Bệnh Chlamydia là một bệnh lây lan qua đường tình dục (sexually transmitted disease – STD) phổ biến. Nguyên nhân chính gây bệnh là vi khuẩn Chlamydia trachomatis. Hầu hết các trường hợp mắc bệnh không có biểu hiện triệu chứng, tuy nhiên bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Một tin tốt là bệnh hoàn toàn có thể chữa trị khỏi bằng thuốc kháng sinh. Hãy cùng Docosan tìm hiểu chi tiết về căn bệnh này qua bài viết phía dưới.
Tóm tắt nội dung
- 1 Xét nghiệm chẩn đoán bệnh chlamydia tại nhà cùng Docosan
- 2 Bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia là gì?
- 3 Triệu chứng của nhiễm khuẩn Chlamydia
- 4 Nguyên nhân dẫn đến bệnh Chlamydia
- 5 Chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn Chlamydia như thế nào?
- 6 Điều trị bệnh Chlamydia như thế nào?
- 7 Một số bác sĩ khám và điều trị Chlamydia
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh chlamydia tại nhà cùng Docosan
Chlamydia là một trong những bệnh lý lây qua đường tình dục phổ biến ở cả nam và nữ, trong đó nữ là đối tượng dễ mắc bệnh hơn. Tương tự như các bệnh lây qua đường tình dục khác, Chlamydia cũng xuất hiện một số biểu hiện nhất định và biến chứng nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm. Chuyên gia y tế khuyến nghị bạn cần kiểm tra ngay khi nghi ngờ bị nhiễm bệnh Chlamydia hay các bệnh xã hội khác.
Docosan là một trong số ít đơn vị đã và đang cung cấp dịch vụ xét nghiệm các bệnh xã hội (STD) phổ biến tại nhà. Trong gói xét nghiệm này, bạn không chỉ biết bản thân có bị nhiễm bệnh Chlamydia hay không mà còn phát hiện thêm một số bệnh lây qua đường tình dục khác như: HIV, giang mai và bệnh lậu. Quy trình thực hiện ngay tại nhà nên sẽ mang lại cảm giác riêng tư, thoải mái và an toàn.
Mời bạn tham khảo sản phẩm Bộ Xét Nghiệm Các Bệnh Xã Hội (STD) Phổ Biến
Sau khi có kết quả, bạn sẽ được hỗ trợ kết nối với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn đọc kết quả, giải thích những thắc mắc xoay quanh bệnh lý. Đồng thời đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng mức độ bệnh lý.
Bệnh nhiễm khuẩn Chlamydia là gì?
Chlamydia là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, lây lan qua đường tình dục. Bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe không chỉ của nữ giới, nam giới nói chung mà còn có thể lây lan qua cho thai nhi nếu người bệnh đang mang thai.
Trên thực tế, có đến khoảng 90% phụ nữ và 70% đàn ông bị bệnh Chlamydia sau khi quan hệ tình dục nhưng không có bất kì triệu chứng nào. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ xuất hiện một cách nghiêm trọng và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng của nhiễm khuẩn Chlamydia
Các triệu chứng của bệnh Chlamydia rất khó để phát hiện. Bên cạnh đó, các triệu chứng của Chlamydia giữa nam và nữ cũng có sự khác nhau.
Triệu chứng của bệnh Chlamydia ở nam giới
Ở nam giới, các triệu chứng nhiễm khuẩn Chlamydia có thể xuất hiện sau 1 đến 3 tuần kể từ khi vi khuẩn đi vào cơ thể người bệnh. Một số triệu chứng thường gặp ở nam giới bao gồm:
- Đi tiểu rát
- Có dịch bất thường màu vàng hoặc xanh tiết ra từ dương vật
- Đau vùng bụng dưới
- Đau tinh hoàn
Nhiễm Chlamydia cũng có thể ảnh hưởng đến hậu môn. Các triệu chứng chính của nhiễm Chlamydia ở hậu môn là cảm giác đau, chảy máu và tiết dịch bất thường.
Quan hệ tình dục bằng miệng với người bị nhiễm khuẩn Chlamydia cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở hầu họng. Các triệu chứng có thể gặp phải là đau họng, ho hoặc sốt. Bệnh nhân cũng có thể có vi khuẩn ở vùng hầu họng nhưng không có biểu hiện triệu chứng.
Triệu chứng của bệnh Chlamydia ở nữ giới
Tương tự với nam giới, các triệu chứng và dấu hiệu nhiễm bệnh Chlamydia ở nữ giới cũng rất khó để phát hiện. Có thể mất khoảng vài tuần để các triệu chứng xuát hiện.
Một vài triệu chứng thường thấy ở nữ giới có thể bao gồm:
- Đau khi quan hệ tình dục
- Âm đạo tiết dịch bất thường
- Đi tiểu đau, buốt
- Đau vùng bụng dưới
- Viêm cổ tử cung
- Chảy máu giữa các kỳ kinh
Ở một số phụ nữ, bệnh Chlamydia có thể gây nhiễm khuẩn ở ống dẫn trứng, có thể diễn tiến thành viêm vùng chậu. Đây là một trường hợp mà người bệnh cần can thiệp cấp cứu y tế.
