Tắc ống dẫn tinh: Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Bệnh tắc ống dẫn tinh đang là vấn đề được quan tâm của các đấng mày râu hiện nay. Chính vì nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng nhưng biểu hiện triệu chứng thường sẽ âm thầm và ảnh hưởng dần dần đến chức năng sinh sản của nam giới. Vậy hãy cùng Docosan tìm hiểu về căn bệnh này nhé!

Tổng quan tắc ống dẫn tinh

Tắc ống dẫn tinh là bệnh lý nam khoa thường gặp và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản của nam giới, do hiện tượng ống dẫn tinh trùng của nam giới bị chặn ở một vị trí nào đó dẫn đến tinh trùng không thể thoát ra ngoài một cách bình thường khi có hành động xuất tinh.

Nguyên nhân tắc ống dẫn tinh

  • Dị tật bẩm sinh: cơ quan sinh dục trong của nam giới có thể gặp phải một số dị tật bẩm sinh như không có thân và đuôi mào tinh hoàn, ống dẫn tinh bị khiếm khuyết đoạn nào đó hoặc toàn bộ; ống dẫn tinh với mào tinh hoàn không liên kết với nhau… sẽ gây ra tình trạng tắc ống dẫn tinh.
  • Các bệnh viêm nhiễm sinh dục: người đàn ông mắc các bệnh viêm nhiễm cơ quan sinh dục nam như viêm tuyến tiền liệt, viêm mào tinh hoàn, viêm túi tinh, viêm bẹn bìu… thường bị tắc ống dẫn tinh thứ phát.
  • Tắc ống dẫn tinh còn là biến chứng của các bệnh truyền nhiễm lây qua quan hệ tình dục như giang mai, lậu, tạp khuẩn, kí sinh trùng, HIV…
Tắc ống dẫn tinh
  • Có các khối u : khi hình thành các khối u như ung thư túi tinh, ung thư mào tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt… cũng có thể là nguyên nhân gây tắc ống dẫn tinh bên có khối u phát triển.
  • Chấn thương: nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tắc ống dẫn tinh ở nam giới. Các chấn thương vùng đáy chậu, chấn thương vùng bẹn bìu, nếu như không được điều trị kịp thời đúng phương pháp sẽ dẫn đến biến chứng tắc ống dẫn tinh kéo dài.
  • Tổn thương trong quá trình tiểu phẫu: nam giới tiến hành các tiểu phẫu điều trị thoát vị bẹn, tiểu phẫu thắt giãn mạch thừng tinh, cắt bỏ ung thư thừng tinh, tiểu phẫu tại tuyến tiền liệt, thắt ống dẫn tinh triệt sản hay can thiệp chụp ống dẫn tinh không đảm bảo an toàn… cũng làm tăng nguy cơ tổn thương ống dẫn tinh và để lại sẹo làm tắc ống dẫn tinh.
Tắc ống dẫn tinh
Chấn thương trong quá trình tiểu phẫu có thể gặp

Triệu chứng tắc ống dẫn tinh

Một người đàn ông bị bệnh sẽ có các biểu hiện của tắc ống dẫn tinh như sau:

  • Tinh hoàn ở bên bị tắc ống dẫn tinh có khả năng bị thu hẹp hoặc teo nhỏ.
  • Có cảm giác bất thường khi sờ nắn tinh hoàn, da vùng bẹn, mào tinh hoàn hoặc ống dẫn tinh.
  • Dù hai vợ chồng quan hệ tình dục bình thường mà không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào, sẽ có tình khó có thể có con hoặc hiếm muộn nếu người chồng bị tắc ống dẫn tinh.
Tắc ống dẫn tinh

Biểu hiện của tắc ống dẫn tinh qua xét nghiệm

Một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể hỗ trợ xác định được một người nam giới đang bị tắc ống dẫn tinh:

  • Xét nghiệm tinh dịch đồ thấy tinh trùng rất ít, thưa thớt hoặc không có tinh trùng luôn.
  • Xét nghiệm sinh hoá máu cho kết quả nồng độ FSH và LH máu bình thường hoặc hơi cao.

