Đông y trị vôi hóa tuyến tiền liệt liệu có thực sự hiệu quả không luôn là câu hỏi được không ít người quan tâm. Đông y hay Tây y đều có những tác dụng ưu việt đối với điều trị vôi hóa tiền liệt tuyến, không bên nào là không hiệu quả nhưng quan trọng là cách dùng và liều lượng dụng phải được bác sĩ có bằng cấp tư vấn và kê đơn thuốc để phù hợp với thể trạng mỗi người. Sau đây hãy cùng Doctor có sẵn tìm hiểu rõ hơn về Đông y trị vôi hóa tuyến tiền liệt qua bài viết dưới đây nhé!
Tóm tắt nội dung
Vôi hóa tuyến tiền liệt là gì?
Vôi hóa tiền liệt tuyến là tình trạng canxi bị lắng đọng ở tuyến tiền liệt, thường xảy ra sau quá trình viêm tuyến tiền liệt, sau khi quá trình viêm xảy ra phản ứng xơ hóa tại tuyến, từ những điểm này có thể hình thành các điểm vôi hóa hay do quá trình viêm làm tắc nghẽn ông tuyến tiền liệt gây tích tụ dịch dẫn đến hình thành vôi hóa hay sỏi.
Thông thường, bệnh không gây bất kỳ triệu chứng khó chịu nào cho người bệnh, chỉ được phát hiện một cách tình cờ qua siêu âm hay chụp X-quang thấy hình ảnh nốt vôi hoá khi thăm khám sức khỏe.
Đa phần nam giới không cảm nhận được triệu chứng cho đến khi bệnh tình trở nên nghiêm trọng hơn: đau ở đáy chậu, lưng dưới và dương vật, cơn đau xuất hiện bất chợt ở háng và bụng kèm khó chịu ở bộ phận sinh dục, có thể có tiểu khó, tiểu gắt buốt, tiểu đêm, xuất hiện tinh dịch màu vàng nhạt, chảy thành dòng khi quan hệ, …
Nguyên nhân gây ra tình trạng vôi hóa tiền liệt tuyến chưa được biết rõ nhưng người ta nhận thấy tình trạng này có liên quan tới những người bị viêm tuyến tiền liệt, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt, sau mổ phì đại hoặc sau điều trị ung thư tuyến tiền liệt.
Đông y trị vôi hóa tuyến tiền liệt có hiệu quả không?
Theo Đông y, vôi hóa hay xơ hóa tiền liệt tuyến đều do cùng một nguyên nhân gây nên, đó là tắc nghẽn nhiệt và hàn khí tích tụ ở vùng bụng dưới của nam giới, gây ứ đọng máu và khí và từ đó hình thành nên những nốt sỏi vôi hóa tiền liệt tuyến.
Đông y có thể điều trị dứt điểm tình trạng này theo nguyên tắc tiêu nhiệt, triệt hàn. Khi vôi hóa, viêm nhiễm ở tiền liệt tuyến kéo dài, việc sử dụng thảo dược lợi niệu là vô cùng cần thiết và an toàn, không gây tác dụng phụ. Người bệnh cần kiên trì dùng thuốc trong vòng 2 tháng sẽ thấy những nốt vôi hóa 6mm hoặc 4mm, 7mm,… được tống ra ngoài cơ thể thông qua đường tiểu.
Đông y không chỉ hiệu quả, an toàn, mà còn là phương pháp điều trị tiết kiệm vì thành phần chính của Đông y trị vôi hóa tuyến tiền liệt đều là những thảo dược thiên nhiên rất dễ tìm, dễ mua.
Các cây thuốc đông y chữa vôi hóa tuyến tiền liệt tốt nhất
Việc sử dụng các cây thuốc Nam đúng cách có thể giúp người bệnh điều trị vôi hóa tại nhà tiện lợi nhưng vẫn đạt hiệu quả cao.
Bông mã đề
Bông mã đề là một loại cây cỏ với phần thân ngắn và sống lâu năm. Hoa của chúng thường mọc thẳng đứng, dài, chia thành nhiều hạt nhỏ có màu nâu đen bóng bên trong.
Bông mã đề theo y học cổ truyền có khả năng lợi tiểu, cường âm tích tinh. Vì vậy nó thường được dùng để cải thiện các vấn đề bất thường xảy ra ở tuyến tiền liệt, bao gồm vôi hóa.
