Suy giảm testosterone là tình trạng phổ biến với khoảng 20% ở nam giới vị thành niên và thanh niên. Khi nội tiết tố nam bị suy giảm, nam giới sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề không mong muốn, ảnh hưởng đến sức khoẻ và đời sống tình dục. Vì thế, để kiểm soát lượng nội tiết tố nam ổn định, nam giới cần nắm rõ những nguyên nhân và dấu hiệu suy giảm testosterone để điều trị từ sớm. Doctor có sẵn sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Tóm tắt nội dung
Testosterone là gì?
Testosterone là hormone sinh dục được sản xuất chủ yếu tại tế bào Leydig trong tinh hoàn và một ít tại tuyến thượng thận từ tuần thứ 7 của thai kỳ, đạt nồng độ đỉnh ở giai đoạn dậy thì và độ tuổi 20 – 30.
Ở tuổi dậy thì, testosterone giúp nam giới phát triển cơ bắp, giọng nói trầm hơn, tăng kích thước dương vật và tinh hoàn. Ở tuổi trưởng thành, nó sẽ giữ cho cơ bắp và xương của nam giới chắc khỏe, duy trì hứng thú với tình dục.
Tuy nhiên, khi vượt qua tuổi 30, nồng độ testosterone bắt đầu giảm đi. Đi kèm với sự sụt giảm testosterone là giảm ham muốn tình dục, khiến nhiều nam giới lầm tưởng rằng việc mất hứng thú với chuyện chăn gối chỉ đơn giản là do tuổi tác. Các dấu hiệu rõ ràng hơn của sự suy giảm testosterone thường xuất hiện ở độ tuổi 40.
Nguyên nhân suy giảm testosterone
Suy giảm testosterone là tình trạng nồng độ testosterone trong máu thấp dưới mức bình thường của một người đàn ông trưởng thành là khoảng 300 – 1000 (ng/dL). Nguyên nhân nồng độ testosterone trong máu thấp hơn bình thường có thể do một số tình trạng gây ra, bao gồm:
- Chấn thương tinh hoàn
- Ung thư tinh hoàn hoặc điều trị ung thư tinh hoàn
- Rối loạn nội tiết tố
- Nhiễm trùng
- HIV/AIDS
- Bệnh gan, thận mãn tính
- Bệnh đái tháo đường type 2
- Béo phì
- Rối loạn tuyến yên
- Bệnh tự miễn
Ngoài ra, một số loại thuốc và tình trạng di truyền cũng có thể làm giảm điểm testosterone của nam giới. Lão hóa không góp phần vào điểm thấp. Trong một số trường hợp, nguyên nhân chưa được biết.
Dấu hiệu suy giảm testosterone
Suy giảm testosterone có thể khiến nam giới gặp phải một số triệu chứng sau đây:
Giảm ham muốn tình dục
Testosterone đóng vai trò quan trọng đối với ham muốn tình dục. Một số người có thể gặp suy giảm ham muốn tình dục khi họ già đi, tuy nhiên những người có nồng độ testosterone thấp có thể bị suy giảm mạnh hơn.
Khó đạt được và duy trì sự cương cứng
Testosterone giúp đạt và duy trì cương cứng bằng cách thông báo cho các receptor trong não sản xuất nitric oxide – phân tử giúp kích thích một chuỗi phản ứng hóa học để tạo ra sự cương cứng.
Khi bị suy giảm testosterone, bạn có thể gặp khó khăn trong việc đạt được cương cứng khi quan hệ tình dục hoặc có cương cứ tự phát, chẳng hạn như trong giấc ngủ. Ngoài ra, một số vấn đề sức khỏe khác cũng có thể gây khó khăn cho việc cương cứng, bao gồm:
- Đái tháo đường
- Rối loạn tuyến giáp
- Huyết áp cao
- Cholesterol cao
- Trầm cảm
- Stress
- Lo âu
- Hút thuốc lá, rượu bia
Cảm giác nóng bừng
Những cơn nóng bừng có thể là dấu hiệu suy giảm testosterone ở nam giới. Ngoài ra, bạn cũng có thể trải qua tình trạng: Tiết mồ hôi nhiều, đỏ da, đổ mồ hôi vào ban đêm,…
Rụng tóc
Testosterone đóng vai trò trong quá trình sản xuất tóc. Vì thế, tình trạng hói đầu là một phần tự nhiên của quá trình già đi ở nam giới, mặc dù có thể do di truyền nhưng những người có nồng độ testosterone thấp dễ bị rụng tóc hơn.
