Phình đại tiền liệt tuyến là bệnh nam khoa xảy ra khi cơ quan này có kích thước lớn bất thường và gây khó khăn trong việc đi tiểu hoặc dẫn tới các vấn đề sức khỏe khác. Tùy vào mức độ phình đại tiền liệt tuyến mà đàn ông có thể được điều trị bằng nội khoa, kiểm soát yếu tố nguy cơ hoặc phải can thiệp phẫu thuật. Hãy cũng Docosan tìm hiểu nhé!
Tóm tắt nội dung
Phình đại tiền liệt tuyến là bệnh gì?
Tuyến tiền liệt là một cơ quan có vai trò quan trọng trong hệ sinh dục của nam giới, vị trí nằm ngay dưới cổ bàng quang và bao quanh đoạn đầu niệu đạo. Tuyến tiền liệt có chức năng trong việc sản xuất ra chất bôi nhờn và một số thành phần của tinh dịch để nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng.
Tuyến tiền liệt sẽ phát triển ổn định ở độ tuổi 20-25, khi nam giới bước vào độ tuổi 40 thì tuyến tiền liệt bắt đầu tăng sinh mạnh hơn bất thường gây phì đại tuyến. Tuổi càng cao thì khả năng mắc bệnh phình đại tiền liệt tuyến càng lớn, hầu hết đàn ông khi bước vào tuổi 80 thì gần như ai cũng mắc bệnh.
Phình đại tiền liệt tuyến hay còn gọi là phì đại lành tính u tuyến tiền liệt, căn bệnh phổ biến ở đàn ông nước ta. Sự tăng kích thước bất thường của phình đại tiền liệt tuyến có thể làm chèn ép vào niệu đạo và bàng quang, gây ra các triệu chứng và các vấn đề về đường tiết niệu và chức năng thận.
Nguyên nhân phình đại tiền liệt tuyến
Nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng phình đại tiền liệt tuyến hiện vẫn chưa được xác nhận rõ, nhưng các bác sĩ nam khoa nghi ngờ có sự tăng quá mức hormone mà đàn ông tiết ra kích thích tăng trưởng tế bào tuyến tiền liệt.
Các yếu tố nguy cơ gây bệnh phình đại tiền liệt tuyến thường do thói quen uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng và thường xuyên nhịn tiểu quá lâu…, đồng thời cũng có một vài yếu tố do gen di truyền và tuổi tác gây bệnh.
Tùy vào mức độ tăng kích thước phình đại tiền liệt tuyến mà bệnh nhân có thể bị rối loạn đi tiểu giai đoạn sớm và rất khó chịu hoặc triệu chứng xuất hiện từ từ âm thầm. Nghiêm trọng nhất khi có biến chứng ảnh hưởng làm thành bàng quang không còn khả năng giữ nước tiểu, khiến bệnh nhân phình đại tiền liệt tuyến đi tiểu không tự chủ được nữa, nước tiểu tự thoát ra liên tục ngay cả khi không mắc.
Triệu chứng phình đại tiền liệt tuyến
Mức độ biểu hiện của triệu chứng phình đại tiền liệt tuyến sẽ khác nhau tùy vào mỗi người. Nhưng nói chung các dấu hiệu có xu hướng trở nên tệ dần theo thời gian.
- Tiểu ngập ngừng, ngắt quãng
- Tiểu són, cảm giác tiểu không hết
- Tiểu khó, tiểu đau buốt
- Đi tiểu liên tục, tiểu nhiều vào ban đêm;
- Tiểu rắt, tiểu nhiều lần tuy nhiên lượng nước tiểu mỗi lần ít
- Sinh lý đàn ông giảm sút
- Tiểu ra máu giữa dòng hoặc cuối dòng
- Đa số nam giới bị các cơn đau lưng và ngày càng khó chịu.
Kích cỡ của phình đại tiền liệt tuyến không thể xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng của bệnh. Một số nam giới dù phình đại tiền liệt tuyến đã có kích thước lớn nhưng triệu chứng thì lại rất ít, trong khi những người khác lại có dấu hiệu nghiêm trọng hơn dù kích thước phình đại tiền liệt tuyến không to. Điều này có thể giải thích rằng tùy vào sức đề kháng và các yếu tố nguy cơ khác kèm theo của người bệnh.
Chẩn đoán phình đại tiền liệt tuyến
Tình trạng phình tuyến tiền liệt thường gặp nhất là nam giới có tuối trên 50 tuổi, hầu hết bệnh nhân tới bệnh viện khi có triệu chứng bất thường về vấn đề đi tiểu và đau lưng kéo dài.
Khám hậu môn trực tràng chẩn đoán phình đại tiền liệt tuyến. Đây là phương pháp khám lâm sàng đơn giản để bác sĩ nam khoa có thể ước lượng, kiểm tra kích thước tuyến tiền liệt phình to có bất thường hay không. Bác sĩ khi thăm khám trực tràng sẽ kiểm tra được kích thước và mức độ chèn ép của tuyến này.
Xét ngiệm phình đại tiền liệt tuyến
Sau khi kết hợp thăm khám lâm sàng với triệu chứng bệnh, bác sĩ nam khoa có nghi ngờ phình đại tiền liệt tuyến thì sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm như:
- Xét nghiệm nước tiểu tìm vi khuẩn và bạch cầu giúp phân biệt triệu chứng phình đại tiền liệt tuyến với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu thông thường.
- Xét nghiệm máu giúp đánh giá chức năng thận cùng bilan viêm của tác nhân nhiễm trùng tiết niệu.
- Soi bàng quang: Một ống soi nhỏ được bác sĩ xét nghiệm đưa vào đường tiểu, từ đó có thể kiểm bên trong niệu đạo và bàng quang có bất thường hay không, có thể cung cấp hình ảnh về phình đại tiền liệt tuyến.
- Sinh thiết được thực hiện khi nghi ngờ phình đại tiền liệt tuyến có liên quan đến sự xuất hiện của khối u bất thường và cần xác định bản chất là lành tính hoặc ung thư.
- Siêu âm qua trực tràng: bác sĩ có thể quan sát được bàng quang, trạng thái phình đại tiền liệt tuyến và các bất thường đường niệu khác kèm theo.
- Kiểm tra niệu động học: Xét nghiệm này giúp đánh giá hoạt động lưu trữ, đào thải nước tiểu của niệu đạo và bàng quang có bất thường hay không, từ đó xác định có biến chứng của phình đại tiền liệt tuyến chưa.
Điều trị phình đại tiền liệt tuyến
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị hiệu quả cho bệnh phình đại tiền liệt tuyến và cần bác sĩ xem xét các triệu chứng, kích thước của tuyến tiền liệt và các vấn đề sức khỏe khác. Điều trị u phì đại tiền liệt tuyến bao gồm các liệu pháp nội khoa sử dụng thuốc, thay đổi lối sống và phẫu thuật ngoại khoa.
Bệnh phình đại tiền liệt tuyến đang là vấn đề phiền toái của nhiều đàn ông hiện đại vì bệnh có diễn tiến âm thầm khó phát hiện. Tuy nhiên nếu người nam có các dấu hiệu gợi ý và đi khám bác sĩ nam khoa càng sớm. Tỷ lệ chẩn đoán và điều trị thành công bệnh phình đại tiền liệt tuyến có thể rất cao, giúp hồi phục cuộc sống bình thường cho đàn ông.
Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.
Nguồn tham khảo: Mayoclinic