Viêm giác mạc là một tình trạng giác mạc ở mắt bị viêm. Nếu không được điều trị kịp thời có thể sẽ bị viêm mãn tính và loét giác mạc. Cùng Docosan tìm hiểu tất cả thông tin cần thiết về bệnh để có hướng xử lý kịp thời.
Tóm tắt nội dung
Viêm giác mạc là gì?
Như đã đề cập ở trên, viêm giác mạc là một tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến giác mạc của mắt. Trong đó, giác mạc là phần bao phủ mống mắt và đồng tử. Bệnh có thể xảy ra do nhiễm trùng hoặc chân thương ở mắt.
Đây là một bệnh lý phổ biến ở mắt. Những người đeo kính áp tròng sẽ có xu hương làm giác mạc bị viêm thường xuyên hơn.
Các triệu chứng của viêm giác mạc
Các triệu chứng của viêm giác mạc bao gồm:
- Mắt đỏ và sưng tấy lên
- Đau và kích ứng ở mắt
- Thị lục bị suy giảm: chỉ còn nhìn mờ mờ, nhạy cảm với ánh sáng
- Không thể mở mắt được
- Tiết dịch ở mắt
- Nước mắt chảy ra quá nhiều
Nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng của bệnh sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, các triệu chứng của bệnhcòn tùy thuộc vào loại mà mắt bị viêm. Ví dụ như việc viêm giác mạc do vi khuẩn thì các triệu chứng sẽ khởi phát rất sớm, gần như là ngay lập tức.
Nguyên nhân làm giác mạc bị viêm
Có 2 nguyên nhân gây bệnh chính, được chia thành 2 loại. Đó là viêm giác mạc do nhiễm trùng và viêm giác mạc không do nhiễm trùng.
Viêm giác mạc do nhiễm trùng
Viêm giác mạc do nhiễm trùng có thể xuất hiện do các nguyên nhân sau:
- Vi khuẩn: Vi khuẩn Pseudomonas Aeruginosa và Staphylococcus aureus là 2 loại vi khuẩn chính gây nên bệnh. Chúng thường sinh sôi và phát triển ở những người thường xuyên sử dụng lense
- Nấm: những loại nấm gây bệnh là Aspergillus, Candida hoặc Fusarium. Tương tự như trên, giác mạc bị viêm do nấm cũng thường xảy ra ở những người phải đeo lense thông thường. Hoặc người bệnh có thể mắc phải những loại nấm khác ở trong tự nhiên
- Ký sinh trùng. Một sinh vật ký sinh trùng là Acanthamoeba có thể làm cho mắt bị viêm. Người bệnh có thể mắc bệnh khi đi bơi, đi bộ, tham gia các hoạt động ở khu vực rậm rạp, nhiều cây cối hoặc bị nhiễm ký sinh vào kính áp tròng.
- Virus: virus gây ra bệnh là virus Herpes Simplesx, phát triển từ viêm kết mạc thành viêm giác mạc
Viêm giác mạc không do nhiễm trùng
Một số nguyên nhân gây viêm giác mạc không do nhiễm trùng là:
- Chấn thương ở mắt, để lại sẹo
- Đen lense trong một khoảng thời gian dài
- Đeo kính áp tròng khi bơi
- Sống trong môi trường nóng ẩm làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Hệ thống miễn dịch bị suy giảm
- Tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng gắt, đây được gọi là viêm giác mạc ảnh
Viêm giác mạc có lây không?
Viêm giác mạc hoàn toàn có khả năng lây nhiễm nếu người bệnh tiếp xúc với một vật gì đó rồi đưa vào mắt, làm cho tình trạng nhiễm trùng lây lan sang mắt của người bệnh.
Trong một số trường hợp, bạn hoàn toàn có khả năng tự lây cho chính mình, bằng cách lấy tay chạm vào một loét hở trên da rồi đưa lên mắt, dẫn đến viêm giác mạc.
Lưu ý là giác mạc bị viêm do nhiễm trùng mới có khả năng lây lan.
Biến chứng của viêm giác mạc
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm giác mạc có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ gây tổn thương vĩnh viễn đến thị lực của người bệnh. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Sẹo giác mạc
- Dễ bị tái phát
- Viêm giác mạc mãn tính
- Loét giác mạc
Chẩn đoán viêm giác mạc như thế nào?
Khi gặp triệu chứng, người bệnh cần gặp các bác sĩ càng sớm càng tốt để được tiến hành chẩn đoán sớm. Các bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý và sử dụng một vài phương pháp chẩn đoán bệnh:
- Sử dụng dèn khe hoặc đèn bút để soi trong mắt của người bệnh, xem có bất kì tổn thương nào do bệnh gây ra hay không.
- Để loại trử khả năng nhiễm trùng, bác sĩ có thể sẽ yêu cầy lấy mẫu giác mạc hoặc nước mắt để kiểm tra trong phòng thí nghiệm, xác định nguyên nhân cụ thể gây ra viêm giác mạc.
- Bác sĩ cũng có thể kiểm tra thị lực của người bệnh bằng bảng kiểm tra thị lực mắt chữ c
Điều trị viêm giác mạc như thế nào?
Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu nguyên nhân làm cho giác mạc bị viêm là vi khuẩn thì bác sĩ sẽ sử dụng thuốc kê đơn để chữa bệnh:
- Thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hay ký sinh trùng
- Thuốc kháng virus nếu virus là nguyên nhân gây bệnh
- Thuốc kháng nấm để điều trị nhiễm trùng do nấm
Đôi khi, không phải tất cả các dạng nhiễm trùng đều phản ứng tốt với thuốc. Một số loại như viêm giác mạc do amip có thể kháng lại thuốc kháng sinh. Các bác sĩ sẽ cần phải kiểm tra lại nếu tình trạng nhiễm trùng không biến mất.
Ngoài ra, thuốc kháng virus sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn virus ra khỏi giác mạc, do đó người bệnh cần phải đề phòng trong trường hợp bệnh tái phát.
Trong trường hợp người bệnh bị viêm giác mạc không do nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ sử dụng miếng che mắt để bảo vệ mắt bị tổn thương. Nếu phát triển thành nhiễm trùng thì các bác sĩ sẽ can thiệp bằng thuốc kháng sinh.
Một số bác sĩ khám và chữa bệnh viêm giác mạc
- BSCKII Lê Hồng Hà, hơn 15 năm kinh nghiệm, Quận Phú Nhuận, TP.HCM
- BSCKII Huỳnh Thị Thu Ba, hơn 30 năm kinh nghiệm, Quận 8, TP.HCM
- Bác sĩ Đặng Phương Hạnh, hơn 25 năm kinh nghiệ, Quận Tân Bình, TP.HCM
Kết luận
Viêm giác mạc nếu để lâu không được điều trị, người bệnh có thể sẽ bị tổn thương thị lực, dẫn đến mù lòa vĩnh viễn. Do đó, người bệnh cần gặp các bác sĩ Chuyên khoa Mắt càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Ngoài ra, với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu, trang thiết bị hiện đại, phục vụ đa dạng các dịch vụ khám và điều trị mắt, mời bạn tham khảo Bệnh Viện Mắt Sài Gòn
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
What Is Keratitis? – Healthline.com