Mệt mỏi
Nam giới suy giảm testosterone có thể gặp triệu chứng mệt mỏi, không có động thực tập thể dục, giảm năng lượng dù đã ngủ đủ giấc.
Khối lượng cơ giảm
Các nghiên cứu cho thấy nồng độ testosterone có ảnh hưởng đến khối lượng cơ. Nam giới suy giảm testosterone có thể gặp tình trạng giảm khối lượng cơ.
Khối lượng xương giảm
Loãng xương là tình trạng giảm mật độ xương. Testosterone giúp sản xuất và củng cố mật độ xương, do đó nam giới bị suy giảm testosterone, đặc biệt là người già, có thể có khối xương thấp hơn và dễ bị gãy xương hơn.
Tăng lượng mỡ trong cơ thể
Suy giảm testosterone có thể gây tăng lượng mỡ trong cơ thể hoặc bệnh vú to ở nam giới. Tình trạng này xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa nồng độ testosterone và estrogen trong cơ thể.
Giảm trí nhớ
Cả nồng độ testosterone, chức năng nhận thức, đặc biệt là trí nhớ, đều giảm dần đi theo tuổi tác. Do đó, các bác sĩ đã lý giải rằng suy giảm testosterone có thể ảnh hưởng đến trí nhớ.
Theo một nghiên cứu năm 2019, testosterone có tác dụng tích cực, bảo vệ thần kinh và khả năng nhận thức ở nam giới lớn tuổi. Kết quả cho thấy việc bổ sung testosterone có thể cải thiện trí nhớ ở nam giới lớn lớn tuổi có mức testosterone thấp.
Thay đổi tâm trạng
Nam giới suy giảm testosterone có thể trải qua thay đổi tâm trạng. Bởi testosterone ảnh hưởng đến nhiều quá trình vận động của cơ thể, vì thế nó cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần.
Kích thước tinh hoàn và dương vật nhỏ hơn
Cơ thể cần testosterone để phát triển dương vật và tinh hoàn, vì vậy nồng độ testosterone thấp có thể khiến kích thước dương vật và tinh hoàn nhỏ hơn một cách không cân đối.
Thiếu máu
Nồng độ testosterone thấp có thể tăng nguy cơ thiếu máu. Theo một nghiên cứu năm 2017, khi sử dụng gel testosterone cho nam giới có mức testosterone thấp và thiếu máu, họ nhận thấy rằng có sự cải thiện về lượng máu so với những người sử dụng giả dược.
Phòng khám điều trị suy giảm testosterone ở nam giới
Phòng khám Đa khoa Family Health là phòng khám đầu tiên ở Bình Thạnh tích hợp mô hình nhà thuốc đạt chuẩn GPP theo phê duyệt của Bộ Y Tế, với cam kết cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện hàng đầu cho nam giới và gia đình. Phòng khám tập trung vào việc đảm bảo chất lượng và tiếp cận các phương pháp y tế tiên tiến với chi phí hợp lý.