Cách sử dụng bông mã đề Đông y trị vôi hóa tuyến tiền liệt như sau:
- Đầu tiên chuẩn bị khoảng 150g bông mã đề, sau đó dùng nước để làm sạch bụi bẩn.
- Cho bông mã đề vào nồi, đổ nước sấp mặt rồi đun sôi.
- Nước của bông mã đề chắt ra cốc và uống như trà.
Cây đại tướng quân hoa trắng
Cây đại tướng quân hoa trắng nổi tiếng với công dụng loại bỏ triệu chứng của những bệnh liên quan đến tiền liệt tuyến, bao gồm vôi hóa. Theo đó, chiết xuất từ cây đại tướng quân giúp lợi tiểu, chống viêm nhiễm, cải thiện triệu chứng tiểu gắt, tiểu khó, tiểu đau ở nam giới.
Những hoạt chất có trong cây đại tướng quân cũng giúp người bệnh giảm nhanh tình trạng sưng, phù nề ở phần niệu đạo.
Cách sử dụng cây đại tướng quân hoa trắng Đông y trị vôi hóa tuyến tiền liệt như sau:
- Chuẩn bị một lượng cây đại tướng quân hoa trắng vừa đủ, rửa sạch và để ráo.
- Sắc nước uống mỗi ngày với nước ấm
- Hoặc bạn có thể đem cây đi ngâm rượu và uống mỗi ngày 1 chén nhỏ.
Bởi dược tính trong cây đại tướng quân rất lành nên người bệnh có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo có bất kì tác dụng phụ nguy hiểm nào. Tuy nhiên vẫn nên chú ý về liều lượng, bởi nếu lạm dụng có thể gây buồn nôn hoặc cường giao cảm.
Lá trầu không
Trong lá trầu không chứa rất nhiều tinh dầu có vị cay nồng, gồm penol và hợp chất penolic. Những hoạt chất này có tính kháng sinh mạnh nên khi sử dụng sẽ ức chế vi khuẩn hoạt động ở tuyến tiền liệt.
Cách dùng lá trầu không Đông y trị vôi hóa tuyến tiền liệt như sau:
- Chuẩn bị khoảng 5-6 lá trầu không loại bánh tẻ, nghĩa là không già không non đi rửa sạch, ngâm qua nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn.
- Xay nhuyễn lá trầu không cùng một chút nước.
- Lọc lấy phần nước cốt cốt lá trầu không, chia thành 2 phần và uống trong ngày.
- Mỗi lần uống có thể pha thêm chút sữa tươi để hương vị dễ uống hơn.
- Sau khi uống nên súc miệng lại bằng nước vì trầu không có tính nóng sẽ gây nhiệt miệng.
Kim ngân hoa
Kim ngân hoa được xem là vị thuốc Nam phổ biến, góp mặt trong nhiều công thức trị bệnh ở tiền liệt tuyến. Trong kim ngân hoa chứa nhiều tinh dầu, thành phần hóa học như luteolin-7-glucosid, geraniol, saponin, eugenol, α-pinen, axit clorogenic,… đều là những hoạt chất có khả năng kháng sinh, kháng khuẩn với nhóm vi khuẩn tụ cầu – một trong những nguyên nhân gây vôi hóa và viêm nhiễm ở tiền liệt tuyến.
Cách sử dụng kim ngân hoa trị bệnh như sau:
- Chuẩn bị kim ngân hoa 6g cùng cam thảo 3g, rửa sạch và để ráo nước.
- Tiếp đến cho thuốc vào ấm, đổ thêm 200ml nước sau đó đun sôi.
- Khi thuốc cạn còn khoảng 100ml tắt bếp, lọc lấy phần nước và uống trong ngày.
Đông y trị vôi hóa tuyến tiền liệt liệu có vẫn có hiệu quả không thua gì Tây y nhưng quan trọng là cách dùng và liều lượng dụng phải được bác sĩ có bằng cấp tư vấn và kê đơn thuốc để phù hợp với thể trạng mỗi người. Các cây thuốc Đông y thường dùng để trị vôi hóa tiền liệt tuyến gồm: bông mã đề, cây đại tướng quân hoa trắng, kim ngân hoa, lá trầu không.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Doctor có sẵn Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch khám với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.