Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không? Cần lưu ý gì cho bé? 

Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không là một thắc mắc thường hay gặp hiện nay của các bậc phụ huynh. Chính vì bệnh nang thừng tinh khá phổ biến trẻ trai nhỏ tuổi và điều trị phẫu thuật có thể dứt điểm được bệnh. Vậy mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không và cần lưu ý gì cho bé? Hãy cùng Docosan tìm hiểu nhé!

Tổng quan về bệnh nang thừng tinh ở trẻ em

Nang thừng tinh ở trẻ em hay còn có tên gọi khác là tràn dịch màng tinh hoàn, đây là tên gọi của nhóm bệnh lý bất thường ở phần bẹn – bìu của bé nam. Phần bìu của trẻ bị nang thừng tinh sẽ biểu hiện có sưng to và đau do sự tích tụ chất lỏng trong phần vỏ bọc bao xung quanh tinh hoàn và mào tinh.

Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không
Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không? Tổng quan về bệnh

Bệnh này có tần số cao nhất ở trẻ sơ sinh và có khả năng tự biến mất khi trẻ lên một đến hai tuổi. Đối với trẻ lớn hơn, bệnh xuất hiện khi phần bẹn – bìu của trẻ sau một đợt bị viêm nhiễm hoặc chấn thương. 

Thực tế là nhiều trẻ nam bị bệnh nang thừng tinh mà không có biểu hiện gây hại hay đau đớn trong sinh hoạt của trẻ thì thường sẽ không được cần thăm khám và điều trị. Tuy nhiên nếu trẻ bệnh bị đau nhiều hơn, phần bìu sưng lớn và căng phồng thì các bố mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Nguyên nhân bệnh nang thừng tinh

Nguyên nhân chính sinh ra bệnh nang thừng tinh là do các ống phúc tinh mạc ở trẻ nam chưa được đóng kín hoàn toàn sau khi sinh. Từ đó gây ra hiện tượng dòng di chuyển dịch trong ổ bụng chảy xuống bao tinh hoàn và ứ đọng lại hình thành các nang nước ở phần bìu, bẹn của trẻ.

Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không
Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không? Bác sĩ khám vùng bìu của trẻ

Bệnh nang thừng tinh ở trẻ trai dễ dàng phát hiện khi quan sát phần bìu của trẻ bị sưng to, có thể là không đau ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn. Kích thước của nang thừng tinh sẽ phụ thuộc vào tình trạng ứ đọng dịch, kèm theo phản ứng viêm nặng hay nhẹ ở mỗi trẻ khác nhau.

Trẻ chưa mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không? 

Tuy trẻ bị nang thừng tinh giai đoạn sớm sẽ không gây đau đớn hay ảnh hưởng tới khả năng sinh sản, nhưng có thể gây ra những bất tiện trong sinh hoạt cho cả bé và phụ huynh. Lúc này nhiều ông bố bà mẹ sẽ đặt ra nhiều thắc mắc về việc mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy hiểm không? Câu trả lời tốt nhất là dẫn bé đi gặp bác sĩ để được đánh giá mức độ của bệnh nang thừng tinh và tư vấn theo dõi hoặc điều trị phẫu thuật. 

Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không
Trẻ chưa mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không? 

Tình trạng nang thừng tinh hình thành và phát triển lâu ngày, sẽ có hiện tượng các nang nước vỡ ra và gây nhiễm trùng tinh hoàn, mào tinh ảnh hưởng đến khả năng sản sinh tinh trùng. Ngoài ra các nang này còn là yếu tố nguy cơ của các bệnh lý khác như thoát vị bẹn, gây nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ sau này.

Điều trị bệnh nang thừng tinh trẻ em

Một biện pháp phòng tránh hiệu quả cũng như phát hiện kịp thời bệnh nang thừng tinh ở trẻ nhỏ. Mẹ mẹ nên thường xuyên quan sát, để ý bộ phận sinh dục ở trẻ nam khi có bất thường như sưng một bên kèm tấy đỏ. Tìm hiểu rõ các cách điều trị có thể giúp các bậc phụ huynh trả lời cho câu hỏi mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không?

