phù hợp.
- Điều trị kịp thời: Điều trị bệnh từ những giai đoạn sớm sẽ ngăn chặn tiến triển bệnh, bảo vệ thị lực của người bệnh.
- Ngăn ngừa mù lòa: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở người Mỹ trưởng thành. Các phương pháp điều trị hiện đại có thể ngăn ngừa mất thị lực nếu bệnh được phát hiện sớm.
Đối tượng cần tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường
Vậy những đối tượng nào cần phải tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường? Những đối tượng cần tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường có thể kể đến như:
- Tất cả bệnh nhân tiểu đường, cả típ 1 và típ 2 cần phải theo dõi và tầm soát biến chứng ở những thời điểm phù hợp theo đề nghị của bác sĩ điều trị.
- Người bệnh tiểu đường có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở đi.
- Người bệnh tiểu đường chưa kiểm soát tốt đường huyết.
- Phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường (đái tháo đường thai kỳ).
Các phương pháp tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường
- Khám mắt định kỳ: Các phương pháp tầm soát có thể thực hiện khi khám mắt định kỳ đó là đo thị lực, soi đáy mắt sau khi nhỏ thuốc giãn đồng tử để tầm soát các tổn thương sớm.
- Chụp ảnh đáy mắt: Sử dụng thiết bị kỹ thuật số chuyên dụng để chụp ảnh giác mạc, giúp theo dõi và đánh giá mức độ tổn thương.
- Chụp mạch máu huỳnh quang: Đánh giá lưu lượng máu và phát hiện các mạch máu bất thường như bị rò rỉ hay ít được sử dụng.
Chi phí tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường
Chi phí tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường phụ thuộc vào từng loại xét nghiệm mà bạn lựa chọn. Tại Việt Nam, chi phí có thể dao động từ 500.000 đến 2.000.000 VNĐ cho mỗi lần khám, bao gồm các xét nghiệm cần thiết.
Bảo hiểm y tế có thể hỗ trợ một phần chi phí, tuy nhiên người bệnh cần tham khảo thông tin cụ thể tại cơ sở y tế khám bệnh để biết được mức hưởng bảo hiểm.
Bệnh viện Mắt Sài Gòn là một trong những bệnh viện chuyên khoa mắt lớn nhất ở TP. HCM. Tại đây, bạn có thể tầm soát, điều trị bệnh lý võng mạc do đái tháo đường.
Tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường là biện pháp quan trọng để bảo vệ thị lực cho người bệnh tiểu đường.. Hãy chia sẻ những thông tin bổ ích từ bài viết đến bạn bè và người thân nhé!
Câu hỏi liên quan
Tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường bao lâu một lần?
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị người bệnh tiểu đường nên tầm soát các biến chứng võng mạc ít nhất một lần mỗi năm. Nếu đã xuất hiện tổn thương võng mạc, tần suất khám có thể tăng lên.
Chi phí tầm soát bệnh võng mạc tiểu đường là bao nhiêu?
Chi phí có thể từ 500.000 – 2.000.000 VNĐ tùy vào loại xét nghiệm mà bạn chọn và chi phí này có thể dao động nhẹ giữa các cơ sở y tế khác nhau..
Bệnh võng mạc tiểu đường có chữa khỏi được không?
Hiện nay, không có phương pháp nào phục hồi hoàn toàn tổn thương do bệnh võng mạc tiểu đường gây ra. Tuy nhiên, phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn chặn hoặc làm chậm tiến triển của bệnh, bảo vệ thị lực.
Làm thế nào để phòng ngừa bệnh võng mạc tiểu đường?
Để có thể phòng ngừa tốt bệnh võng mạc tiểu đường, người bệnh cần:
- Kiểm soát tốt các chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ máu (cholesterol, triglyceride,…).
- Khám mắt định kỳ theo hẹn của bác sĩ.
- Tuân thủ các nguyên tắc và chế độ điều trị như tuân thủ dinh dưỡng, kiêng ngọt và xây dựng lối sống lành mạnh.
Xem thêm:
Nguồn tham khảo:
1. Diabetic Retinopathy – MSD Manuals
- Link tham khảo: https://www.msdmanuals.com/home/eye-disorders/retinal-disorders/diabetic-retinopathy
- Ngày tham khảo: 22/10/2024