Thắt tĩnh mạch thừng tinh điều trị vô sinh ở nam giới

Thắt tĩnh mạch thừng tinh là biện pháp hiệu quả để điều trị bảo tồn chức năng sinh sản cho nam giới. Chính vì bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh là nguyên nhân gây vô sinh phổ biến hàng đầu ở bệnh nhân nam. Vậy phẫu thuật thắt tĩnh mạch tinh là phương pháp gì? Hãy cùng Docosan tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Tổng quan thắt tĩnh mạch thừng tinh

Bệnh lý giãn tĩnh mạch thừng tinh là vấn đề gặp ở 10 đến 16% nam giới khỏe mạnh và chiếm khoảng 20 đến 40% nguyên nhân của bệnh nhân nam bị vô sinh. Tình trạng này là khi máu từ các tĩnh mạch bị chảy ngược về chỗ thấp thay vì về tim, do các tĩnh mạch thừng tinh bị chèn ép bởi các tác nhân nào hoặc do các van sinh lý trong tĩnh mạch thừng tinh bị xơ hoặc hư hỏng.

Thắt tĩnh mạch thừng tinh

Người bị giãn tĩnh mạch thừng tinh thường không có triệu chứng rõ ràng, chủ yếu có cảm giác nặng hoặc bị đau nhẹ ở vùng bìu. Cường độ đau bìu sẽ nhiều hơn vào buổi chiều tối hoặc sau khi ngồi nhiều, đứng lâu hoặc làm việc nặng nhọc. Nếu tĩnh mạch thừng tinh giãn quá lớn, bệnh nhân có thể thấy có khối phồng ở góc trên bìu và tĩnh mạch giãn to nổi dưới da bìu dễ dàng quan sát được.

Thắt tĩnh mạch thừng tinh
Đa số giãn tĩnh mạch thừng tinh 1 bên và xảy ra bên trái nhiều hơn

Đa số giãn tĩnh mạch thừng tinh xảy ra ở một bên và thường là ở bên trái, nguyên nhân là do sự giãn bất thường của tĩnh mạch tinh và đám rối tĩnh mạch tinh. Do đó mục đích của phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh là ngăn cản tình trạng trào ngược dòng máu tĩnh mạch lại tinh hoàn, đồng thời bảo tồn dòng máu động mạch và mạch bạch huyết.

Phương pháp thắt tĩnh mạch thừng tinh

Hiện nay đã có nhiều loại phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh được áp dụng hiệu quả như:

  • Thắt tĩnh mạch thừng tinh kinh điển: là phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh qua ngã nội soi ổ bụng hoặc mổ mở. Phương pháp này thường chỉ áp dụng đối với các trường hợp giãn thừng tinh điển hình hoặc độ III kèm theo có đau, tức bìu kéo dài.
  • Phẫu thuật nội soi để thắt tĩnh mạch thừng tinh: cải thiện khả năng tái phát sau phẫu thuật và tương tự phương pháp mổ sau phúc mạc
  • Tắc mạch can thiệp thắt tĩnh mạch thừng tinh: có chi phí tốn kém hơn và có khả năng tái phát thường thấp từ 4 đến 11%.
Thắt tĩnh mạch thừng tinh
Thắt tĩnh mạch thừng tinh bằng phẫu thuật là chỉ định tốt nhất

Sau khi được chỉ định phương pháp thắt tĩnh mạch thừng tinh thì bác sĩ sẽ thực hiện một trong các đường phẫu thuật sau đây:

  • Đường mổ thắt tĩnh mạch trong sau phúc mạc: bằng cách mổ mở với tỷ lệ tái phát từ 7 đến 33% ở người lớn, còn ở trẻ em là 15-45%.
  • Phẫu thuật truyền thống qua đường bẹn, bìu: ít phức tạp nhưng có tỷ lệ tái phát cao nhất trong các đường mổ tiếp cận.
  • Vi phẫu thuật đường bẹn: đòi hỏi phẫu thuật viên được đào tạo kỹ thuật vi phẫu và cơ sở y tế trang thiết bị hiện đại. Với thời gian mổ kéo dài 2-3 tiếng nhưng vẫn mang lại kết quả phẫu thuật cao và tỷ lệ tái phát thấp.