Đối với trẻ dưới 2 tuổi

Bệnh nang thừng tinh thường gặp ở trẻ sơ sinh và khả năng tự phục hồi hoàn toàn khi trẻ lớn lên đến 2 tuổi. Chính vì vậy, đối với các trẻ nhỏ hơn 24 tháng tuổi sẽ được bác sĩ chỉ định theo dõi tại nhà và tỷ lệ bệnh tự biến mất khá cao.

Chỉ định phẫu thuật nang thừng tinh

Nếu trẻ nam đã lớn hơn hai tuổi mà vẫn còn hiện tượng sưng phần bìu, có thể kèm thêm viêm da xung quanh. Tất cả các trẻ sẽ được làm xét nghiệm và chỉ định phẫu thuật, đồng thời bác sĩ sẽ tư vấn cho bố mẹ biết mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không? 

Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không
Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không? Dinh dưỡng sau mổ cũng quan trọng

Dù trẻ bị bệnh nang thừng tinh được áp dụng phương pháp phẫu thuật nào thì sau khi mổ, trẻ cần được chăm sóc cùng với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hầu hết dinh dưỡng sẽ được cung cấp qua đường tĩnh mạch trong vài ngày đầu, sau đó là các món lỏng để dễ tiêu hóa. Ngoài ra trẻ trước và sau mổ còn được sử dụng các thuốc giảm đau, giảm phù nề và kháng sinh để hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Phẫu thuật mở đường bẹn

Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một vết da nhỏ khoảng từ 2 đến 3cm tại phần các nếp gấp da ở bụng. Rồi tiến hành phẫu tích và thắt lại các ống phúc tinh mạc chưa được đóng kín của trẻ. Mục đích là ngăn chặn dịch trong ổ bụng chảy xuống phần bìu và ứ đọng thành nang thừng tinh.

Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không
Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không? Phẫu thuật mở đường bẹn

Sẽ có nhiều bố mẹ quan ngại về cách mở đường bẹn mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không? Ưu điểm của phương pháp này là thời gian tiến hành phẫu thuật nhanh chóng, có thể chữa trị triệt để hoàn toàn được bệnh. Nhưng cũng có nhược điểm là sau khi phẫu thuật trẻ sẽ xuất hiện sẹo.

Phẫu thuật nội soi

Hiện nay, mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không? Nếu trẻ được áp dụng phẫu thuật nội soi thì mức độ an toàn sẽ rất cao. Đã có nhiều phương pháp mổ nội soi hiện đại để điều trị bệnh nang thừng tinh ở trẻ như: mổ nội soi một lỗ, mổ nội soi hai, ba lỗ. Trong đó phổ biến nhất và mang lại nhiều ưu điểm an toàn là mổ nội soi một lỗ.

Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không
Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không? Phẫu thuật nội soi có độ an toàn cao

Việc áp dụng phương pháp mổ nội soi một lỗ giúp trẻ hạn chế các cơn đau và rút ngắn thời gian phục hồi sau mổ nhanh chóng. Đồng thời cũng giúp các bác sĩ kiểm tra được bên tinh hoàn còn lại của trẻ có bị nang thừng tinh hay không, từ đó xử lý luôn trong quá trình phẫu thuật mà không cần phải mổ lần hai.


Mổ nang thừng tinh có nguy hiểm không là điều thắc mắc của bậc phụ huynh khi con mình bị mắc bệnh. Các hiểu biết và nhận thức thiếu sót có thể dẫn đến trẻ không được điều trị kịp thời và xảy ra các biến chứng không mong muốn. Vậy thì bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn về một số các kiến thức cơ bản nhất về bệnh nang thừng tinh, cũng như những điều cần được lưu ý và ghi nhớ khi trẻ có chỉ định phẫu thuật. 

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline.

Contact Me on Zalo