Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm có phải mức độ nguy hiểm?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm là kết quả xét nghiệm nhiều người nhận được, nhưng người bệnh không hiểu rõ mức độ bệnh tình cũng nhưu cách điều trị hiệu quả. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn đánh giá đúng mức độ và hướng điều trị hiệu quả của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm.

Tổng quan về bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh

Trước hết, bạn cần tìm hiểu tổng quan, nguyên nhân, triệu chứng, mức độ, biến chứng và hướng điều trị của bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn nở tĩnh mạch trong túi da chứa tinh hoàn. Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn hệ thống mạch tinh bao gồm tĩnh mạch tinh trong, tĩnh mạch tinh sau và tĩnh mạch tinh bìu ở nam giới.

Bệnh ít gặp ở bé trai dưới 10 tuổi và người già, nhưng thường gặp ở tuổi dậy thì và thanh thiếu niên. Hầu hết tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh chỉ xảy ra ở bên trái do đường dẫn máu từ tinh hoàn trái. Trong một số trường hợp, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở bên phải hoặc cả hai tinh hoàn.

Đa số nam giới mắc giãn mạch thừng tinh không có biểu hiệu hay triệu chứng nào đặc biệt, đặc trưng để nhận biết bệnh. Ở giai đoạn sớm, bệnh nhân không có biểu hiện lâm sàng, đa số được phát hiện đều do đến khám vô sinh sau đó mới vô tình biết tình trạng giãn mạch thừng tinh. Ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ có một biểu hiện lâm sàng là đau tinh hoàn, và khi sờ sẽ cảm nhận thấy các búi tĩnh mạch giãn ra ở bìu.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh làm ảnh hưởng đến sự hình thành, khả năng di chuyển , chức năng và chất lượng tinh trùng, do đó ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống.

Điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh nhằm cải thiện những bất thường hiện tại như tĩnh mạch tinh bị giãn, mức độ giãn,… và kế hoạch điều trị dự phòng khả năng tái phát sau mổ

Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm
Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm là mức độ nào? Điều trị ra sao?

Giãn tĩnh mạch thừng tinh có mấy cấp độ?

Để nhận định mức độ của bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh cần phân độ dựa vào việc sờ, nhìn thấy búi tĩnh mạch qua thăm khám lâm sàng và hình ảnh quan sát được trên siêu âm.

Dựa trên triệu chứng lâm sàng, bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể được chia theo 5 cấp độ, cụ thể là:

  • Độ 0: không có biểu hiện lâm sàng, chỉ phát hiện ra khi siêu âm, chụp mạch máu cùng các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác.
  • Độ 1: người bệnh tự sờ thấy búi tĩnh mạch khi làm nghiệm pháp Valsava
  • Độ 2: Sờ thấy búi tính mạch khi người bệnh đứng thẳng
  • Độ 3: có thể nhìn thấy rõ bũi tĩnh mạch trong tư thế đứng thẳng
  • Độ 4: dễ dàng nhìn rõ búi tĩnh mạch giãn ngoằn nghèo dưới lớp da bìu cả khi người bệnh đứng hay nằm.

Trong đó, nghiệm pháp Valsalva được thực hiện bằng cách thở ra gắng sức cùng lúc với đóng nắp thanh môn sau khi đã hít vào tối đa. Động được thực hiện giống như động tác rặn khi đại tiện và có tác dụng làm gia tăng áp lực trong lồng ngực. Nghiệm pháp Valsalva làm những thay đổi về huyết áp và mạch đập, xảy ra trong cả giai đoạn rặn của nghiệm pháp và giai đoạn phục hồi sau khi không còn rặn nữa.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm
Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm là mức độ nào? Điều trị ra sao?

Dựa vào kết quả cận lâm sàng hình ảnh bằng cách siêu âm, khi đường kính tĩnh mạch tinh > 2.5mm thì được chẩn đoán là giãn, thường phối hợp nghiệm pháp Valsava để đánh giá giãn tĩnh mạch thừng tinh, và được chia thành 5 cấp độ:

  • Độ 1: không giãn tĩnh mạch tinh trong bìu, xuất hiện dòng trào ngực của đám rối tĩnh mạch tinh trong thừng tinh, đoạn ống bẹn khi làm nghiệm pháp Valsava
  • Độ 2: không giãn ở tư thế nằm, tư thế ứng thì có giãn và dòng trào ngược khu trú ở cực trên tinh hoàn
  • Độ 3: không giãn ở tư thế nằm, tư thế đứng có giãn và dòng trào ngược lan tỏa cả cực trên và cực dưới tinh hoàn
  • Độ 4: giãn và có dòng trào ngược khi làm nghiệm pháp Valsava ở tư thế nằm
  • Độ 5: giãn, có dòng trào ngược ngay cả khi không làm thêm nghiệm pháp Valsava.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm
Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm là mức độ nào? Điều trị ra sao?

Các biện pháp điều trị bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh

Dù căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chủ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản như vô sinh.

Đối với những trường hợp bệnh nhẹ, không gây ảnh hưởng đến chức năng sản xuất và chất lượng tinh dịch thì bệnh nhân chưa cần chữa trị và tiếp tục theo dõi thêm. Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, điển hình như đau tinh hoàn, số lượng tinh trùng ít,…có thể lúc này đã là giai đoạn muộn của bệnh. Các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp thích hợp tùy theo tình trạng cụ thể, tiến hành điều trị theo hai phương pháp là:

Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa thường áp dụng cho những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Để cải thiện tình trạng bệnh lý của mình, Bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và xây dựng lối sống lành mạnh rèn luyện thể chất để cải thiện tình trạng sức khỏe được tốt nhất.

Điều trị phẫu thuật

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thường chỉ định cho những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Những bất thường xảy ra như khả năng sản sinh tinh trùng, các búi tĩnh mạch giãn dài, to ,ngoằn ngoèo kèm theo tinh hoàn bị teo, tinh dịch đồ bất thường,…

Đối với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ lựa chọn một kỹ thuật can thiệp phù hợp với tình trạng và điều kiện kinh tế của bệnh nhân. Các phương pháp can thiệp bao gồm:

  • Phẫu thuật vi phẫu
  • Phẫu thuật nội soi trong ổ bụng hay ngoài phúc mạc
  • Phẫu thuật ổ mở qua đường bẹn, đường bìu.
  • Thực hiện gây nghẽn mạch có chọn lọc thông qua da.

Trong đó, phẫu thuật vi phẫu được áp dụng phổ biến nhất vì có hiệu quả cao, hạn chế được đa số các biến chứng có thể gặp. Tuy nhiên phương pháp này cần điều kiện cơ sở y tế chuyên sâu và trình độ tay nghề của bác sĩ cao.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm
Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm là mức độ nào? Điều trị ra sao?

Tóm lại, giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm là mức nào? Điều trị ra sao? Để đánh giá mức độ của giãn tĩnh mạch thừng tinh, ngoài việc kết quả hình ảnh siêu âm 4mm ra còn kết hợp thêm việc khám lâm sàng để đưa ra mức độ chính xác nhất. Bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cụ thể mức độ bệnh tình. Ngoài ra, bạn có thể cần thực hiện thêm một số xét nghiệm để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản nam giới để đưa ra biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm
Giãn tĩnh mạch thừng tinh 4mm là mức độ nào? Điều trị ra sao?

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.