Thiên đầu thống (tăng nhãn áp glocom, glaucoma) là tình trạng tổn thương thần kinh thị giác do tăng nhãn áp kéo dài. Thiên đầu thống không có triệu chứng điển hình, cũng như nguyên nhân của bệnh chưa được làm rõ. Người bị thiên đầu thống không được chữa trị kịp thời sẽ bị suy giảm thị lực vĩnh viễn, thậm chí dẫn đến mù lòa. Mời bạn đọc cùng Docosan tìm hiểu rõ hơn bệnh lý về mắt này trong bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
- 1 Bệnh thiên đầu thống là gì?
- 2 Phân loại bệnh thiên đầu thống
- 3 Nguyên nhân gây bệnh thiên đầu thống
- 4 Yếu tố nguy cơ gây bệnh thiên đầu thống
- 5 Chẩn đoán thiên đầu thống
- 6 Điều trị thiên đầu thống
- 7 Phòng chống bệnh thiên đầu thống (glaucoma)
- 8 Làm thế nào để chung sống hòa bình với thiên đầu thống?
- 9 Bác sĩ, phòng khám điều trị thiên đầu thống
Bệnh thiên đầu thống là gì?
Bệnh thiên đầu thống là một tình trạng tổn thương dây thần kinh thị giác của mắt. Bệnh trở nặng theo thời gian. Thiên đầu thống thường liên quan đến hiện tượng tăng nhãn áp. Bệnh có xu hướng di truyền trong gia đình.
Khi áp lực trong mắt tăng lên có thể làm hỏng dây thần kinh thị giác. Dây thần kinh thị giác có chức năng gửi hình ảnh từ mắt đến não. Khi dây thần kinh thị giác bị tổn thương, bệnh nhân sẽ mất dần thị lực (nhìn mờ, nhòe, …), bệnh diễn tiến trong vòng vài năm và cuối cùng bệnh nhân sẽ mù hoàn toàn.
Hầu hết những người bị bệnh thiên đầu thống không có triệu chứng hoặc không đau trong giai đoạn đầu. Các dấu hiệu tăng nhãn áp hay tổn thương thần kinh thị giác, những biểu hiện của bệnh thiên đầu thống giai đoạn đầu có thể chỉ được phát hiện tình cờ qua máy móc, công cụ và các bài kiểm tra của các bác sĩ nhãn khoa có chuyên môn.
Phân loại bệnh thiên đầu thống
Thiên đầu thống được phân làm 2 loại chính:
- Thiên đầu thống góc mở: Đây là bệnh phổ biến nhất, còn được gọi là bệnh thiên đầu thống góc rộng. Bệnh đặc trưng bởi sự tổn thương của tế bào hạch võng mạc và lớp sợi thần kinh, teo lõm đĩa thị giác, tổn thương thị trường điển hình.
- Thiên đầu thống góc đóng: Bệnh này rất phổ biến ở châu Á, còn được gọi là bệnh thiên đầu thống góc hẹp. Đây là một tình trạng rối loạn về cấu trúc giải phẫu, do mống mắt ngoại vi áp ra trước che lấp vùng bè và gây nghẽn góc tiền phòng. Điều này có thể làm tăng nhãn áp đột ngột trong mắt của bạn.
Các loại bệnh thiên đầu thống ít phổ biến hơn bao gồm:
- Thiên đầu thống thứ phát: Thiên đầu thống do đục thủy tinh thể hoặc tiểu đường, gây tăng áp lực cho mắt của bạn.
- Thiên đầu thống dạng căng thường: Người bệnh có điểm mù trong tầm nhìn hoặc dây thần kinh thị giác bị tổn thương mặc dù nhãn áp của bạn nằm trong khoảng cho phép. Một số chuyên gia nói rằng đó là một dạng của bệnh tăng nhãn áp góc mở.
- Thiên đầu thống sắc tố: Với dạng này, các sắc tố nhỏ từ mống mắt (phần có màu nâu/ đen của người Châu Á) đi vào chất lỏng bên trong mắt và làm tắc nghẽn các ống thoát nước.
Nguyên nhân gây bệnh thiên đầu thống
Chất lỏng bên trong mắt được gọi là thủy dịch, thường chảy ra khỏi mắt của bạn qua một kênh giống như lưới. Nếu kênh này bị tắc hoặc mắt tiết quá nhiều chất lỏng, chất lỏng sẽ tích tụ. Nguyên nhân gây ra tắc nghẽn này chưa được xác định. Thiên đầu thống cũng là một bệnh di truyền từ cha mẹ sang con cái.
Các nguyên nhân ít phổ biến hơn gây ra bệnh tăng nhãn áp bao gồm chấn thương mắt do hóa chất hoặc mùn cưa, nhiễm trùng mắt nặng, mạch máu bên trong mắt bị tắc và các tình trạng viêm nhiễm khác. Thiên đầu thống ảnh hưởng đến cả hai mắt, nhưng có thể tồi tệ hơn ở một bên so với bên kia.