Ngoài phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ có thể cho bạn dùng thêm một số loại thuốc điều trị khác giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng. Bao gồm như một số loại thuốc nội tiết, những khoáng chất cần thiết như kẽm (Zn), các chất chống oxy hóa như carnitine, các vitamin E, A, C …

Bổ sung vitamin E an toàn sau bữa ăn với ENAT.

Chỉ định thắt tĩnh mạch thừng tinh

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể sờ thấy được thuộc độ 2 và 3.
  • Nam giới có ít nhất một dữ liệu bất thường trên tinh dịch đồ hoặc trên kết quả xét nghiệm chức năng tinh trùng.
  • Ở nam giới trưởng thành có kết quả thăm khám là giảm kích thước tinh hoàn cùng bên do giãn tĩnh mạch thừng tinh
  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh gây ra triệu chứng đau tức vùng bìu kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và khả năng quan hệ tình dục.
  • Vô sinh nam giới do giãn thừng tinh kéo dài.
Thắt tĩnh mạch thừng tinh
Chỉ định thắt tĩnh mạch thừng tinh

Còn về chống chỉ định của phẫu thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh thì đơn giản, chỉ hạn chế ở những bệnh nhân có chống chỉ định phẫu thuật nói chung như bị bệnh nền không kiểm soát, rối loạn đông cầm máu, … 

Các bước tiến hành thắt tĩnh mạch thừng tinh

Mổ đường bẹn 

Với đường mổ này thì bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật mổ Schoysman: Đường rạch da tương ứng với đường mổ của thoát vị bẹn là đầu dưới của đường rạch ở điểm giữa gai mu và khớp mu nơi mức lỗ bẹn ngoài. Chiều dài trung bình của đường rạch là từ 8 đến 10cm, rạnh càng dài nếu người bệnh có thể trạng béo phì hoặc nhiều mỡ dưới da vùng bẹn.

Thắt tĩnh mạch thừng tinh

Kỹ thuật thắt tĩnh mạch thừng tinh này chống chỉ định với những bệnh nhân có tiền sử mổ thoát vị bẹn vì dễ làm tổn thương các thành phần của thừng tinh khi mổ lại. Đặc biệt hơn là tĩnh mạch thừng tinh tại vị trí này đã phân nhánh nên có nhiều nhánh dễ bị bỏ sót khi thắt. Đồng thời tại vị trí này động mạch thừng tinh đã phân nhánh nên khó nhận biết bằng mắt thường để bóc tách riêng khi phẫu thuật.

Mổ đường chậu sau phúc mạc

Kỹ thuật Ivanissevich

Với kỹ thuật này thì có sự khác biệt ở đường rạch da ở phía trên lỗ bẹn sâu và dưới gai chậu trước trên. Đường rạch dài khoảng 8 – 10 cm.

Thắt tĩnh mạch thừng tinh

Kỹ thuật Palomo

  • Bước 1: Rạch da theo chiều ngang độ 5 cm ở trên lỗ bẹn sâu, có thể hơi cao hơn so với kỹ thuật mổ của Ivanissevich.
  • Bước 2: Rạch cân cơ chéo lớn và tách các thớ cơ, sau đó dần bóc tách đi vào khoang sau phúc mạc.
  • Bước 3: Phẫu tích bộc lộ tĩnh mạch thừng tinh để tách riêng các thành phần còn lại như động mạch, bạch mạch …
  • Bước 4: Cắt và thắt tĩnh mạch thừng tinh ở vị trí sau phúc mạc và bờ ngoài cơ thắt lưng chậu, cùng lúc bảo tồn động mạch và bạch mạch thừng tinh.
  • Bước 5: Cầm máu và khâu phục hồi vết mổ.

Thắt tĩnh mạch thừng tinh là biện pháp tốt nhất khi bệnh nhân bị hiếm muộn do giãn thừng tinh hoặc vùng bìu to kéo dài ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống gia đình. Đa số các trường hợp sau khi phẫu thuật thành công, số lượng và chất lượng tinh trùng được cải thiện và tăng khả năng sinh sản của nam giới.

Bài viết được tham khảo từ bác sĩ và các nguồn tư liệu đáng tin cậy trong và ngoài nước. Tuy nhiên, Docosan Team khuyến khích bệnh nhân hãy tìm và đặt lịch hẹn với bác sĩ có chuyên môn để điều trị.

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.

Contact Me on Zalo