Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có tái phát không là vấn đề nhiều người quan tâm. Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh đem đến sự khó chịu và bất tiện trong sinh hoạt của người bệnh. Tuy có thể phẫu thuật thành công, nhưng bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ tái phát. Bài viết dưới đây của Docosan sẽ giúp bạn tìm hiểu câu hỏi “Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có tái phát không?”
Tóm tắt nội dung
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là bệnh lý giãn nở tĩnh mạch bên trong túi da chứa tinh hoàn ( còn gọi là bìu ). Bệnh thường gặp nhiều hơn ở nam giới trong độ tuổi trưởng thành.
Nguyên nhân gây bệnh là do vấn đề của các van của các tĩnh mạch nhỏ trong bìu. Các van này hoạt động một chiều, mở ra cho máu chảy và đóng lại khi dòng máu chảy chậm để ngăn không cho dòng máu chảy ngược về. Khi hệ thống van tĩnh mạch suy yếu sẽ xảy ra tình trạng máu chảy ngược về khiến hệ thống tĩnh mạch bị giãn nở. Tác hại của việc này dẫn đến tinh hoàn ở nam giới không thể phát triển bình thường, kéo theo các triệu chứng khác như: đau hoặc sưng bìu.
Một số phương pháp phẫu thuật phổ biến hiện nay
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh. Dựa trên từng tình trạng cụ thể, bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra phương hướng điều. Hiện nay phẫu thuật giãn tĩnh mạch là phương pháp ưu tiên sử dụng. Các hình thức phẫu thuật phổ biến bao gồm:
- Phẫu thuật nội soi thắt tĩnh mạch.
- Phẫu thuật thắt tĩnh mạch trong sau phúc mạc bằng biện pháp mổ hở.
- Phẫu thuật bằng phương pháp truyền thống qua đường bẹn
Ngoài các phương pháp kể trên, hiện nay phương pháp phẫu thuật vi đường bẹn được cho là ít xâm lấn, thời gian phục hồi sau khi mổ nhanh chóng, tỷ lệ giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát sau mổ thấp. Tuy nhiên, cần có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại và bác sĩ trực tiếp mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh phải đảm bảo có tay nghề cao.
Nhũng điều cần lưu ý về mổ giãn tỉnh mạch thừng tinh
Trước khi mổ
Nói với bác sĩ các bệnh nền của bạn đang mắc phải, các loại thuốc đang sử dụng. Có thể bác sĩ sẽ yêu cầu bạn ngưng sử dụng chất làm loãng máu như warfarin hoặc aspirin để giảm nguy cơ chảy máu trong quá trình mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, chẳng hạn như không nên ăn uống trong khoảng từ 8 – 12 giờ trước khi thực hiện phẫu thuật.
Nên xin nghỉ phép nghỉ làm, nghỉ học hoặc sắp xếp lịch trình để an tâm nghỉ ngơi sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh.
Sau khi mổ
- Tuyệt đối không được hoạt động mạnh vì có thể ảnh hưởng đến vết mổ giãn tĩnh mạch.
- Lựa chọn quần áo rộng rãi, chất vải khô thoáng để hạn chế va chạm vào vết thương sau mổ.
- Không vệ sinh cơ thể bằng nước nóng vì có thể khiến tĩnh mạch giãn nở.
- Kiêng quan hệ tình dục 1 tháng sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Người bệnh cần hết sức cẩn thận khi thấy các dấu hiệu như vết mổ bị đỏ, tiết dịch, viêm, bị sưng mà vẫn không thấy giảm sau 3-5 ngày. Hơn nữa, nếu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân như sốt, các dấu hiệu sốc như chóng mặt hoa mắt, buồn nôn, nôn và các triệu chứng bí tiểu, khó tiểu, tụ dịch lỏng xung quanh, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để tái khám ngay lập tức.
Kết quả sau khi mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh
Dựa vào các nghiên cứu kết quả sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh, nam giới có nhiều khả năng cải thiện chất lượng tinh trùng sau mổ, tăng khả năng thụ thai cho nam giới. Đặc biệt là trường hợp điều trị tĩnh mạch thừng tinh giãn nở trồi lên trên bề mặt da dễ dàng quan sát được thường đạt được hiệu quả điều trị tốt.
Thời gian phục hồi sau mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh tùy vào thể trạng từng người, người bệnh cần được chăm sóc đúng cách để nhanh hồi phục sức khỏe và tránh giãn tái phát sau mổ. Đa phần người bệnh có thể trở lại hoạt động bình thường sau khoảng từ 5 – 7 ngày.
Lưu ý là không phải lúc nào kết quả mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh cũng luôn đảm bảo mỹ mãn, tỉ lệ tái phát sau mổ khoảng 5 – 10% bệnh nhân.
Vì sao giãn tĩnh mạch thừng tinh rất dễ bị tái phát?
Nguyên nhân giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát có thể do nhiều yếu tốlà do các yếu tố sau:
- Trường hợp nam giới tự ý điều trị bệnh, dùng sai thuốc hoặc dùng không đúng liều lượng đều khiếnbệnh không điều trị dứt điểm, dễ tái phát trở lại.
- Cơ sở y tế kém về trình độ chuyên môn dẫn đến kết quả điều trị không tốt.
- Thói quen không tốt cho tinh hoàn như: mặc quần áo quá chật, thường xuyên tắm nước quá nóng và vận động mạnh hoặc lười vận động đều khiến tĩnh mạch thừng tinh dễ bị co giãn.
- Sức đề kháng của người bệnh giảm sút, dễ mắc bệnh trở lại.
- Bất thường về mạch máu, hệ thống van tĩnh mạch tinh hoàn suy yếu.
- Đặc thù công việc, người phải đứng hoặc ngồi lâu đều dễ mắc bệnh.
Cách phòng tránh giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cần phải có biện pháp điều trị triệt để kết hợp với duy trì những thói quen sinh hoạt tích cực để bệnh sớm được đẩy lùi, giảm thiểu nguy cơ tái phát. Để tránh nguy cơ giãn tĩnh mạch thừng tinh tái phát sau mổ, người bệnh cần chú ý thực hiện những điều sau đây:
Tránh các vận động hay các hoạt động thẻ thao quá sức, không dùng nước quá nóng để tắm, sử dụng quần lót có kích cỡ phù hợp, thông thoáng, kiêng quan hệ tình dục sau mổ và hạn chế tối đa việc đứng hoặc ngồi quá lâu tại một chỗ. Bên cạnh đó, bạn cần có chế độ ăn uống điều độ, tăng cường bổ sung rau xanh, hoa quả trái cây tươi, tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, chất kích thích.
Ngoài ra, bệnh nhân cần nghiêm túc tuân thủ những chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong và sau khi mổ, không tự ý mua thuốc ở ngoài về điều trị tại nhà hay dừng thuốc giữa chừng khi chưa có lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa. Hơn hết, bệnh nhân cần tái khám theo đúng lịch hẹn để bác sĩ đánh giá kết quả điều trị được chính xác nhất.
Tóm lại, “Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có tái phát không?”. Đáp án là có. Tuy nhiên nếu biết cách phòng ngừa và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, sẽ hạn chế tối đa tái phát. Phục hồi hoàn toàn sau mổ sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái và không bị những khó chịu, hạn chế trong sinh hoạt hằng ngày.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.