Yếu tố nguy cơ gây bệnh thiên đầu thống
Một số người có nguy cơ cao hơn bị thiên đầu thống so với người khác, những người này cần đi khám mắt thường xuyên hơn, khoảng 1-2 năm/lần:
- Người trên 40 tuổi
- Có tiền sử gia đình bị bệnh thiên đầu thống
- Bị cận thị hay viễn thị
- Có thị lực kém
- Bị bệnh tiểu đường
- Dùng một số loại thuốc steroid như prednisone (được kê để điều trị một số triệu chứng hô hấp)
- Người dùng một số loại thuốc để kiểm soát bàng quang hoặc co giật, hoặc một số thuốc trị cảm lạnh không kê đơn
- Đã từng bị thương ở mắt
- Có giác mạc mỏng hơn bình thường
- Bị huyết áp cao, bệnh tim, tiểu đường hoặc thiếu máu hồng cầu hình liềm
- Bị tăng nhãn áp
Chẩn đoán thiên đầu thống
Các xét nghiệm tăng nhãn áp không gây đau đớn và không mất nhiều thời gian. Bác sĩ nhãn khoa sẽ kiểm tra thị lực của bạn. Họ sẽ sử dụng thuốc nhỏ để mở rộng (giãn) đồng tử và kiểm tra mắt. Các xét nghiệm thường được thực hiện là đo thị trường, chụp đáy mắt, đo áp suất nội nhãn, …
Điều trị thiên đầu thống
Có 2 phương pháp chính được dùng để điều trị thiên đầu thống: dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Dùng thuốc nhỏ mắt hoặc uống thuốc có mục đích là giảm lượng nước mắt tiết ra và cải thiện khả năng tiết dịch của mắt. Trong khi đó, phẫu thuật thuật bằng laser hay vi phẫu sẽ giúp tạo lối thoát nước mới cho mắt.
Dùng thuốc trị thiên đầu thống
- Thuốc nhỏ mắt. Thuốc nhỏ mắt làm giảm việc tạo ra chất lỏng trong mắt hoặc tăng dòng chảy của nước mắt ra ngoài, làm giảm nhãn áp. hai hoặc ba loại thuốc nhỏ măt khác nhau sẽ được hướng dẫn sử dụng bởi bác sĩ.
Các tác dụng phụ có thể bao gồm dị ứng, mẩn đỏ, châm chích, mờ mắt và kích ứng mắt. Một số loại thuốc trị thiên đầu thống có thể ảnh hưởng đến tim và phổi của bạn.
- Thuốc uống. Uống thuốc giúp cải thiện khả năng thoát nước hoặc làm chậm quá trình tạo dịch trong mắt, từ đó giảm áp lực nội nhãn.
Phẫu thuật trị thiên đầu thống
- Phẫu thuật bằng tia laser. Quy trình này có thể làm tăng nhẹ dòng chảy của chất lỏng từ mắt của bạn nếu bạn bị bệnh tăng nhãn áp glocom góc mở hoặc tăng nhãn áp góc đóng.
- Vi phẫu. Phương pháp này cũng được gọi là phẫu thuật cắt bỏ túi lệ. Bác sĩ nhãn khoa sẽ tạo một kênh mới để thoát chất lỏng và giảm nhãn áp. Hình thức phẫu thuật này có thể cần được thực hiện nhiều lần. Bác sĩ có thể cấy một ống để giúp thoát chất lỏng.
Bệnh tăng nhãn áp góc mở (glaucoma góc mở) thường được điều trị bằng cách kết hợp thuốc nhỏ mắt, phẫu thuật tạo hình bằng laser và vi phẫu. Các bác sĩ có xu hướng điều trị ban đầu bằng thuốc, nhưng phẫu thuật laser hoặc vi phẫu sớm có thể hiệu quả hơn đối với một số người.
Bệnh thiên đầu thống ở trẻ sơ sinh hay còn gọi là tăng nhãn áp bẩm sinh thường được điều trị bằng phẫu thuật vì nguyên nhân là do cấu trúc giải phẫu bất thường của hệ thống thoát nước ở mắt.
Phòng chống bệnh thiên đầu thống (glaucoma)
Bạn không thể ngăn ngừa bệnh thiên đầu thống. Nhưng nếu bệnh được phát hiện sớm, nguy cơ tổn thương mắt sẽ giảm. Các bước sau có thể giúp kéo dài thời gian khỏe mạnh của mắt:
- Khám mắt định kỳ 6 tháng 1 lần: Bệnh càng được phát hiện sớm, cơ hội kéo dài thời gian khỏe mạnh của đôi mắt càng cao. Người trưởng thành cần được tầm soát tăng nhãn áp từ 3 đến 5 năm một lần. Nếu bạn trên 40 tuổi, có người thân đã mắc bệnh thiên đầu thống, hoặc bạn bị tiểu đường, thì bạn ở trong nhóm nguy cơ cao. Người ở nhóm nguy cơ cao cần đi khám mắt, làm tất cả các loại kiểm tra cần thiết định kì 1-2 năm/ lần.