Dấu hiệu tắc ống dẫn tinh

Hiện nay bệnh lý tắc ống dẫn tinh có thể xảy ra ở bất kỳ nam giới nào và ở mọi lứa tuổi khác nhau. Tuy nhiên về tần suất phát hiện thì thường gặp ở độ tuổi sau dậy thì và trung niên, do các triệu chứng không rõ ràng ở trước tuổi dậy thì nên thường bị bỏ sót. 

Biến chứng khi bị tắc ống dẫn tinh

Tắc ống dẫn tinh có thể gây ra một trong số những biến chứng cho nam giới như sau đây:

  • Hậu quả nghiêm trọng nhất của bệnh tắc ống dẫn tinh là vô sinh do ống dẫn tinh trùng bị tắc nghẽn sẽ ngăn cản tinh trùng xuất tinh ra để gặp trứng.
  • Gây ảnh hưởng tới tâm lý người đàn ông, họ cảm thấy mặc cảm, tự ti và thiếu sức sống. 
  • Tình trạng rối loạn nội tiết tố nam gây ra sự khó chịu và ảnh hưởng công việc
  • Đe dọa hạnh phúc gia đình khi người đàn ông không thể đảm bảo chức năng sinh sản được.
Tắc ống dẫn tinh
Đe dọa hạnh phúc gia đình khi người đàn ông không thể đảm bảo chức năng sinh sản được

Phòng ngừa bệnh tắc ống dẫn tinh

  • Khi bạn phát hiện bản thân mắc một số dị tật bẩm sinh thuộc cơ quan sinh dục ngoài hoặc trong, thì cần đi khám nam khoa để được can thiệp kịp thời và có biện pháp xử lý sớm để tránh biến chứng tắc ống dẫn tinh.
  • Điều trị càng sớm càng tốt các khối u bướu ở tinh hoàn và tuyến tiền liệt.
  • Phòng tránh tốt các bệnh xã hội lây nhiễm qua đường tình dục, đảm bảo thực hiện quan hệ chung thuỷ một vợ, một chồng.
  • Hạn chế tối đa các chấn thương trong cuộc sống thường ngày và tập luyện.
  • Khi cần làm thủ thuật nào đó ở cơ quan sinh dục nam thì phải chọn cơ sở y tế chất lượng, uy tín và độ tin tưởng cao để tránh gặp phải tổn thương trong quá trình phẫu thuật mà gây hậu quả tắc ống dẫn tinh.
Tắc ống dẫn tinh
Đi khám nam khoa sớm nếu phát hiện các di tật cơ quan sinh dục nam

Cách điều trị tắc ống dẫn tinh

Bác sĩ nam khoa sẽ thăm khám, làm xét nghiệm cho bệnh nhân và chỉ định các phương pháp điều trị tùy thuộc vào tình trạng mỗi người.

  • Trường hợp tắc ống dẫn tinh nặng thì phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đoạn tắc rồi nối hai đoạn bình thường với nhau.
  • Trường hợp bị tắc ống dẫn tinh do những tổn thương viêm nhiễm mào tinh hoàn thì phẫu thuật kết hợp với kháng sinh để điều trị dứt điểm.
Tắc ống dẫn tinh
  • Những người bệnh vẫn muốn có con, bác sĩ sẽ tư vấn hướng xử trí tùy vào tình trạng tắc ống dẫn tinh. Nếu đã không có tinh trùng, có thể lấy tinh trùng từ mào tinh hoàn bằng phương pháp vi phẫu, tuy nhiên không lấy được tinh trùng từ mào tinh hoàn được thì sẽ lấy trực tiếp từ tinh hoàn.

Người mắc bệnh tắc ống dẫn tinh là trong quá trình xuất tinh, tinh trùng bị ngăn cản gặp trứng và gây hậu quả nghiêm trọng nhất là dẫn đến vô sinh nam. Đa số nam giới bị bệnh sẽ cảm thấy mặc cảm, tự ti, gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý, công việc và hơn thế nữa là đe dọa hạnh phúc gia đình. Nếu bạn có các dấu hiệu của tắc ống dẫn tinh, thì đi khám bác sĩ nam khoa càng sớm càng tốt để được thăm khám cụ thể, làm xét nghiệm rồi quyết định có nên cần phẫu thuật tắc ống dẫn tinh kết hợp với các biện pháp điều trị khác.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Healthline.