Family Health cũng là phòng khám có chuyên môn hàng đầu trong lĩnh vực như nam khoa. Trong đó, dịch vụ tư vấn và điều trị suy giảm testosterone tại phòng khám được nhiều khách hàng đánh giá cao. Các chuyên gia y tế sẽ thực hiện kiểm tra, xét nghiệm testosterone và đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân để đưa ra các phương pháp chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Bảng giá
Khám online:
- Tư vấn nam khoa: 100.000 VND
Khám tại phòng khám:
- Tư vấn nam khoa: 250.000 VND
- Gói xét nghiệm tổng quát nâng cao: 2.536.000 VND
- Bộ xét nghiệm sinh sản nam: 1.400.000 VND – 1.120.000 VND
Bác sĩ
Đội ngũ chuyên gia của Family Health bao gồm các tiến sĩ, thạc sĩ và bác sĩ có kinh nghiệm dày dặn trong các chuyên khoa như nam khoa tiết niệu, nhi khoa, tai mũi họng, nhằm mang đến dịch vụ y tế chất lượng cao và ưu tiên lợi ích sức khỏe của khách hàng.
Trong đó, giữ vai trò chuyên môn tại chuyên khoa nam khoa bao gồm các bác sĩ:
Cơ sở vật chất
Phòng khám chủ trương trang bị cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng cao về y khoa nhằm tiếp cận phương pháp, kỹ thuật và phác đồ điều trị tốt nhất nhưng chi phí hợp lý.
Đánh giá từ khách hàng
Một số đánh giá từ phía khách hàng khi khám tại Phòng khám Đa khoa Family Health:
- “Phòng khám sạch đẹp. Đội ngũ nhân viên phục vụ rất tận tình, đến đón niềm nở, ra về dặn dò chu đáo. Giá cả hợp lý.”
- “Lần đầu mình đăng kí tư vấn Online nên cũng không tin lắm nhưng thấy chi phí vừa phải nên cũng thử xem vì ngại đi phòng khám. Tư vấn xong mình thấy an tâm hẳn. Cám ơn bác sĩ Đại.”
- “Nhân viên chu đáo, tư vấn kỹ, không mất công chen lấn như đi bệnh viện công.”
- “Phòng khám sạch sẽ, khám nam khoa hơi ngại nhưng được cái bác sĩ tâm lý.”
- “Thủ tục nhanh chóng, mấy bạn nhân viên nhiệt tình, giá cao nhưng tiền nào của đó, không phải chờ lâu.”
Phương pháp chẩn đoán
Để xác định tình trạng suy giảm testosterone, bên cạnh việc kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm đo nồng độ testosterone trong máu của bệnh nhân. Xét nghiệm testosterone được thực hiện như các xét nghiệm máu thông thường và thường được tiến hành vào buổi sáng khi nồng độ hormone testosterone đạt mức cao nhất. Trước khi thực hiện xét nghiệm, bác sĩ thường yêu cầu bệnh nhân ngừng sử dụng các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến mức độ hormone trong máu.
Mức testosterone bình thường ở mức 300 đến 1.000 nanogram mỗi deciliter (ng/dL). Suy giảm testosterone được chẩn đoán là khi nồng độ testosterone giảm xuống dưới 300 ng/dL. Khi kết quả xét nghiệm testosterone thấp hơn ngưỡng này, tình trạng sức khỏe và sinh lý của nam giới có thể bị ảnh hưởng, gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, khó cương cứng dương vật hoặc thậm chí vô sinh.
Ngoài ra, còn có một số các xét nghiệm khác có thể được thực hiện để xác định nguyên nhân gây ra nồng độ testosterone thấp. Các xét nghiệm để chẩn đoán testosterone thấp và nguyên nhân của nó bao gồm:
- Testosterone huyết thanh
- Hormone tạo hoàng thể
- Nồng độ prolactin trong máu
Điều trị suy giảm testosterone
Nồng độ testosterone suy giảm khi bạn già đi là điều bình thường. Tuy nhiên nếu suy giảm testosterone ở người trẻ là vấn đề và việc điều trị sẽ được cân nhắc dựa trên các triệu chứng liên quan.
Liệu pháp thay thế testosterone là phương pháp điều trị phổ biến cho tình trạng suy giảm testosterone. Đây là phương pháp trị liệu suốt đời, nếu ngừng điều trị, nồng độ testosterone sẽ giảm xuống.