- Nếu được chẩn đoán bị tăng nhãn áp: ban cần dùng thuốc nhỏ mắt đúng theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh cho bệnh tiến triển thành thiên đầu thống (tăng nhãn áp glocom, glaucoma, cườm nước).
- Không nên vận động gắng sức: Người trung niên và cao tuổi không nên làm việc nặng nhọc, vận động gắng sức, cần duy trì thói quen tập thể dục vừa phải, điều độ.
- Luôn đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường nhiều bụi, đeo kính râm khi ra ngoài trời nắng để bảo vệ mắt khỏi các tác nhân gây lão hóa này.
Làm thế nào để chung sống hòa bình với thiên đầu thống?
Thiên đầu thống là một tình trạng kéo dài suốt đời và cần được theo dõi liên tục bởi bác sĩ nhãn khoa. Điều chỉnh thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cũng góp phần hữu ích để giảm sự khó chịu thiên đầu thống mang lại.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt
- Lưu ý một số động tác thể dục: Hỏi bác sĩ về các động tác thể dục (như cúi đầu, …) môn thể thao cần tránh để không làm trầm trọng hơn tình trạng thiên đầu thống.
- Uống thuốc và nhỏ mắt đúng theo hướng dẫn của bác sĩ: quên uống thuốc và nhỏ mắt là tạo cơ hội cho thiên đầu thống tiến triển tệ hơn.
- Hãy cai thuốc lá, hoặc giảm hút thuốc lá: Nicotin trong thuốc lá làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường và đục thủy tinh thể, cả hai tình trạng bệnh này đều là yếu tố nguy cơ gây thiên đầu thống.
- Kê cao gối ngủ: Sử dụng một chiếc gối nêm dưới gối ngủ, khi đầu được kê cao một chút, áp lực mà mắt phải chịu sẽ giảm đi.
- Đừng dụi mắt: Thiên đầu thống và thuốc điều trị có thể làm cho mắt bị ngứa, nhưng dụi mắt, gãi mắt có thể làm tổn thương mắt và khiến cho bệnh trầm trọng hơn. Thay vì vậy, người bệnh nên hỏi bác sĩ về cách dùng thuốc dưỡng ẩm mắt, giảm ngứa.
- Không nên lái xe, nên nhờ người chở: Thiên đầu thống khiến suy giảm thị lực, vì vậy lái xe không an toàn cho bạn. Nếu không thể nhờ người khác chở, người bệnh nên dùng phương tiện công cộng.
- Bảo vệ đôi mắt: Khi bị thiên đầu thống, mắt rất nhạy cảm với ánh sáng và dị vật, vì vậy bạn cần chú ý bảo vệ đôi mắt hơn, cụ thể là:
- Đeo kính bảo hộ khi bạn làm việc trong sân hoặc chơi các môn thể thao tiếp xúc. Mang kính bơi khi bạn đi bơi hoặc chơi thể thao ở bãi biển, hồ bơi.
- Khi chọn đồ trang điểm, hãy sử dụng những nhãn hiệu không gây dị ứng và thường xuyên đổi đồ mới, không dùng đồ quá hạn.
Đảm bảo đeo kính râm bên ngoài, đặc biệt là vào mùa hè hoặc xung quanh các bề mặt có độ chói cao như cát, tuyết và nước. Khi bạn bị bệnh tăng nhãn áp, mắt của bạn có thể rất nhạy cảm với ánh sáng chói.
Chế độ ăn uống của người bị thiên đầu thống
- Nên ăn thực phẩm có chất chống oxi hóa như rau có lá màu xanh đậm, các loại cá giàu omega – 3, …
- Giảm hoặc không uống soda, cà phê, trà nữa. Caffein trong các thức uống này gây tăng áp lực nội nhãn, làm trầm trọng thêm bệnh thiên đầu thống. Có một nghiên cứu đã chứng minh độ tăng đáng kể của áp lực nội nhãn sau 90 phút uống cà phê.
- Không uống một hơi quá nhiều nước: mỗi lần uống nước, bạn nên uống một ly nhỏ. Người bị thiên đầu thống nên uống nước nhiều lần trong ngày chứ không nên uống một lần quá nhiều nước.
Thiên đầu thống là một bệnh không thể phòng ngừa, khó phát hiện. Chúng ta chỉ có thể giảm tổn thương mà nó đem lại bằng cách đi khám mắt định kì để phát hiện và can thiệp sớm. Sau đây là một số bác sĩ mắt giỏi chuyên môn, được nhiều người tin tưởng.
Bác sĩ, phòng khám điều trị thiên đầu thống
- Bác sĩ Trịnh Bạch Tuyết – 30 năm kinh nghiệm – Quận Bình Tân
- BSCKII Huỳnh Thị Thu Ba – 30 năm kinh nghiệm – Quận 8
- BSCKII Lê Hồng Hà – 15 năm kinh nghiệm – Quận Phú Nhuận
Bài viết được tham khảo bác sĩ Trần Bảo Ngọc và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn tại Docosan để điều trị.
- Glaucoma – webmd