Phương pháp chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y là một trong những phương pháp điều trị lành tính, an toàn, phù hợp với việc điều trị kéo dài. Hãy cùng Docosan tìm hiểu phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y trong bài viết dưới đây nhé!

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y là chữa bệnh gì?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý gây ra bởi hiện tượng các tĩnh mạch nằm phía trên tinh hoàn bị giãn và có xu hướng xoắn lại. Hậu quả có thể khiến tinh hoàn bị sưng phồng hoặc chảy xệ. Khi mắc phải, nam giới ít biểu hiện triệu chứng, một trong những triệu chứng có thể gặp là cảm giác đau đớn và khó chịu. Ngoài ra mức độ đau có thể gia tăng tùy vào cơ địa và thể trạng của mỗi bệnh nhân.

Theo quan niệm của giới đông y hay y học cổ truyền, giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý thuộc âm nang huyết thũng (phần bìu sưng phù và ứ huyết), huyết sán (phần bìu ứ huyết, tĩnh mạch nổi dưới da ở vùng bìu) hay đồi sán (bìu sưng đau). Tương ứng với mỗi mức độ bệnh lý sẽ có những triệu chứng lâm sàng khác nhau, cùng với đó là những phương pháp điều trị riêng biệt cho từng mức độ, giai đoạn: nhẹ, trung bình, nặng, có biến chứng.

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y đối với thể nhẹ cần tập trung vào các triệu chứng như cơn đau tức bìu khi ngồi hoặc đứng quá lâu. Với mức độ nhẹ, bìu chưa có hiện tượng sưng, phồng, chưa có hiện tượng xuất huyết theo tinh dịch. Phương pháp điều trị chủ yếu là lưu thông tuần hoàn, hoạt huyết hành khí.

Chữa giãn tĩnh mạch tinh hoàn bằng đông y đối với mức độ trung bình cần chữa các triệu chứng sưng đau, sờ vào bìu cảm nhận được ác búi tĩnh mạch và ấn vào thấy đau. Khi quan hệ tình dục nam giới có thể thấy máu lượng ít lẫn trong dịch. Điều trị sử dụng các loại thảo dược có khả năng hoạt huyết, chỉ thống, hóa ứ đọng trong trường hợp ứ huyết, bìu sưng to có thể sử dụng chỉ huyết, chỉ thống, hóa ứ và tiêu thũng.

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y với thể nặng cần khắc phục các triệu chứng như búi tĩnh mạch giãn, ứ huyết, xơ chai, sờ có khối, sờ vào búi tĩnh mạch có thể có đa, một số trường hợp bìu hóa tím tái và lạnh đi do máu lưu thông kém. Điều trị mức độ này bằng ôn kinh, phá huyết, trục huyết ứ, tán kết, nhuyễn kiên và tán kết.

Đối với giai đoạn biến chứng nhiễm trùng với các triệu chứng bìu trướng to kèm cơn đau kéo dài, ứ huyết lâu ngày cần sử dụng hoạt huyết ứ khứ, thanh nhiệt, giải độc. Với biến chứng teo tinh hoàn khi tinh hoàn teo nhỏ, đau bìu kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng thì cần dưỡng huyết, hoạt huyết, khu trừ bại huyết, nhuận táo và sinh tinh.

Các phương pháp chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y chứng khí trệ huyết ứ

Chứng khí trệ huyết ứ biểu hiện bằng các triệu chứng như đau tức hạ sườn, đau tinh hoàn, giãn tĩnh mạch tinh hoàn, xuất hiện điểm ứ huyết. Các bài thuốc trị khí trệ huyết ứ cần đan sâm, xuyên luyện, quất hạch, sài hổ, chỉ xác, xuyên khung, cảm thảo, bạch thược, thủy diệt. Các nguyên liệu cân đo theo bài thuốc của bác sĩ y học cổ truyền, đun lên đến khi thuốc cô đặc gạn lấy phần nước uống.

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y chứng thấp nhiệt

Chứng thấp nhiệt có các dấu hiệu: vùng bìu sưng to, nóng và đau rát đặc biệt khi quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, còn xuất hiện thêm các triệu chứng như tĩnh mạch tinh hoàn giãn, mạch, cơ thể suy nhược,… Bài thuốc trị chứng này gồm các nguyên liệu như thương truật, nhân trần, hoàng bá, tạo giác thích, ngưu tất và mộc hương, thủy diệt, đương quy, xa tiền tử, sài hồ và đào nhân.

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y chứng hàn ngưng huyết ứ

Người bệnh mắc chứng hàn ngưng huyết ú sẽ bị đau nhức vùng tinh hoàn do vùng bìu căng tức, cảm giác bị lạnh, rêu lưỡi trắng, lưỡi nhợt nhạt,… Nguyên liệu để chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y chứng hàn nguyên huyết ứ bao gồm đương quy, xuyên luyện tử, ô dược, mộc hương, địa miết trùng, quế chi, ngô thù du.

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y chứng đờm kết

Người bệnh chứng đờm kết có thể có triệu chứng đau tức vùng tinh hoàn, buồn nôn, nôn, rêu lưỡi dày nhớt, có điểm ứ huyết, giãn tĩnh mạch thừng tinh, mạch huyền hoạt, tăng cân không giải thích được bằng nguyên nhân khác. Nguyên liệu điều trị chứng đờm kết bao gồm: ngô công, hải táo, phục linh, hương phụ, thương truật, bán hạ, đởm nam tính, trần bì, địa miết trùng, chỉ thực, cảm thảo, thủy diệt.

Chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y có hiệu quả không?

Chữa bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y được ghi nhận có những hiệu quả nhất định, có lợi cho người bệnh, giúp quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn. Một số ưu điểm của phương pháp điều trị này:

  • Tính an toàn cao: nguyên liệu nguồn gốc từ thiên nhiên có tác dụng điều trị bệnh đã được các y bác sĩ y học cổ truyền nghiên cứu. Bản chất của các vị thuốc tương đối lành tính, an toàn, ít gây ra các tác dụng phụ hoặc tác dụng phụ tương đối không đáng kể, cỏ thể sử dụng lâu dài
  • Hiệu quả điều trị cao: những bài thuốc đã có từ lâu đời và được lưu truyền lại qua nhiều thế hệ, có hiệu quả điều trị tương đối ổn định
  • Có nhiều công dụng song song: thuốc chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y không những điều trị được bệnh này mà còn mang lại nhiều lợi ích khác cho bệnh nhân như cải thiện sinh lý, nâng cao chất lượng tinh trùng, điều hòa khí huyết,…

Tuy nhiên, bên cạnh đó chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y vẫn còn nhiều mặt hạn chế có thể kể đến như:

  • Tác dụng chậm: thuốc đông y cần khoảng thời gian sử dụng dài hơn để thấy được các tác dụng
  • Tốn nhiều công sức: việc bào chế, sắc nấu thuốc mất nhiều thời gian và không phải ai cũng làm được, có thể gây tốn kém
  • Vị thuốc khó uống: thuốc đông y có đặc trưng đó là vị thuốc khó uống và không phải ai cũng uống được
  • Không thể thay thế hoàn toàn vai trò của Tây y trong việc điều trị bệnh

Qua đó chúng ta có thể thấy được một số thông tin về việc chữa giãn tĩnh mạch thừng tinh bằng đông y như thế nào, ưu nhược điểm ra sao. Bất kể phương pháp điều trị nào người bệnh cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ để hồi phục bệnh nhanh và an toàn nhất.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước.


Nguồn tham khảo: NHS

Contact Me on Zalo