Một số tác dụng phụ có thể gặp, bao gồm:
- Mụn
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Tinh hoàn co lại
- Số lượng tinh trùng giảm
- Số lượng hồng cầu tăng
- Giữ nước
- Bàn chân hoặc mắt cá chân bị sưng
Tuy nhiên, liệu pháp testosterone không phù hợp đối với các trường hợp sau:
- Người mắc bệnh tim không được điều trị
- Người bị ung thư vú hoặc tuyến tiền liệt
- Người bị ngưng thở khi ngủ
- Người có số lượng hồng cầu tăng cao
- Dự định có con
Bạn có thể làm gì để tăng cường testosterone?
Ngoài việc áp dụng các phương pháp điều trị bằng thuốc, bạn cũng cần thực hiện một số biện pháp tự nhiên để tăng cường testosterone:
- Tập thể dục đều đặn từ 30 – 60 phút, duy trì tần suất 5 lần mỗi tuần để rèn luyện thể chất.
- Thay đổi lối sống tích cực, cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi.
- Chế độ ăn uống cân đối, tăng cường các thực phẩm tốt cho sức khỏe nam giới như hải sản, thịt bò, trứng, sữa, ngũ cốc và hạt các loại.
- Sắp xếp công việc hợp lý, cân đối nghỉ ngơi phù hợp.
- Dành thời gian để nghe nhạc, đọc sách, thiền, trò chuyện cùng bạn bè hoặc người thân.
- Tập hít thở sâu giúp giải tỏa những căng thẳng thần kinh.
- Tránh căng thẳng, lo âu.
- Tránh thức khuya, ngủ đủ giấc 7 – 8 giờ mỗi ngày.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Hầu hết mọi người không biết mức testosterone của mình đang giảm, bởi đây không phải là một trong những chỉ số kiểm tra sức khỏe thường xuyên được thực hiện. Việc xét nghiệm thường được thực hiện khi bạn gặp các triệu chứng như:
- Giảm ham muốn tình dục
- Mệt mỏi thường xuyên
- Rối loạn cương dương
Nếu bạn đang gặp những triệu chứng trên, hãy trao đổi với bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Câu hỏi thường gặp
Suy giảm testosterone có chữa được không?
Suy giảm testosterone có thể được điều trị được bằng liệu pháp thay thế testosterone để tăng cường nồng độ hormone trong cơ thể. Thuốc uống, gel, bôi hoặc tiêm testosterone thường được sử dụng để cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục, và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, việc điều trị cần được theo dõi chặt chẽ để tránh các tác dụng phụ và đảm bảo hiệu quả điều trị.
Suy giảm testosterone có hại không?
Suy giảm testosterone có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sinh lý nam giới. Các triệu chứng bao gồm giảm ham muốn tình dục, mất tập trung, mệt mỏi, giảm khối cơ, rụng tóc và thậm chí gây ra vấn đề về tâm lý. Ngoài ra, suy giảm testosterone có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh như loãng xương và bệnh tim mạch.
Suy giảm testosterone mất ngủ không?
Suy giảm testosterone có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, giảm thời gian ngủ và làm mất giấc ngủ sâu. Tuy nhiên, mất ngủ có thể có nguyên nhân khác ngoài suy giảm testosterone và cần được xem xét kỹ lưỡng.
Suy giảm testosterone tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tâm lý và sức khỏe của nam giới. Hiện nay, liệu pháp thay thế testosterone là phương pháp điều trị thường được áp dụng. Nếu bạn đang gặp các dấu hiệu suy giảm testosterone, hãy đặt lịch khám trên Docosan.com với các bác sĩ với chuyên khoa phù hợp.
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/32081788/
- https://www.webmd.com/men/features/low-testosterone-explained-how-do-you-know-when-levels-are-too-low
- https://health.clevelandclinic.org/declining-testosterone-levels/
- https://www.healthline.com/health/low-testosterone/warning-signs
- https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/31296441/
- https://jamanetwork.com/journals/jamainternalmedicine/fullarticle/2604139