Các triệu chứng của viêm vùng chậu là:
- Sốt
- Đau vùng chậu nghiêm trọng
- Buồn nôn
- Chảy máu âm đạo bất thường giữa các kỳ kinh
Chlamydia ở nữ giới có thể ảnh hưởng đến trực tràng. Các triệu chứng thường thấy nhiễm Chlamydia ở trực tràng là chúng có thể bao gồm đau trực tràng, tiết dịch bất thường hoặc chảy máu.
Ngoài ra, nếu quan hệ tình dục bằng miệng, vùng hầu họng của người nữ cũng có thể bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng cũng tiềm ẩn và rất khó phát hiện, những triệu chứng thường gặp bao gồm sốt, ho nhiều và đau họng.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Chlamydia
Quan hệ tình dục không an toàn (bao gồm việc quan hệ tình dục với nhiều người, quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp bảo vệ hoặc bằng miệng với đối tượng bị nhiễm Chlamydia) chính là nguyên nhân chính gây bệnh Chlamydia. Thậm chí, việc chỉ cần chạm vào cơ quan sinh dục của người bị nhiễm Chlamydia cũng có thể nhiễm bệnh.
Trẻ sơ sinh cũng có thể bị lây nhiễm vi khuẩn Chlamydia từ người mẹ trong lúc sinh. Thông thường, những xét nghiệm tiền sản thường sẽ bao gồm cả xét nghiệm Chlamydia để phát hiện sớm bệnh. Nhưng người mẹ có thể tham khảo ý kiến các bác sĩ sản phụ khoa để đảm bảo rằng mình không bị nhiễm bệnh trong lần khám thai đầu tiên.
Nhiễm Chlamydia có thể ảnh hưởng đến mắt nếu mắt tiếp xúc với miệng hoặc cơ quan sinh dục của người bệnh. Tuy nhiên, điều này cũng hiếm khi xảy ra. Bệnh Chlamydia cũng có nguy cơ tái phát mặc dù bệnh nhân đã từng nhiễm bệnh và được điều trị khỏi hoàn toàn.
Chẩn đoán tình trạng nhiễm khuẩn Chlamydia như thế nào?
Khi tiến hành khám cho bệnh nhân Chlamydia, các bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng mà người bệnh có thể gặp phải hoặc sẽ chỉ định thực hiện xét nghiệm cần thiết, ví dụ xét nghiệm Chlamydia.
Nếu có bất kì triệu chứng nghi ngờ nào, các bác sĩ sẽ tiến hành khám toàn thân và quan sát bất kì dấu hiệu bất thường nào ở miệng, cơ quan sinh dục của người bệnh như dịch tiết bất thường, vết loét hoặc các vấn đề khác có thể liên quan đến tình trạng nhiễm khuẩn.
Để chẩn đoán chính xác, các bác sĩ sẽ sử dụng tăm bông và lấy mẫu chất dịch bất thường trong âm đạo của phụ nữ hoặc xét nghiệm nước tiểu ở nam giới. Nếu vùng hầu họng và hậu môn có dấu hiệu nhiễm Chlamydia, các bác sĩ cũng sẽ sử dụng tăm bông để lấy mẫu dịch ở vùng này và làm xét nghiệm.
Mất vài ngày để có kết quả xét nghiệm. Trong trường hợp người bệnh có kết quả dương tính với Chlamydia, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh điều trị càng sớm càng tốt.
Điều trị bệnh Chlamydia như thế nào?
Tình trạng nhiễm khuẩn Chlamydia hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu như người bệnh tìm gặp bác sĩ sớm và được điều trị kịp thời.
Thông thường, các bác sĩ sẽ điều trị bệnh Chlamydia bằng thuốc kháng sinh. Hai loại thuốc kháng sinh có thể sẽ được bác sĩ kê đơn là:
- Azithromycin
- Doxycycline
Ngoài ra, các bác sĩ có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh khác. Việc sử dụng thuốc cần phải tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ cũng như đảm bảo tình trạng nhiễm khuẩn đã chấm dứt hoàn toàn. Ngoài ra, người bệnh cũng cần phải kiêng cữ quan hệ tình dục trong lúc điều trị, vì bệnh hoàn toàn có thể lây nhiễm cho bạn tình và bệnh nhân cũng có thể tái nhiễm từ bạn tình của mình mặc dù đang được điều trị kháng sinh.
Một số bác sĩ khám và điều trị Chlamydia
- Thạc sĩ, Bác sĩ Trang Võ Anh Vinh, gần 10 năm kinh nghiệm, Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
- Thạc sĩ, Bác sĩ Trà Anh Duy, hơn 10 năm kinh nghiệm, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Chlamydia là một bệnh nhiễm trùng rất khó phát hiện và có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, người bệnh cần phải biết tự bảo vệ bản thân và đến gặp các bác sĩ Nam khoa hoặc các bác sĩ da liễu càng sớm càng tốt nếu phát hiện bất kì dấu hiệu bất thường nào để được khám và điều trị kịp thời.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.